Ý nghĩa Tết Nguyên Đán mang sự thiêng liêng và vô cùng quan trọng cùng với những điều có thể bạn chưa biết. Thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Đó còn là sự khao khát về một cuộc sống, sự hài hòa giữa Thiên – Địa – Nhân. Là sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình. Trong bài viết dưới đây hãy cùng NextXPhần mềm quản lý khách hàng tìm hiểu về những ý nghĩa của ngày Tết này bạn nhé.

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đâu?

Tết Nguyên Đán hay còn gọi với tên khác là Tết Cổ Truyền, Tết Ta, Tết Âm lịch. Đây là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Phần lớn thường nhầm lẫn rằng, Tết Nguyên đán xuất phát từ Trung Quốc do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Trung Quốc trong hơn 1000 năm Bắc thuộc. Vì đó mà người ta cũng quên rằng, trước khi chịu sự đô hộ của nền phong kiến phương Bắc; người Việt Nam ta đã có một nền văn minh khai sơ ở buổi đầu bình minh dựng nước rực rỡ . Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc thời Hùng Vương, An Dương Vương đã hình thành nên những phong tục, tập quán của người Việt. Và một trong số đó có tục “ăn Tết” trong những ngày đầu của năm mới.

Cũng qua sự tích “Bánh chưng bánh dày” biểu trưng cho quan niệm “Trời tròn – Đất vuông” của người dân Việt Nam làm nông nghiệp. Điều đó cũng đã chứng minh cho việc Tết Nguyên đán bắt đầu nguồn gốc từ Việt Nam. Tết có trước cả thời Tam Hoàng Ngũ Đế bên Trung Hoa. Khổng tử – Nhà triết học, nhà chính trị gia nổi tiếng người Trung Hoa  đã từng viết trong sách Kinh Lễ: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”. 

Qua đó có thể khẳng định rằng Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ Việt Nam. Rồi sau đó được người Hoa du nhập và phát triển như ngày nay. 

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

Xem thêm: Top 5 cách gói giỏ quà Tết đơn giản mà sang trọng, tinh tế

Tết Nguyên Đán bắt đầu từ ngày nào?

Nguyên nghĩa của từ “Tết” chính là “Tiết’’. Văn hóa Việt Nam thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước. Do việc canh tác xã nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau. Ứng với mỗi tiết này có một thời khác gọi là “giao thời”. Trong đó, tiết quan trọng nhất gọi là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác và gieo trồng. Thời điểm này là Tiết Nguyên đán, sau này được mọi người gọi là Tết Nguyên đán. Hàng năm, Tết Nguyên Đán thường kéo dài trong khoảng từ 7 đến 8 ngày cuối của năm cũ và 7 ngày đầu năm mới; tức 23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng. Do đó mà cách tính Âm lịch Việt Nam cũng khác so với Trung Quốc và những nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc.

Ngày Tết Nguyên Đán

Xem thêm: “Tết nên bán gì: Những gợi ý kinh doanh đa dạng và tiềm năng”

Ý nghĩa Tết Nguyên Đán 

Tết Nguyên Đán trong sự giao cảm giữa trời đất, con người với thần linh

Với người dân Việt Nam, Tết Nguyên Đán không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Ý nghĩa Tết Nguyên Đán còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa,… Theo quan niệm phương Đông, đây chính là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa. Và con người cũng trở nên gần với thần linh hơn.

Xét về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Có thể thấy Tết – do thời tiết thuận theo sự vận hành của vũ trụ. Đó là biểu hiện của sự luân chuyển giao thoa lần lượt giữa các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nó cũng có một ý nghĩa đặc biệt đối với xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp là chính.

Và theo tín ngưỡng bắt nguồn từ quan niệm dân gian rằng “ Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân cho đây cũng là dịp tưởng nhớ đến các vị thần linh. Bởi nó được cho là có liên quan đến sự được mùa hay mất mùa màng. Họ cho rằng có liên quan như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm,…Người nông dân cũng không quên ơn cây cối, loài vật đã nuôi sống, giúp đỡ họ từ hạt lúa đến gia súc, gia cầm trong những ngày này.

Phát huy, giữ gìn nét đẹp văn hóa trong ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 (hay mùng 1) tháng Giêng âm lịch trên toàn nước Việt Nam; ở những nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống và làm việc. Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán trong những ngày này, các gia đình sẽ cùng sum họp bên nhau. Sẽ cùng nhau thăm hỏi người thân, dành những câu chúc Tết hay mừng tốt đẹp, mừng tuổi và thờ cúng gia tiên.

Văn hóa tết nguyên đán

Xem thêm: Bỏ túi ngay 5 cách làm đồ trang trí tết đơn giản mà ai cũng làm được

 Đối với người Việt Nam, Tết Nguyên đán hết sức quan trọng và linh thiêng. Bởi nó là ngày được người người mong đợi, nhất là những người đi làm ăn xa nhà. Đó là dịp trở về sum vầy cùng gia đình, tận hưởng hân hoan niềm vui đoàn tụ. Cùng nhau nhìn nhận lại những việc đã làm trong năm cũ. Đồng thời thực hiện các tập tục văn hóa (phong tục, tập quán) tốt đẹp với gia đình, cộng đồng. Và những gì được xem là  đẹp nhất, ngon nhất và tốt nhất thường sẽ được dành vào Tết.

Không chỉ có phong tục linh thiêng của ngày Tết. Người Việt Nam ta còn chơi Tết, vui xuân bằng những hoạt động vui chơi, lành mạnh. Chẳng hạn như: đánh vật hội, ném còng, chơi bơi thuyền, chọi trâu, đua vịt và các trò chơi dân gian khác…, Nó thể hiện tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng. Từ đó tạo nên sự hình thành, phát huy, giữ gìn văn hóa làng xã từ bao đời này qua đời khác.

Gửi gắm sự tốt lành qua lời chúc Tết

Chúc Tết, mừng tuổi đầu năm cũng chính là một mỹ tục xuất hiện từ lâu đời của nhân dân ta. Trong dân gian có câu: “Mồng một Tết mẹ, Tết cha, mồng hai Tết vợ, mồng ba Tết thầy”. Đó chính là sự thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt Nam ta.

Chúc Tết Nguyên Đán

Xem thêm: Những sự thật thú vị về Tết Trung thu mà có thể bạn chưa biết

Ngày sáng mồng Một Tết, mọi người trong gia đình sẽ diện lên mình những bộ quần áo mới. Tất cả tập đông đủ để hỏi thăm nhau, dành những lời chúc Tết và mừng tuổi. Các con cháu trong nhà  mừng tuổi ông bà, cha mẹ, con cháu dành lời chúc mạnh khỏe, sống lâu. Ông bà, cha mẹ thường chúc con cháu làm ăn tấn tới, phát tài phát lộc, học hành giỏi giang. Trẻ con được người lớn mừng tuổi bằng những bao lì xì đỏ; trong bao có ít tiền mới gọi là lộc năm mới với ngụ ý may mắn cả năm.

Ngày Tết, họ hàng, láng giềng, đồng nghiệp qua lại nhà nhau chúc Tết. Ai ai cũng vui vẻ, tay bắt mặt mừng, thăm hỏi nhau, chuyện trò tíu tít. Những điều thân thương ấy làm cho ngày Tết trở nên thêm ý nghĩa, gắn kết và sẻ chia. Đón nhận những điều đẹp đẽ, tốt lành vào đầu năm mới. Và rũ bỏ những điều xui xẻo, buồn bã trong năm cũ để những mối quan hệ con người giữa con người càng trở nên tốt đẹp hơn. 

Ngày trở về đoàn viên của mọi gia đình 

Không phải ngẫu nhiên mà mỗi dịp Tết đến Xuân về, người ta thường hướng về sự sum vầy, đoàn tụ. Người đi học xa, người đi làm ăn xa dù bận bịu, công việc bộn bề thế nào cũng sẽ cố gắng quay trở về nhà vào ngày Tết. Không có một định nghĩa cụ thể nào cho Tết. Nhưng trong tâm trí mỗi người Việt lúc này đều là những giây phút quây quần sum họp gia đình. Và trong đó là những thời khắc giao nhau đầu tiên của năm mới. Đó là một định nghĩa “không thành lời” nhưng luôn rõ nét nhất mỗi khi nhắc đến Tết xuân về.

Với mỗi gia đình, dù là các gia đình trẻ hiện đại, hay gia đình lâu đời, dù có lựa chọn những cách đón Tết, ăn Tết; thực hành Tết đơn giản và giảm các thủ tục nhiều hơn so với thời trước, nhưng vẫn luôn luôn giữ một giá trị chung, đó là hướng về truyền thống.

Ngày may mắn trong ý nghĩa Tết Nguyên Đán

Người xưa quan niệm rằng, năm mới là ngày mang lại sự may mắn, tốt đẹp. Bởi vậy mà người Việt ta thường rủ nhau đi hái lộc đầu xuân vào mỗi đêm giao thừa trong năm. Với hy vọng đón được nhiều may mắn và hạnh phúc của mùa xuân trong từng nhánh lộc non.

