1. Phương pháp theo dõi các sự việc quan trọng (critical incident method): Theo
phương pháp này thì người quản trị nhân sự sẽ ghi chú lại các hành vi (cả tích cực
và tiêu cực) của nhân viên trong công việc trong những khoảng thời gian nhất
định. Những ghi chú này sau đó sẽ được tổng hợp để đưa vào báo cáo nghiệm thu
cuối cùng.
2. Phương pháp đánh giá 360 độ: Theo phương pháp này, mọi nhân viên sẽ được
đánh giá dựa trên phản hồi của đồng thời cả quản lí trực tiếp, đồng nghiệp, nhân
viên từ phòng ban khác mà đối tượng đánh giá làm việc cùng thường xuyên,
khách hàng,… Mỗi nhân viên sẽ được đưa một bảng hỏi, trong đó bao gồm danh
sách tên của các đồng nghiệp cùng một loạt năng lực để đưa ra các đánh giá tương
ứng.
3. Phương pháp checklist: Checklist này là một loạt các câu hỏi nhằm đánh giá năng
lực thực hiện công việc của nhân viên do đội ngũ nhân sự đặt ra cho người quản lý
trực tiếp. Các câu hỏi này sẽ được đặt dưới hình thức “có/không”, nhằm thu thập ý
kiến của người quản lý về năng lực của một nhân viên cụ thể nào đó.
4. Phương pháp tự đánh giá: Trong phần lớn các trường hợp, nhân viên không
nhận thức được mình cần phải cải thiện ở yếu tố nào. Tự nhận thức được các
khuyết điểm sẽ giúp cho họ chủ động hoàn thiện hơn. Phương pháp tự đánh giá này
sẽ cho nhân viên biết rằng nhân viên đang tự nhận thức được khuyết điểm của họ
đến đâu.
5. Phương pháp đánh giá theo thang điểm năng lực: Đây là một trong những
phương pháp đánh giá phổ biến nhất. Mỗi vị trí sẽ có những bộ năng lực nhất định,
và từng năng lực của nhân viên sẽ được đánh giá theo các thang điểm, từ xuất sắc
đến rất tệ. Cách làm này cho phép nhà quản lý so sánh được giữa các nhân viên với
nhau, đồng thời sẽ làm rõ những năng lực cần phát huy/cải thiện.
6. Quản trị bằng mục tiêu: Đây có thể là một trong những phương
pháp phổ biến nhất – mà chúng ta vẫn thường được biết tới qua những cái tên viết
tắt quen thuộc như KPI hay OKR. Ví dụ, người nhân viên có thể đặt mục tiêu tăng
trưởng doanh thu bán hàng lên 5% trong một quý. Mục tiêu này cần có các chỉ số
làm thang đo cụ thể để nghiệm thu sau khi hết giai đoạn.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan: Xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |