Trận chiến khốc liệt xoay quanh 2 đế chế Apple và Samsung chưa bao giờ hạ nhiệt bấy lâu nay. Là những ông hoàng thống trị thị trường công nghệ toàn câu, ắt không tránh khỏi những lần đối đầu chính diện. Tuy nhiên, cũng có những mặt tích cực của những cuộc cạnh tranh đó. Hãy cùng NextCRM đi sâu hơn vào trận chiến cạnh tranh giữa Apple và Samsung.
Xem thêm:
Danh mục bài viết
Tổng quan về thương hiệu
1. Apple
Apple (Tên đầy đủ còn gọi là Apple Inc) được chính thức thành lập vào ngày 01/014/1976. Trụ sở đầu tiên của thương hiệu được đặt tại Cupertino – California. Tuy nhiên đến năm 2007, công ty mới đổi thành Apple Inc.
Sáng lập lên đế chế Apple là bộ ba quyền lực mang tên:
Steve Wozniak
Steve Jobs
Ronald Wayne
Nhưng trong đó, chỉ có 2 người thực sự tạo nên những dấu ấn tên tuổi cho thương hiệu Apple trên toàn cầu là Steve Jobs và Tim Cook.
2. Samsung
Samsung (Tiếng Hàn mang ý nghĩa là ba ngôi sao). Samsung là tập đoàn tài phiệt đa ngành lâu đời và hùng mạnh bậc nhất tại Hàn Quốc (còn gọi là Chaebol). Tập đoàn này sở hữu rất nhiều công ty con ở nhiều lĩnh vực, cùng với chuỗi hệ thống bán hàng và các văn phòng đại diện trên khắp thế giới.
Quá trình hình thành lịch sử của thương hiệu được trải qua nhiều giai đoạn chính:
Giai đoạn 1938 – 1970
Giai đoạn 1970 – 1990
Giai đoạn 1990 đến nay
Một số cuộc cạnh tranh trực tiếp giữa Apple và Samsung
1. Năm 2010: Iphone 4 – Galaxy S
Với nhiều fan hâm mộ Apple, iPhone 4 chính là iPhone tốt nhất mọi thời đại. Nó mang đến đột phá về thiết kế với cấu trúc kết hợp giữa mặt kính và khung kim loại. Đây cũng là iPhone đầu tiên trang bị màn hình Retina độ phân giải 640 x 960 pixel.
Samsung “chơi lớn” ngay từ đầu khi ra mắt Galaxy S. Máy được dùng màn hình 4 inch 480 x 800 pixel. Thân máy mảnh dẻ, hệ điều hành Android 2.1. Đây cũng là trang bị công nghệ màn hình Super AMOLED đầu tiên. Galaxy S sử dụng camera 5MP sắc nét, quay phim 720p HD.
2. Năm 2012, 2013: Iphone 5 và Galaxy S4
Cuối năm 2012, Apple đáp trả bằng chiếc Iphone 5 với kích thước lớn hơn. Điều này đánh dấu bước phát triển mới về sự phát triển công nghệ của Apple. Hãng công bố họ có thể tự làm chip tự làm. Cuộc cạnh tranh giữa Apple và Samsung máu lửa hơn bao giờ.
Năm 2013, Samsung đã sẵn sàng với thiết bị lớn tiếp theo mang tên Galaxy S4. Hãng tiếp tục với cuộc chơi tiếp thị bằng những tính năng hào nhoáng như chip lõi tám, hỗ trợ cử chỉ tay.
3. Đầu năm 2017
Tại sự kiện vào đầu năm 2017 diễn ra ở New York, Samsung đã chính thức vén màn bộ đôi siêu phẩm di động mang tên S8 và S8+. Sau khi Samsung ra mắt 2 sản phẩm này Apple đã tung ra bộ đôi iPhone 8 và iPhone 8 Plus. Khẳng định độ chịu chơi không hề ngừng nghỉ của đế chế nghìn đô này.
4. Giữa năm 2018: Quảng cáo chế nhạo đối thủ
Tháng 4/2018, Apple vừa cho ra mắt 2 video quảng cáo trên kênh YouTube của mình. Mục đích là “đá đểu” hệ điều hành Android có thể gây ra cháy nổ và không hề an toàn. TVC đã đẩy cuộc cạnh tranh giữa Apple và Samsung lên đến căng thẳng.
Đây là phản hồi đáp trả TVC năm ngoái của Samsung với video “đá đểu” lịch sử smartphone 10 năm qua của Apple đều không theo kịp với mình. Điển hình trong video, khi so sánh App Store của mình với Store của hãng khác “không an toàn và dễ bị cháy nổ”, tất cả mọi người đều ngầm hiểu đấy là Google Play của hệ điều hành Android, hay là “ám chỉ” phi vụ cháy nổi của Galaxy S7.
5. Mùa thu năm 2021: Iphone 13 và Galaxy Z Fold
Cuộc cạnh tranh giữa Apple và Samsung gần đây chính là năm 2021. Về việc Apple trình làng iPhone 1 , có vẻ như Apple sẽ không thể sử dụng chiêu bài “điện thoại gập” tương tự Samsung để làm chúng ta ngạc nhiên. Nhiều người tin rằng, Apple không đánh giá cao thiết kế gập này từ đối thủ của mình.
Samsung đã mang đến vô số ngạc nhiên về sự đổi mới mà họ tiếp tục bổ sung vào bộ sưu tập của mình. Bộ đôi Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Flip3 mới chắc chắn là những chiếc điện thoại gập tốt nhất mà chúng ta có thể mua ở hiện tại. Điều mà đến hiện tại, Apple vẫn chưa thể làm được thiết kế này.
Lời kết
Trong thị trường kinh doanh khốc liệt, những cuộc đối đầu là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu nhìn về mặt tích cực của nó, tất cả đều muốn cải tiến để mang đến độ hoàn hảo nhất cho trải nghiệm người dùng.
Có thể bạn quan tâm:
Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo
Bài viết liên quan : Vì sao sàn thương mại điện tử Shopee đạt được thành công rực rỡ?