Hái lộc ngày Tết

Xem thêm: Top 5 cách gói giỏ quà Tết đơn giản mà sang trọng, tinh tế

Một trong những ý nghĩa Tết Nguyên đán mà ít người biết, đó chính là ngày rước tài lộc. Bởi người ta thường quan niệm rằng Tết cũng chính là ngày ông Thần Tài gõ cửa. Khi ấy ông sẽ gõ cửa mỗi nhà để ban phát tài lộc, sự thịnh vượng và sung túc. Họ cũng thường bày mâm cúng Thần Tài trong những ngày năm mới. Vì vậy mà mọi người luôn luôn tranh thủ trong dịp này để mở rộng cổng nhà chào đón. Với niềm tin sẽ rước tài lộc vào nhà; cũng như đón rước những điều may mắn thịnh vượng giàu có từ ông Thần Tài. Phần lớn nhiều gia đình thường sẽ mở cửa suốt cả ngày để chào đón những niềm vui, sự phấn khởi. Cùng với đó là những hy vọng về tiền tài luôn đầy ắp và thịnh vượng. 

Khởi sự đầu năm trong công việc

Người Việt ta cũng tin rằng ý nghĩa Tết Nguyên Đán cũng chính là một sự khởi đầu cho một năm mới. Với nhiều hy vọng và niềm tin thu hút vận may, làm ăn phát đạt. Và gắn với ý nghĩa Tết Nguyên Đán đặc biệt này, nhà nhà thường tân trang nhà lại cửa, ngăn nắp mới mẻ. Với niềm tin chào đón những điều mới mẻ, lạc quan và hy vọng.

Với những người mong muốn một sự khởi đầu mới cho sự nghiệp. Ngày Tết Nguyên đán sẽ là ngày đánh dấu sự khởi đầu cho một năm dài với những sự vận hành mới, thử thách và mới mẻ. Do vậy mà họ thường chọn những ngày tốt, giờ lành để tổ chức cúng khai trương cho công việc của năm mới. Hy vọng, mong muốn sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi và thành công hơn trong năm mới. Do đó mà ý nghĩa Tết Nguyên đán cực kỳ quan trọng khi là sự khởi đầu cho một năm mới.

Chuyển động của Tết xưa – Tết nay

Các nhà nghiên cứu nhìn nhận và đã cho đánh giá về Tết ngày nay. Cuộc sống hiện đại dẫn đến nhiều vấn đề mà một số phong tục xưa không phù hợp nữa. Chẳng hạn, ngày trước đây sau rằm tháng chạp; người ta sẽ thường thay thế ông Táo trong gia đình bằng những ông Táo làm bằng tay hoặc thế bằng vật tượng trưng. Nhưng ngày nay khi cuộc sống có tiền, sử dụng bếp gas, bếp từ. Từ đó mà phong tục này không còn như trước nữa. Tết xưa Tết nay

Xem thêm: “Tổng hợp các cách cúng tất niên cuối năm đặc trưng của người Việt”

Thêm vào đó, siêu thị cũng đã làm sẵn rất nhiều món ăn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Do đó mà nền văn hóa ẩm thực cũng thay đổi theo. Người ta có thể đến siêu thị mua ngay một hũ củ kiệu dưa hành, hay giò, chả; sử dụng trong mâm cơm ngày Tết, thay vì cùng nhau chế biến làm ra những thức ăn đó. Bánh chưng trước đây chỉ Tết mới có, còn ngày nay có thể mua bất cứ lúc nào khi họ muốn.

Kết luận

Có thể nói, Ý nghĩa Tết Nguyên Đán là một nét sinh hoạt văn hoá vừa lưu giữ những giá trị truyền thống. Nó cũng vừa thích nghi với nhịp sống hiện đại. Trong ngày Tết Nguyên Đán vẫn còn rất nhiều phong tục tốt đẹp và đậm tính văn hóa nhân văn. Đó là những nét văn hóa mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy. Làm cho Tết Nguyên Đán mãi là nét văn hoá dân tộc đặc sắc của người dân Việt Nam. Tìm hiểu những điều thú vị hơn về Tết tại trang tin tức NextX bạn nhé!!!

Bài viết liên quan:

8 cách làm đồ handmade bằng len đơn giản, độc đáo cho mẹ và bé

3 triết lý bài học từ cây tre có sức mạnh thay đổi cuộc đời

 

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Hãy đánh giá bài viết này