Trong bài viết hôm nay, NextX CRM sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Business Model Canvas – một công cụ hữu ích cho các bạn khi bắt đầu với một dự án.
Business model canvas (BMC) là một cách thể hiện thông tin về các nhân tố đầu vào tạo nên chuỗi giá trị của một doanh nghiệp dưới dạng hình ảnh, được sử dụng rộng rộng rãi trong quá trình xây dựng, hoạch định một doanh nghiệp mới. Ngoài ra, thì nó cũng được sử dụng để phân tích tình hình kinh doanh hiện tại của công ty. Để cập nhật thêm những thông tin hay trong Trang tin NextX cùng tìm hiểu thêm!
Xem thêm: Phần mềm quản lý kinh doanh
Hiện tại các công ty khởi nghiệp ra đời khá nhiều. Với vai trò của người BA khi tham gia một dự án bạn cần hiểu biết và có tầm nhìn rõ về góc nhìn kinh doanh của một sản phẩm.
BA là một tập hợp các kĩ năng để xác định nhu cầu, phân tích và đưa ra giải pháp.
Quá trình đó người BA hoặc các vai trò khác cần kĩ năng BA như Product Owner, Product manager, Product design,…cần sử dụng các công cụ hỗ trợ để phân tích mô hình kinh doanh B2C.
Business model canvas (BMC) được phát triển bởi chuyên gia quản trị người Thuỵ Điển Alexander Osterwalder. Ông đã sử dụng 9 nhóm nhân tố chính cấu thành nên BMC, mà ông hàm ý chúng chính là 9 trụ cột tạo nên tổ chức của một công ty, gồm có: Đối tác chính, Hoạt động kinh doanh chính, Nguồn lực chính, Giá trị thặng dư, Quan hệ khách hàng, Kênh thông tin và Phân phối, Phân khúc khách hàng, Cơ cấu chi phí và Dòng doanh thu.
Xem thêm: Mixue – Thành công nhờ mô hình kinh doanh nhượng quyền
- Phân khúc khách hàng – Customer Segment (CS): Xác định các phân khúc khách hàng nhau mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Nhóm khách hàng này có thể là thị trường đại chúng (mass market), thị trường ngách (niche market), thị trường hỗn hợp (multi-sided market).
- Các kênh truyền thông – Channels (CH): Mô tả các kênh truyền thông và phân phối mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp xúc với phân khúc khách hàng. Qua đó mang đến cho khách hàng các giá trị mục tiêu mà khách hàng mong muốn.
- Quan hệ khách hàng – Customer Relationships (CR): Mô tả các loại quan hệ mà doanh nghiệp muốn thiết lập với các phân khúc khách hàng của mình. Làm thế nào doanh nghiệp giữ chân khách hàng cũ hoặc thu hút khách hàng mới.
- Dòng doanh thu – Revenue Streams (RS): Thể hiện luồng lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ các phân khúc khách hàng của mình. Nếu khách hàng được coi là trái tim của mô hình kinh doanh thì luồng lợi nhuận được coi là các động mạch của nó. Dòng danh thu chính là ô mà các nhà đầu tư quan tâm nhất.
- Nguồn lực chính – Key Resources (KR): Mô tả các nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh có thể tồn tại. Để tạo ra được hàng hóa, thiết lập kênh truyền thông và phân phối, duy trì quan hệ khách hàng.
- Hoạt động chính – Key Activities (KA): Mô tả các hành động quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần duy trì để giữ được công việc kinh doanh của mình. Một cách trừu tượng, là các hành động sử dụng nguồn lực (KR) để có thể tạo ra các giá trị mục tiêu khác biệt (VP) và qua đó thu được lợi nhuận (RS).
- Đối tác chính – Key Partnerships (KP): Mô tả các nhà cung cấp nguồn lực và các đối tác giúp cho công việc kinh doanh được thực hiện tốt và có thể phát triển.
- Cơ cấu chi phí – Cost Structure (CS): Mô tả tất cả các chi phí cần thiết để duy trì và điều hành một công việc kinh doanh.
- Giải pháp giá trị – Value Propositions (VP): Mô tả lại những mục tiêu giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đã và đang tạo cho nhóm khách hàng mục tiêu. Nói cách khác, đây là lý do mà khách hàng chọn sản phẩm của công ty bạn thay vì công ty của đối thủ. Mục này cực kỳ quan trọng.
BA khi bắt đầu dự án nên đặt câu hỏi WHY? nhiều hơn ở nhiều khía cạnh business, từ đó hiệu quả của giải pháp sẽ cao hơn.
Nguồn: Sưu tầm
Bài viết liên quan Xem thêm: Mô hình Canvas dành cho Startup khi xác định Business Model