Khi vận hành một doanh nghiệp bất kì người chủ doanh nghiệp nào cũng sẽ đối mặt với rất nhiều rủi ro. Việc dự báo, đánh giá những rủi ro là công việc cần thiết để quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Cùng NextX– Phần mềm quản lý công việc tìm hiểu các ví dụ về rủi ro trong doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.
Khái niệm rủi ro trong doanh nghiệp
Xem thêm: Top 10 chiến lược trong kế hoạch tài chính doanh nghiệp hot nhất
Rủi ro trong doanh nghiệp là khả năng xảy ra các sự kiện không mong muốn hoặc không lường trước được có thể gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Như mục tiêu, dự án, tài sản, danh tiếng, và sự tồn tại của một doanh nghiệp. Rủi ro có thể bao gồm nhiều yếu tố. Như tài chính, pháp lý, môi trường, công nghệ, thị trường, nhân viên, thiên tai, chuỗi cung ứng, …
Việc quản lý rủi ro là một phần quan trọng của hoạt động kinh doanh để đảm bảo sự bền vững và thành công của doanh nghiệp. Quản lý rủi ro trong doanh nghiệp bao gồm việc nhận biết, đánh giá, giảm thiểu và kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn. Đây là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự chú ý và sự tham gia của tất cả các cấp quản lý và nhân viên trong doanh nghiệp.
Lý do cần quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là một khía cạnh quan trọng để đảm bảo sự bền vững và thành công của doanh nghiệp. Dưới đây là một số lý do vì sao cần quản trị rủi ro trong doanh nghiệp:
Bảo vệ tài chính và nguồn lực – Ví dụ về rủi ro trong doanh nghiệp
Quản trị rủi ro tài chính giúp bảo vệ tài sản và nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp khỏi các sự kiện bất ngờ có thể gây thiệt hại. Bằng cách xác định và đánh giá rủi ro, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ tài sản. Qua đó giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp xảy ra sự cố.
Đảm bảo sự liên tục hoạt động
Quản trị rủi ro giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp có khả năng tiếp tục hoạt động một cách liên tục và ổn định. Bằng cách xác định và giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp có thể giảm thiểu ảnh hưởng của các sự kiện không mong muốn. Giúp duy trì hoạt động kinh doanh mà không bị gián đoạn quá lâu.
Tăng khả năng ứng phó – Ví dụ về rủi ro trong doanh nghiệp
Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp phát triển khả năng ứng phó với các tình huống khó khăn và sự cố. Bằng cách đánh giá và lập kế hoạch ứng phó trước, doanh nghiệp có thể chuẩn bị sẵn sàng và đối phó hiệu quả với các rủi ro tiềm ẩn. Giúp giảm thiểu tác động tiêu cực và tăng cường khả năng phục hồi sau sự cố.
Tăng sự tin cậy và niềm tin từ khách hàng và cổ đông
Quản trị rủi ro đưa ra một thông điệp cho khách hàng và cổ đông rằng doanh nghiệp có khả năng quản lý các rủi ro. Và đảm bảo sự an toàn và ổn định cho hoạt động kinh doanh. Điều này có thể tăng sự tin cậy và niềm tin từ phía khách hàng. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì và phát triển mối quan hệ kinh doanh.
Tạo ra cơ hội và lợi thế cạnh tranh thông qua rủi ro
Quản trị rủi ro không chỉ là việc tìm cách giảm thiểu rủi ro. Mà còn nhìn nhận để biến những rủi ro thành cơ hội. Bằng cách hiểu và quản lý rủi ro một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể tận dụng các cơ hội mới và tạo ra cách đối phó với đối thủ cạnh tranh.
Các phương pháp quản trị rủi ro có thể áp dụng trong doanh nghiệp
Xem thêm: 8 bí mật quản lý công việc hiệu quả giúp bạn cân bằng cuộc sống
Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra:
NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm giám sát nhân viên thị trường, phần mềm quản lý telesale, phần mềm tổng đài CSKH Call Center… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty.
Có nhiều phương pháp quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Dưới đây là một số phương pháp chính để quản trị rủi ro:
Xác định và đánh giá rủi ro – Ví dụ về rủi ro trong doanh nghiệp
Đây là quá trình xác định và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong doanh nghiệp. Quá trình này bao gồm việc xác định các nguy cơ có thể xảy ra. Nhằm định rõ tác động và xác suất xảy ra của chúng. Đánh giá rủi ro giúp xác định những rủi ro quan trọng nhất và ưu tiên xử lý.
Phân loại và phân tích rủi ro
Sau khi xác định rủi ro, chúng có thể được phân loại và phân tích để hiểu rõ hơn về các yếu tố gây ra rủi ro và tác động của chúng. Phân tích rủi ro giúp định rõ nguồn gốc và cơ chế hoạt động của rủi ro. Từ đó tạo ra thông tin cần thiết để lập kế hoạch ứng phó.
Lập kế hoạch ứng phó – Ví dụ về rủi ro trong doanh nghiệp
Dựa trên việc phân tích rủi ro, doanh nghiệp cần lập kế hoạch ứng phó để giảm thiểu tác động của rủi ro và tăng cường khả năng phục hồi sau sự cố. Kế hoạch ứng phó bao gồm việc xác định các biện pháp phòng ngừa, chuẩn bị các kịch bản khẩn cấp. Ngoài ra còn xác định vai trò và trách nhiệm của từng bộ phận. Và thiết lập quy trình và quy định liên quan đến ứng phó.
Chia sẻ rủi ro
Đôi khi, việc chia sẻ rủi ro với các bên liên quan có thể là một phương pháp quan trọng để giảm thiểu tác động của rủi ro. Chia sẻ thông tin về rủi ro với đối tác, khách hàng, cổ đông. Hoặc bên thứ ba có thể giúp tạo ra sự hiểu biết chung và đồng lòng trong việc quản lý rủi ro.
Giám sát và đánh giá
Quản trị rủi ro là công việc đòi hỏi sự liên tục. Doanh nghiệp cần thường xuyên giám sát và đánh giá các rủi ro. Để đảm bảo rằng các biện pháp quản lý rủi ro đang hoạt động hiệu quả và cập nhật thông tin về các rủi ro mới. Điều này đòi hỏi việc thiết lập hệ thống giám sát, thu thập thông tin. Giúp đánh giá hiệu quả và thực hiện cải tiến liên tục.
Bảo hiểm – Ví dụ về rủi ro trong doanh nghiệp
Một phương pháp quản trị rủi ro an toàn là sử dụng bảo hiểm. Bảo hiểm giúp chuyển gánh nặng tài chính của một rủi ro từ doanh nghiệp sang một công ty bảo hiểm. Việc mua bảo hiểm phù hợp và đảm bảo có thể giúp bảo vệ doanh nghiệp khỏi những thiệt hại tài chính không mong muốn.
Lưu ý trong quá trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Xem thêm: 4 nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng mà bạn nên biết
Khi quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, có một số lưu ý quan trọng sau đây:
Định danh và ưu tiên rủi ro
Xác định và đánh giá các rủi ro quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Ưu tiên xử lý các rủi ro có nguy cơ tác động lớn và xảy ra cao hơn. Điều này giúp tập trung nguồn lực và nỗ lực vào việc quản lý những rủi ro quan trọng nhất.
Liên kết rủi ro với mục tiêu chiến lược
Rủi ro không nên được xem là một yếu tố độc lập. Mà nên được liên kết với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Điều này giúp đảm bảo rằng các biện pháp quản lý rủi ro hướng đến việc đạt được mục tiêu chiến lược và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
Tích cực tham gia từ các bên liên quan
Quản trị rủi ro không chỉ là trách nhiệm của một bộ phận trong doanh nghiệp, mà cần sự tham gia và hỗ trợ từ các bên liên quan. Tạo ra một môi trường nâng cao nhận thức và sự chủ động trong việc quản lý rủi ro. Từ tất cả các cấp độ và bộ phận của doanh nghiệp.
