Trong buổi đầu tiên đi làm, điều mà kế toán thuế cần phải quan tâm nhất đó chính là GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH, thông tin trên giấy phép đăng ký kinh doanh kế toán phải năm rõ thật chính xác, nó là căn cứ để bạn lập hóa đơn chứng từ: tên công ty, mã số thuế, người đại diện… ngoài ra nó còn cho bạn biết số vốn điều lệ của công ty (kê khai lệ phí môn bài), hình thức góp vốn …

Top kinh nghiệm dành riêng cho kế toán

Tiếp nhận hồ sơ, sổ sách, chứng từ:

+ Nếu bạn đi làm ở một công ty hoàn toàn mới thì bạn có thể tham khảo cách đăng ký thuế với cơ quan thuế cho doanh nghiệp mới thành lập :

1- Đặt Biển công ty tại trụ sở chính.

2- Ký hợp đồng thuê nhà để đặt trụ sở chính (nếu thuê dưới 100tr/năm thì ko phải nộp thuế gì nhé và được tính chi phí của DN).

3- Xây dựng hệ thống sổ sách kế toán, chế độ kế toán hiện hành.

4- Tiến hành thủ tục mở tài khoản công ty tại Ngân hàng để thực hiện việc giao dịch của công ty với đối tác.

* Mở tài khoản xong làm công văn hoặc mẫu 08/TT105 gửi cơ quan thuế theo yêu cầu của từng cơ quan thuế quản lý. ( không phải đăng kí lên Sở KHĐT từ 1/5/2021).

5- Đăng kí nộp thuế điện tử

6- Đặt in hóa đơn hay hóa đơn điện tử: ACE tìm nhà cung cấp hóa đơn uy tín và người hỗ trợ đắc lực để đặt rồi phát hành HĐ.

7- Mua chữ ký số và bảo hiểm

8 – Bàn giao hồ sơ chứng từ:

+ Nếu bạn đi làm ở dạng bổ sung nhân sự thì kế toán trưởng, hoặc trưởng phòng sẽ phân chia công việc cụ thể cho bạn.

+ Còn nếu bạn đi làm ở dạng thay nhân sự thì bạn cần được bàn giao, tiếp nhận các giấy tờ, sổ sách, chứng từ sau:

Lập biên bản bàn giao có xác nhận của Giám đốc công ty:

Nhận bàn giao BCTC và sổ sách, chứng từ kế toán theo bản cứng hoặc file mềm.

1- Nhận báo cáo sổ sách gồm:

+ Báo cáo tài chính

+ Tờ khai thuế tháng (12 tháng), tờ khai quý (4 quý), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

+ Sổ sách (sổ tổng hợp, sổ chi tiết ….)

2- Nhận chứng từ gồm:

+ Hóa đơn đầu vào, đầu ra (bản gốc)

+ Hồ sơ, hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán hàng hóa….

+ Phiếu thu, chi, nhập, xuất…

+ Chứng từ ngân hàng….

Công việc của kế toán thuế dường như đã được lập trình sẵn theo lịch, kế toán thuế cần chu ý đến các thời hạn nộp báo cáo để tránh bị phạt.

  1. Lệ phí môn bài:

Doanh nghiệp thành lập từ 25/2/2020 được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập, hạn nộp tờ khai và nộp tiền lệ phí môn bài là ngày 30/1/ năm tiếp theo.

– Doanh nghiệp đang hoạt động: Việc khai Lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 của năm khai thuế.

Thuế môn bài

  1. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAT):

VAT

2.1 Kê khai thuế:

– Đối với doanh nghiệp mới thành lập: Tiến hành kê khai và nộp báo cáo thuế vào kỳ kê khai tiếp theo kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

– Doanh nghiệp đang hoạt động: Hàng quý/ tháng phải nộp Báo cáo thuế đúng thời hạn, kể cả trong quý không phát sinh doanh thu.

– Hồ sơ khai thuế GTGT bao gồm: Tờ khai thuế GTGT quý/tháng; (Bảng kê hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ; Bảng kê hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ nên lập bảng kê để lưu nội bộ cho tiện theo dõi)

– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính. (Theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính ban hành mẫu BC26/AC) nộp theo tháng với DN có rủi ro cao về hoá đơn, nôpj theo quý với DN thuộc diện không rủi ro về hoá đơn.

– Cài phần mềm kê khai HTKK mới nhất (hiện nay là 3.5.8 )

2.2 Nộp thuế GTGT:

– Trong kỳ kê khai, nếu phát sinh nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp phải nộp số thuế đã tính vào Ngân sách nhà nước hạn trùng với hạn nộp tờ khai là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo của quý tiếp theo với kê khai quý ; (20 của tháng tiếp theo đối với kê khai tháng).

– Số tiền thuế phải nộp vào Kho bạc Nhà nước, doanh nghiệp tự nộp qua số tài khoản đã đăng ký nộp thuế điện tử trên thuedientu hoặc viết giấy nộp tiền theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.

  1. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

thuế thu nhập cá nhân

3.1. Kê khai thuế:

– DN kê khai thuế TNCN theo kì kê khai của tờ khai thuế GTGT. DN phát sinh chi trả lương quý/ tháng nào thì kê khai quý/ tháng đó dù cho có phát sinh thuế TNCN phải nộp hay không.

– Hồ sơ khai thuế TNCN bao gồm: Tờ khai thuế TNCN theo mẫu 05/KK-TNCN + Bảng kê chứng từ khấu trừ thuế TNCN mẫu CTT25/AC (nếu đã mua chứng từ khấu trừ thuế của cơ quan thuế).

3.2. Nộp thuế TNCN

– Trong kỳ kê khai, nếu phát sinh nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp phải nộp số thuế đã tính vào Ngân sách nhà nước hạn trùng với hạn nộp tờ khai là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo của quý tiếp theo với kê khai quý ; (20 của tháng tiếp theo đối với kê khai tháng).

– Số tiền thuế phải nộp vào Kho bạc Nhà nước, doanh nghiệp tự nộp qua số tài khoản đã đăng ký nộp thuế điện tử trên thuedientu hoặc viết giấy nộp tiền theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.

  1. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP:

4.1. Kê khai thuế:

– Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính mà chi ước tính số thuế phải nộp và mang đi nộp xiền vào ngân sách thôi.

4.2. Nộp thuế TNDN:

– Doanh nghiệp tự ước tính và tạm nộp thuế TNDN hàng quý vào ngày 30 của quý tiếp theo (Điều 17 Thông tư số 151/2014/TT-BTC).

– Số tạm nộp 03 quý đầu năm phải đạt tối thiểu 75% số thuế TNDN theo quyết toán cả năm (Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP).

– Tính đến hết thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính quý 4 (30/01 năm sau), doanh nghiệp phải tạm nộp tối thiểu 80% số thuế TNDN so với tờ khai quyết toán, phần tạm nộp thiếu bị tính chậm nộp (Điều 17 Thông tư số 151/2014/TT-BTC).

– Tính đến hết thời hạn nộp tờ khai quyết toán (31/03 năm sau), doanh nghiệp phải nộp đủ 100% thuế TNDN theo tờ khai quyết toán.

– Số tiền thuế phải nộp vào Kho bạc Nhà nước, doanh nghiệp tự nộp qua số tài khoản đã đăng ký nộp thuế điện tử trên thuedientu hoặc viết giấy nộp tiền theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.

4.3.  Quyết toán thuế TNDN:

– Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải lập Tờ khai tự quyết toán Thuế TNDN mẫu 03/TNDN.

– Thời hạn nộp tờ khai: Nộp kèm với báo cáo tài chính năm hạn là ngày cuối cùng của quý đầu tiên của năm tiếp theo.

  1. BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM:

– Hàng năm, sau khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải hoàn thành hệ thống sổ sách kế toán và Lập báo cáo tài chính năm.

– Thời hạn nộp Báo cáo tài chính: ngày cuối cùng của quý đầu tiên của năm tiếp theo.( 31/03 năm tiếp theo )

– Cách nộp báo cáo tài chính: Nộp qua trang thuedientu hoặc nôp trực tiếp tại Chi cục thuế quận huyện nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính và Thống kê nhà nước.

  1. THAY ĐỔI THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THUẾ:

– Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp

– Trường hợp có sự thay đổi trụ sở của người nộp thuế dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, giờ không cần phải làm thủ tục với thuế vì sở kế hoạch và thuế liên thông vào với nhau rồi.

Nếu thay đổi địa chỉ trự sở mà muốn sử dụng hóa đơn tiếp (hóa đơn cũ thì làm nộp mẫu TB04/AC qua trang thuedientu)

Để có thể làm kế toán Thuế thật “xịn” thì một kinh nghiệm xương máu đó chính là các bạn kế toán phải thường xuyên cập nhật tất cả các thông tư nghị định mới nhất của Luật thuế, cập nhật các chính sách ưu đãi của chính phủ để làm giảm, tối ưu hóa số thuế phải nộp cho doanh nghiệp.

Cuối cùng: Hãy là một người kế toán chân chính.

Nguồn: Sưu tầm

Tham khảo thêm:

Phần mềm CRM cho ngành điện máy điện lạnh bếp

Phần mềm CRM cho vận tải

CRM ngành ô tô

Bài viết liên quan: Lập ngân sách như thế nào cho phù hợp với vị trí Marketing?

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Hãy đánh giá bài viết này