Khi nhìn vào những thương hiệu nổi tiếng như Apple, Coca-Cola, hay Nike, chúng ta thường bắt gặp không chỉ sản phẩm và dịch vụ xuất sắc mà còn một bức tranh rõ nét về bản sắc và giá trị của mỗi thương hiệu. Điều này chứng tỏ sức mạnh của một thương hiệu không chỉ dựa trên chất lượng sản phẩm, mà còn phụ thuộc vào chiến lược xây dựng thương hiệu . Vậy chiến lược xây dựng thương hiệu là gì? Hãy cùng NextX – Phần mềm chăm sóc khách hàng tìm hiểu nhé.
Chiến lược xây dựng thương hiệu là gì?
Chiến lược xây dựng thương hiệu (branding strategy) là quy trình quyết định và thiết kế cách mà một công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ được thể hiện và được nhận diện trong tâm trí của khách hàng. Nó bao gồm các quyết định chiến lược liên quan đến tên, logo, thông điệp, mục tiêu, giá trị, văn hóa tổ chức, cảm xúc và trải nghiệm khách hàng mà một thương hiệu muốn truyền đạt.
Mục tiêu của chiến lược xây dựng thương hiệu là xây dựng một ấn tượng tích cực và lâu dài với khách hàng, tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, và định hình cách mà thương hiệu được nhận diện và nhớ đến.
Vai trò của việc xây dựng chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp
Xác định đặc trưng và giá trị cốt lõi của thương hiệu
Giúp xác định những giá trị, lợi ích và đặc điểm độc đáo của sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức.
Tạo nền tảng để tạo ra một thông điệp thương hiệu mạnh mẽ và phù hợp.
Tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
Tạo ra một danh tiếng và ấn tượng khác biệt giữa thương hiệu của bạn và đối thủ cạnh tranh.
Xác định lợi thế cạnh tranh để tạo nên lợi thế tương đối trong thị trường.
Xác định mục tiêu và đối tượng khách hàng
Xác định rõ mục tiêu thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu để tạo ra chiến lược tiếp thị hiệu quả.
Đảm bảo rằng thông điệp và trải nghiệm thương hiệu phù hợp với đối tượng mục tiêu.
Tạo sự nhận diện và nhớ đến thương hiệu
Xây dựng một tên thương hiệu, logo và thiết kế độc đáo và dễ nhận diện để làm cho thương hiệu của bạn dễ nhớ.
Tạo ra sự gắn kết và ấn tượng tích cực về thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Tạo lòng tin và lòng trung thành của khách hàng
Xây dựng lòng tin bằng cách tạo ra sản phẩm chất lượng và đáng tin cậy.
Xây dựng lòng trung thành và tương tác lâu dài với khách hàng thông qua trải nghiệm tích cực và dịch vụ xuất sắc.
Quyết định giá và phân khúc thị trường
Xác định phân khúc thị trường và giá cả phù hợp với mục tiêu và vị trí thương hiệu của bạn.
Định giá sản phẩm hoặc dịch vụ một cách hợp lý để tạo ra giá trị cho khách hàng và doanh nghiệp.
Phát triển mở rộng thương hiệu
Tạo cơ sở cho việc mở rộng và phát triển thương hiệu vào các lĩnh vực, sản phẩm, hoặc dịch vụ mới.
Xây dựng sự nhận diện và lòng trung thành của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ mở rộng.
Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra:
NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm quản lý telesale,… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty.
Hình thành chiến lược xây dựng thương hiệu
Xác lập tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi của thương hiệu
Tầm nhìn thương hiệu
Tầm nhìn thương hiệu thể hiện các mục đích mong muốn cao nhất và khái quát nhất của thương hiệu. Tầm nhìn thương hiệu mô tả khát vọng của doanh nghiệp về những gì thương hiệu muốn đạt tới.
Ví dụ: Vinamilk trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống của con người
Sứ mệnh của thương hiệu
Bản tuyên bố sứ mệnh là những cam kết về tiêu chuẩn, lợi ích và cách thức hành động nhằm khẳng định doanh nghiệp thực hiện việc thỏa mãn nhu cầu của các bên liên quan.
Ví dụ : “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”
Giá trị cốt lõi của TH
Giá trị cốt lõi của TH: tạo ra niềm tin của KH đối với DN.
Tạo ra điểm khác biệt chủ đạo cho sản phẩm mang TH đó, tạo ra “cá tính”
Xác định giá trị cốt lõi căn cứ vào Tầm nhìn và Mục tiêu sứ mệnh
Ví dụ: Vinamilk
“Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”
Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp. Tôn trọng Công ty, tôn trọng đối tác. Hợp tác trong sự tôn trọng.
Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.
Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty.
Phân tích SWOT
Xem thêm: Top 11 các mặt hàng kinh doanh online ít vốn bán chạy nhất
Strengths (điểm mạnh): những tiêu chí hoặc thế mạnh của doanh nghiệp/dự án đang sở hữu có lợi thế cạnh tranh cao so với các đối thủ khác.
Weakness (điểm yếu): những hạn chế mà doanh nghiệp đang có so với các đối thủ cạnh tranh.
Opportunities (cơ hội): những nhân tố từ môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp có thể khai thác để tạo thành c cho công ty.
Threats (thách thức): những nhân tố từ môi trường gây tác động (ảnh hưởng) tiêu cực đến dự án/công ty.
Hình thành mục tiêu phát triển thương hiệu
Cần thiết kế được bộ nhận diện thương hiệu một cách rõ ràng với những nét đặc trưng riêng mà thương hiệu đó cần hướng tới
Xây dựng và bảo vệ thương hiệu trên các thị trường mà doanh nghiệp muốn xâm nhập
Phát triển và nâng cao được giá trị của thương hiệu trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh
Lựa chọn chiến lược và lập kế hoạch chiến lược thương hiệu
Chiến lược vị trí thương hiệu:
Xác định vị trí thương hiệu trong tâm trí khách hàng (VD: giá rẻ, chất lượng cao).
Chiến lược tiếp thị và quảng bá:
Xác định cách tiếp cận và tiếp thị thương hiệu đến khách hàng mục tiêu.
Chiến lược sản phẩm và dịch vụ:
Quyết định các sản phẩm, dịch vụ và tính năng sẽ được thương hiệu cung cấp.
Xác định cơ chết kiểm soát chiến lược thương hiệu
Thiết lập các chỉ số hiệu suất (KPIs) để đo lường hiệu quả chiến lược.
Theo dõi và đánh giá định kỳ để đảm bảo chiến lược đang thực hiện đúng hướng và đề ra các điều chỉnh cần thiết.
Các chiến lược xây dựng thương hiệu
Chiến lược thương hiệu nhóm
Xem thêm: 4 điều phải chú ý khi kinh doanh bán hàng trên TikTok chốt đơn tức thì
Ưu điểm: tập trung vào 1 tên gọi duy nhất và xây dựng nhận thức của KH về TH từ những nhận thức cụ thể về sản phẩm. Tiết kiệm chi phí marketing.
Nhược điểm: mở rộng quá nhiều sản phẩm mang TH -> dễ bị trở nên mờ nhạt.
-> Áp dụng: Phổ biến trong ngành thực phẩm, mỹ phẩm, thời trang, dụng cụ nhà bếp,… Các TH này bao trùm mọi sản phẩm của DN với cùng một cam kết và một định vị trên thị trường.
Đồng thương hiệu
Hợp tác thương hiệu—còn được gọi là liên kết thương hiệu hoặc liên minh thương hiệu—xảy ra khi có hai hoặc nhiều hơn thương hiệu được kết hợp thành một sản phẩm chung hoặc được marketing cùng nhau theo một cách nào đó.
Ưu điểm
Mượn chuyên môn cần thiết
Tận dụng vốn chủ sở hữu mà bạn không có
Giảm chi phí giới thiệu sản phẩm
Mở rộng ý nghĩa thương hiệu thành các danh mục liên quan
Mở rộng nghĩa
Tăng điểm truy cập Nguồn doanh thu bổ sung
Nhược điểm
Mất kiểm soát
Rủi ro giảm giá trị tài sản thương hiệu
Hiệu ứng phản hồi tiêu cực
Thiếu sự tập trung và rõ ràng về thương hiệu
Sự sao nhãng của tổ chức
Bản quyền & Nhượng quyền
Xem thêm: B2C là gì? Tổng hợp 5 mô hình kinh doanh B2C phổ biến nhất hiện nay
Việc cấp phép tạo ra các thỏa thuận hợp đồng theo đó các công ty có thể sử dụng tên, logo, ký tự, v.v. của các thương hiệu khác để tiếp thị thương hiệu của chính họ với một khoản phí cố định
Đại sứ thương hiệu
Xem thêm: Top 6 phần mềm lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất cho Startup
Mời người nổi tiếng quảng bá sản phẩm/ thương hiệu.
Các đại sứ thương hiệu phải đủ độ nổi tiếng để tăng độ nhận diện, hình ảnh và tương tác cho thương hiệu.
Tiêu chí lựa chọn đại sứ: tạo sự tin cậy với khách hàng, phù hợp, lan tỏa sự hấp dẫn
Các bên thứ ba
Marketers có thể tạo ra các liên kết thứ cấp theo nhiều cách khác nhau bằng cách liên kết thương hiệu với các bên thứ ba.
Nguồn của bên thứ ba là nguồn đặc biệt đáng tin cậy.
Marketers thường giới thiệu third-party sources trong các chiến dịch quảng cáo và nỗ lực bán hàng
Tài trợ cho các sự kiện
Xem thêm: 9 bước lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất cho startup
Kết luận
Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này đã mang lại cho bạn cái nhìn tổng quan và những kiến thức hữu ích trong việc xây dựng chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Đừng quên ghé thăm trang tin NextX để biết thêm nhiều kiến thức thú vị nhé.
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |