Bài viết trên là con đường lộ trình tự học và tìm hiểu về chuyên ngành Digital Marketing. Cùng tìm hiểu những câu chuyện của NextX đã chia sẻ dưới đây để biết rõ hơn về chúng nhé!

Tự tìm hiểu về con đường Digital Marketing

Xem thêm Tổng hợp các chỉ số Digital Marketing Data là gì?

Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra:

NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm giám sát nhân viên thị trường, phần mềm quản lý telesale, phần mềm tổng đài CSKH Call Center… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty.

CÂU CHUYỆN CỦA NGỘ KHÔNG – MỘT KẺ TỰ HỌC VÀ SAI LẦM KHÔNG BIẾT BAO LẦN

Năm 2015, Ngộ Không mày mò làm MMO (make money online) trên Youtube. Lúc đó cái này làm kiếm tiền rất dễ. Mình toàn reup (ăn trộm) video của người khác, một ngày dùng VPS download và reup cả ngàn video. Lúc đó mình có khoảng 200 kênh Youtube, mỗi ngày rung đùi cũng được cả trăm USD.

Sau đó, năm 2017, Youtube update thuật toán, nó càn quét hết mấy kênh reup, trong 1 đêm mình mất toàn bộ mấy trăm kênh, và thu nhập quay lại gần như Zero.

Sau cái đêm đẫm máu đó, mình hiểu sâu sắc là đi ăn cắp thì trước sau cũng bay màu. Mình tự xây lại một vài kênh Youtube khác bài bản, nhưng nó lên rất chậm.

Song song đó, mình mày mò tự làm website, tự SEO mong lấy traffic để làm affiliate. Mình cũng tự mày mò học SEO, lúc này ở VN cũng đâu có ai dạy SEO đâu.

Mình lên Youtube học và làm theo, chỉ xui cái là xem nhầm vào các video hướng dẫn SEO theo kiểu mũ đen (blackhat SEO). Mình làm theo, mua backlink, mua traffic ảo quá trời mà không ăn thua gì hết. Tốn hết 6 tháng trời và hơn 20 triệu cho mấy cái web mà chẳng được gì.

Rồi đến 2018, mình may mắn được học SEO lại bài bản từ anh Nguyễn Minh Đức (giang hồ gọi là Đức Áo Tím), CEO ImGroup. Mình bắt đầu SEO có kết quả nhưng lại nhận ra SEO thôi chưa đủ để có khách hàng, chứ chưa nói đến kiếm tiền làm giàu. Mình từ từ nhận ra là marketing còn nhiều thứ lắm. Mình quyết định học lại từ marketing nền tảng.

Cũng may là tiếng Anh mình tốt, nên mình quyết định học trên Udemy, Coursera và Edx. Mình cũng mua giáo trình từ nước ngoài về đọc (hình). Sau đó áp dụng từ từ thì hiệu quả lên rõ rệt.

Bên cạnh việc tự học về nền tảng của Maketing, mình học thêm các kênh digital khác như Facebook Ads, Google Ads, Email Marketing, và Automation.

Tự tìm hiểu về con đường Digital Marketing

Mà học thì phải hành. Mình hay đi nhậu, cà phê với mấy anh em trong ngành. Thấy mấy đại ca có job gì liên quan tới cái mình đang học là mình xin làm chung, không cần lương, chỉ cần được thực hành. Từ đó mình hiểu rõ hơn về bản chất và vai trò của từng kênh trong digital marketing, đây là nên tảng để sau này mình chiến được các chiến dịch đa kênh.

Sau 2 năm cày qua nhiều mảng, thì mình vẫn quay lại làm, tìm hiểu SEO và Content. Các mảng kia mình không phải pro nhưng đủ vững để lên plan đa kênh và có mối quan hệ để sau này có job là connect anh em lại làm.

VẬY THÌ NEWBIE NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU TRONG THẾ GIỚI DIGITAL MARKETING RỘNG LỚN NÀY?

Bước 01: Chọn 1 mảng nhất định của digital marketing và theo đuổi nó đến cùng. Nếu sau 6 tháng học và làm hết sức, nhưng bạn vẫn thấy nó không phù hợp, không mang lại cho bạn năng lượng thì bạn nên chuyển qua mảng khác. Digital có nhiều mảng lắm.

Bước 02: Song song với việc học và thực hành kênh phía trên. Bạn phải đầu tư vào kiến thức nền tảng của marketing như Marketing Mix (Marketing hỗn hợp), Customer Behavior (hành vi khách hàng), Comsumer behavior (hành vi tiêu dùng), Market/Customer Segment (phân khúc thị trường/khách hàng), Customer Journey (hành trình khách hàng), Marketing Research (nghiên cứu thị trường).  Nên học Marketing hay Thương mại điện tử

Bên cạnh đó, bạn cũng phải tìm hiểu về cách thức vận hành doanh nghiệp. Cơ cấu chi phí – doanh thu – lợi nhuận. Cách thức các phòng ban quan hệ với nhau.

Bạn đừng nghĩ là làm marketing thì chỉ học marketing là đủ. Marketing nó gắn liền với các bộ phận khác như bán hàng, vận hành, sản xuất. Nếu bạn không nắm vững các mối quan hệ này, bạn khó mà đi xa được.Vậy nên học Marketing hay Thương mại điện tử.

Bước 03: nâng cao khả năng về content. Nếu bạn đã làm marketing, thì bạn không thể không làm tốt content, vì đây có thể nói là linh hồn của marketing. Dù bạn có kỹ thuật cao siêu đến đâu, nhưng content không tốt thì cũng không bán được hàng.

Đặc biệt, bạn cần tìm hiểu branding (thương hiệu). Bạn cần hiểu vai trò của thương hiệu thì mới làm content đúng được.

Bước 04: Tìm hiểu thêm các mảng khác của digital marketing. Bạn không cần phải trở nên pro, nhưng bạn cần hiểu rõ bản chất của các mảng này là gì, để phối hợp với mảng của bạn giúp mang lại hiệu quả tốt hơn.

Mình để ý là đa số các đại ca trong ngành đều là những người rất giỏi về 1 mảng, và biết rõ các mảng còn lại. Một số ít thì lại mạnh về khả năng lên kế hoạch và kiểm soát, họ không cần thật giỏi một mảng nào, nhưng chắc chắn là họ nắm rõ tất cả các mảng họ triển khai.

Mình thì đi theo hướng giỏi 1 mảng và biết rõ các mảng còn lại. Chí ít là bây giờ nó đang đúng với mình.

Mình đã mất 3 năm để đi qua 4 bước này. Vừa học, vừa làm, sai lầm vô số. Bạn có thể đi nhanh hơn nhưng đừng bỏ bước nhé.

Đây là tìm hiểu và chia sẻ theo trải nghiệm cá nhân của Ngộ Không, nó đúng với mình nhưng chưa chắc đúng với bạn. Mong rằng nó mang lại cho bạn một hình dung rõ hơn về con đường digital marketing này.

Nguồn Ngộ KhôngTự tìm hiểu về con đường Digital Marketing

Bài viết liên quan Quyết định nghỉ việc Digital Marketing và hành trình Affiliate tại sao?

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Hãy đánh giá bài viết này