Liên tục đánh giá và cải tiến
Quản trị rủi ro là một quá trình liên tục và phải được đánh giá và cải tiến thường xuyên. Điều này đảm bảo rằng các biện pháp quản lý rủi ro đang hoạt động hiệu quả. Và được điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Tạo nền tảng văn hóa quản lý rủi ro
Xây dựng một nền tảng văn hóa trong doanh nghiệp để quản trị rủi ro được định vị và ưu tiên. Điều này bao gồm việc tạo ra một môi trường mà mọi người đều nhận thức về rủi ro, được đào tạo để nhận biết và đối phó với rủi ro. Và có sự hỗ trợ từ các cấp quản lý.
Sử dụng công cụ và phương pháp phù hợp
Sử dụng các công cụ và phương pháp quản trị rủi ro phù hợp với doanh nghiệp và ngành công nghiệp của nó. Có thể sử dụng các phương pháp như phân tích SWOT, phân tích FMEA, mô hình Bowtie. Hoặc các công cụ quản lý dự án để hỗ trợ quản lý rủi ro hiệu quả.
Đảm bảo tuân thủ pháp luật và quy định
Quản trị rủi ro cần tuân thủ các quy định và pháp luật liên quan đến an toàn, môi trường, bảo vệ người lao động và các lĩnh vực khác. Điều này bảo đảm rằng doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và tránh các rủi ro pháp lý và hình phạt.
Liên tục cập nhật và học hỏi
Doanh nghiệp nên duy trì việc cập nhật thông tin về các rủi ro mới và xu hướng phát triển trong ngành. Đồng thời, nên học hỏi từ các trường hợp thành công và thất bại trong việc quản trị rủi ro của các doanh nghiệp khác để áp dụng vào thực tế.
Đánh giá tác động tài chính
Đánh giá tác động tài chính là một yếu tố quan trọng trong quản trị rủi ro. Việc tìm hiểu và định rõ tác động tài chính giúp xác định khả năng chịu đựng tài chính. Đồng thời tìm kiếm các biện pháp bảo vệ và phòng ngừa phù hợp.
Tạo sự linh hoạt và đáp ứng
Đối mặt với sự biến đổi và không chắc chắn, doanh nghiệp cần có khả năng linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng đối với các rủi ro. Điều này bao gồm việc xây dựng một cơ cấu tổ chức linh hoạt, dễ dàng thích nghi với thay đổi. Quan trọng là có khả năng đưa ra quyết định nhanh.
Quản trị rủi ro đòi hỏi sự chủ động, nhạy bén và toàn diện trong việc xác định. Hay đánh giá và quản lý các. Đồng thời tạo ra một môi trường kinh doanh an toàn và bền vững.
5 Ví dụ về rủi ro trong doanh nghiệp
Xem thêm: Top 8 mô hình xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả mà bạn nên biết
Ví dụ về rủi ro quản trị tài chính doanh nghiệp
Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Và có thể có tác động tiêu cực ảnh hưởng đáng kể hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số rủi ro tài chính doanh nghiệp có thể đối mặt như:
- Rủi ro không có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư.
- Rủi ro không thể trả nợ hoặc thanh toán các nghĩa vụ tài chính.
- Rủi ro biến động trong nền kinh tế.
- Rủi ro không thể huy động được vốn.
Ví dụ rủi ro tài chính trong doanh nghiệp
Một công ty sản xuất xe hơi dựa vào nguyên liệu như thép và nhựa để sản xuất các thành phần của xe. Nếu giá nguyên liệu tăng đột ngột do tình hình cung cầu. Hoặc sự biến động trong thị trường, công ty có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát chi phí sản xuất. Điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty và gây ra áp lực tài chính. Đặc biệt nếu không thể chuyển gánh nặng chi phí lên khách hàng.
