Mixue – Thành công nhờ mô hình kinh doanh nhượng quyền
Thương hiệu Mixue có tên đầy đủ là Mixue Bingcheng, được thành lập từ năm 1997 bởi Zhang Hongchao. Đây là chuỗi cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm về kem tươi và đồ uống từ trà. Bản cáo bạch hồi tháng 9 năm nay của Mixue đã hé lộ, doanh thu của công ty chủ yếu đến từ kinh doanh nhượng quyền, lên tới 96% doanh thu.
Vài năm sau, Mixue thành lập các công ty con chuyên trách hoạt động sản xuất nguyên liệu, hậu cần, kho bãi và quản lý đầu tư. Để cập nhật thêm những thông tin hay trong Trang tin NextX cùng tìm hiểu thêm!
Xem thêm Top 7 chiến lược kinh doanh giúp gấp 3 doanh thu hiện tại
Số liệu chỉ ra, 72% thu nhập của Mixue đến từ việc bán nguyên liệu (cho các cửa hàng nhượng quyền) thay vì bán trà sữa pha chế. Điều này không có gì khó hiểu khi trong số 21.629 cửa hàng trà sữa của Mixue có tới 99.8% là cửa hàng nhượng quyền.
(theo CafeBiz)
=> Bản chất mô hình kinh doanh của MIXUE là B2B
Thực ra có rất nhiều brand đã theo hướng B2B trước Mixue, như phần lớn cửa hàng của Domino’s giờ đều là mô hình kinh doanh nhượng quyền. Domino’s giờ tập trung vào:
1. R&D ra sản phẩm mới
2. Tập trung vào công nghệ (App đặt hàng của Domino’s đứng vào hàng top, lượng đơn sánh ngang với các FoodApp chuyên giao đồ ăn như UberEats, DoorDash hay Grabhub…
Xem thêm: Business Model Canvas là gì? Tìm hiểu về mô hình kinh doanh Canvas
Thị trường Việt Nam còn đi “nhanh” và “sáng tạo” hơn, nhiều brand hiện giờ đang Nhượng quyền 0đ, không thu phí Quản lý, guess why? Họ cũng đang theo hướng này: B2B, bỏ hẳn tiền thu phí nhượng quyền và tập trung vào dòng tiền bán nguyên liệu… Shock hơn, có brand không bán nguyên liệu luôn. Tại sao lại tốt đến vậy, hóa ra đó là công ty chuyên thiết kế thi công.
Đội lốt nhượng quyền pha ponzi đa cấp và lùa gà luôn có, tuy nhiên riêng tại Trung Quốc thì Mixue đã có tổng cộng 21.582 cửa hàng => Thị trường nhượng quyền còn cực kỳ màu mỡ và tiềm năng cực lớn tại Việt Nam.
PS: Mô hình B2B của Mixue hay, có điều bởi sống bằng bán nguyên liệu nên Mixue sẽ muốn mở nhiều, mà khi mật độ quá nhiều thì người mua NQ sẽ phải cạnh tranh với nhau => phần rủi ro này người mua cần phải tính toán hoặc bổ sung điều khoản không được mở cách nhau bao xa trong hợp đồng.
By Hoang Trung
Bài viết mới nhất
Case Study
Truyền thông
CRM
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