Ví dụ về rủi ro danh tiếng trong doanh nghiệp
Rủi ro danh tiếng xảy ra khi doanh nghiệp đối mặt với những thái độ tiêu cực từ phía cộng đồng đến thương hiệu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nguy cơ phải đối mặt với việc mất đi lòng tin của khách hàng hoặc các nhà đầu tư và đối tác.
Ví dụ rủi ro danh tiếng do vụ vi phạm đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp
Một công ty thực phẩm nổi tiếng bị phát hiện vi phạm các quy định về ATTP và chất lượng sản phẩm. Thông tin về vi phạm này lan truyền nhanh chóng thông qua phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Và gây ra một làn sóng phản đối từ khách hàng và dư luận. Danh tiếng của công ty bị đe dọa. Và khách hàng mất niềm tin vào sản phẩm và thương hiệu của công ty. Điều này có thể dẫn đến giảm doanh số bán hàng, sụt giá cổ phiếu và mất mát tiềm năng lớn cho công ty.
Ví dụ về rủi ro chiến lược trong doanh nghiệp
Rủi ro chiến lược trong doanh nghiệp liên quan đến việc nhà quản trị xây dựng và thực hiện một chiến lược quản trị nào đó. Các rủi ro này có thể mang đến những hậu quả vô cùng nặng nề cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Rủi ro thất bại trong việc mở rộng vào thị trường mới
Một công ty quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh của mình vào thị trường mới để tăng doanh số và lợi nhuận. Tuy nhiên, thị trường mới có thể mang đến những rủi ro không xác định. Như sự cạnh tranh khốc liệt, sự thay đổi về quy định pháp lý và văn hóa kinh doanh khác nhau. Công ty có thể gặp khó khăn trong việc thích ứng với môi trường mới. Và rất có thể không đạt được các mục tiêu kinh doanh dự kiến.
Ví dụ về rủi ro quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
Rủi ro quản trị nhân sự trong doanh nghiệp liên quan đến những vấn đề và thách thức mà công ty có thể gặp phải trong việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực.
Ví dụ: Rủi ro mất nguồn nhân lực chủ chốt
Một công ty công nghệ phụ thuộc vào một số nhân viên chủ chốt. Họ có kiến thức và kỹ năng đặc biệt để phát triển và duy trì sản phẩm của họ. Tuy nhiên, nếu những nhân viên này quyết định rời bỏ công ty hoặc chuyển sang công ty khác. Công ty có thể đối mặt với rủi ro mất đi kiến thức quan trọng và khả năng phát triển sản phẩm.
Ví dụ về rủi ro bảo mật thông tin trong doanh nghiệp
Rủi ro bảo mật thông tin trong doanh nghiệp là một trong những rủi ro nghiêm trọng. Các rủi ro này có thể ảnh hưởng đến sự riêng tư, uy tín và hoạt động của công ty.
Ví dụ: Rủi ro mất dữ liệu khách hàng
Một công ty bán lẻ lưu trữ thông tin cá nhân của khách hàng. Bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và thông tin tài khoản thanh toán. Nếu hệ thống bảo mật của công ty không đủ mạnh hoặc bị tấn công từ bên ngoài. Thông tin cá nhân của khách hàng có thể bị đánh cắp hoặc lộ ra công chúng. Điều này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về uy tín, mất khách hàng và rủi ro pháp lý.
Kết luận
Quản trị rủi ro đòi hỏi sự chủ động, nhạy bén và toàn diện trong việc xác định, đánh giá và quản lý các rủi ro. Bằng cách áp dụng các lưu ý trên, doanh nghiệp có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của rủi ro. Và tạo ra một môi trường kinh doanh an toàn và bền vững. NextX hy vọng rằng những ví dụ về rủi ro trong doanh nghiệp đã mang đến cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về những rủi ro có thể xảy ra. Để tìm hiểu thêm thông tin hữu ích và cập nhật, hãy truy cập vào Trang tin NextX.
Có thể bạn quan tâm: 2 giải pháp kiểm soát chặt rủi ro tín dụng hữu hiệu cho doanh nghiệp
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |