Vấn đề giáo dục vô cùng quan trọng vì giáo dục chính là con đường giúp cho xã hội, con người phát triển. Nhưng hiện nay có rất nhiều ngụy giáo dục ảnh hưởng xấu đến con người và xã hội. Cùng NextX – Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo tìm hiểu qua câu chuyện về ngụy giáo dục chia sẻ dưới đây. Để cập nhật thêm những thông tin hay trong Trang tin NextX  cùng tìm hiểu thêm!

Câu chuyện về ngụy giáo dục tôi khơi ra, tôi sẽ cần khép lại. Trước sau như một, Tôi vẫn giữ cho mình nhân duy nhất: Đó là tính trách nhiệm với Cộng đồng.

ngụy giáo dục

Xem thêm  Ứng dụng giải pháp CRM trong giáo dục được triển khai hiệu quả ra sao?

Bài viết này tôi định trả lời cộng đồng sau khi tôi, chị Dương, bạn An trường Nila cùng nhiều bạn khác tranh luận với nhau trên facebook về việc tôi đặt câu hỏi cho các bạn. Nhưng ngay sau đó, chị Dương đăng bài Tà thiền, trong bài viết có đề cập đến tôi, bạn Công và phương pháp thiền mà Tâm Khai Sáng đang triển khai. Chính vì thế, bạn Liên, nick Ann Bolide – người trực tiếp của Tâm Khai Sáng đã viết bài để chỉ ra chị Dương nói sai sự thật và khẳng định lại thương hiệu Thiền của Tâm Khai Sáng.

Còn bây giờ là câu chuyện ngụy giáo dục. Bài viết trình bày quan điểm của tôi về NGỤY GIÁO DỤC. Thông qua quan điểm đó, tôi đánh giá những gì chị Dương, hay một số người trong cộng đồng Steiner Việt Nam, hay những ai đang làm giáo dục, nhưng thờ ơ với cộng đồng, thờ ơ với bản chất của giáo dục là NGỤY GIÁO DỤC.

Ngụy là GIẢ. Tại sao lại là GIẢ? Bởi vì trong phạm vi những hoạt động tương tác giữa những con người với nhau nhằm mục đích giáo dục, bất kì giá trị nào mà Người làm giáo dục muốn trao truyền đều phải là những giá trị đã thấm nhuần trong chính con Người đó. Một ông giám đốc đào tạo nhân viên về kỉ luật mà bản thân ông không hề toát lên tính kỉ luật, một giáo viên dạy cho trẻ lòng yêu lao động mà chính người giáo viên lại không hề cảm thấy yêu lao động, một người mẹ dạy con phải biết yêu thương ông bà nhưng trong lòng đầy phán xét cha mẹ, … Tất cả những thứ giả tạo như thế đều là NGỤY GIÁO DỤC.

Họ đã NGỤY GIÁO DỤC theo cách nào?

  1. Giáo dục cá nhân.

Bạn có biết trẻ lớn lên và trưởng thành trong nhận thức, trí tuệ là nhờ điều gì không? Chính là nhờ câu hỏi, chúng tò mò, chúng đặt hàng ngàn hàng vạn câu hỏi và khao khát đi tìm câu trả lời.

Còn khi tôi đặt câu hỏi cho họ, họ từ chối trả lời và nhanh chóng phán xét, họ đánh giá câu hỏi của tôi là ngớ ngẩn; họ nói rằng những câu hỏi của tôi làm họ mệt. Tôi đề cập đến hai việc: một là thông qua hoạt động dạy học, giáo viên cần phân tích để hiểu học sinh. Hai là vai trò của chủ trường trong việc đưa triết lí giáo dục đến với từng cá nhân người giáo viên. Họ không nhận ra tầm quan trọng của hai việc đó hay họ không nhận ra rằng chỉ khi tự mình nghiền ngẫm những vấn đề đó đến cùng, là họ mới đang thực sự đi nghiên cứu về con người, thấu hiểu con người, mới thực sự là đích đến của giáo dục.

Những người lớn sợ đối mặt, sợ trả lời những câu hỏi nghiêm túc liệu có đủ tư cách, đủ năng lực để khơi dậy cho trẻ lòng say mê học tập, nghiên cứu về thế giới, về chính bản thân đứa trẻ ấy, để đón nhận năng lực, dòng chảy mãnh liệt này trong chúng hay không?

Về cá nhân tôi, những sinh viên của tôi, chúng đã không còn biết đặt câu hỏi nữa rồi, tôi đang nỗ lực chiến đấu để giành giật năng lực tư duy của chúng đây. Vậy mà, chúng đã từng là những đứa trẻ tò mò không ngừng hỏi. Thử hỏi điều gì đã giết chết, làm tê liệt những đầu óc đã từng nhanh nhẹn linh hoạt đó, có phải chúng bị ảnh hưởng bởi những người lớn ngại tư duy, ngại trả lời câu hỏi, ngại bộc lộ và chỉ muốn áp đặt hay không?

  1. Trách nhiệm cộng đồng

Là một cá nhân trong cộng đồng, tôi suy nghĩ rất nhiều về trách nhiệm của mình đối với cộng đồng và cách thức thể hiện trách nhiệm đó.

Tôi cho rằng: Cá nhân đóng góp giá trị của mình cho cộng đồng, đồng thời cùng với cộng động đứng lên đề cao, bảo vệ những giá trị tốt đẹp và vạch trần sự giả dối, những điều xấu xa.

Nói đến cộng đồng giáo dục Steiner Việt Nam, tôi biết rằng đã từ lâu họ vẫn chỉ làm việc riêng với nhau, trường nào biết trường đấy. Họ thực hành giáo dục theo chỉ dẫn, có nhiều người trong số họ không biết bản chất thực sự đằng sau những cách thức họ làm việc, và nhiều người trong số họ đang thực hành trong thực tế khác xa với những gì mà cái lí thuyết đó hướng đến. Nhưng nguy hiểm ở chỗ, họ lại không hề nhận ra, họ còn chẳng đặt câu hỏi, hoặc nhận ra, đặt câu hỏi nhưng lại không dám bày tỏ, hoặc bày tỏ nhưng không được ghi nhận. Họ thờ ơ với sự nghi vấn ngay trong ngôi trường của mình và thờ ơ với cả những sai trái ở ngay trong chính cộng đồng của mình.

ngụy giáo dục

Xem thêm Áp dụng công thức 21-3-6-5 giúp bạn kỷ luật bản thân

Với cách làm như vậy, tôi đặt câu hỏi cộng đồng giáo dục Steiner sẽ dạy trẻ về trách nhiệm xã hội như thế nào, và bằng cách nào?

Bên cạnh đó, họ nhất quyết từ chối tranh biện trên mạng xã hội.

Tại sao họ từ chối tranh biện trên mạng xã hội.

Và cũng rất nhiều người ngoài kia từ chối tranh biện trên mạng xã hội.

Họ thấy rằng tranh biện trên mạng xã hội gây sát thương và mục đích thì chẳng đi đến đâu hay họ trốn tránh nỗi sợ phải thừa nhận những yếu kém ở mình, sợ những sát thương mà họ lờ mờ nhận ra trong quá trình tương tác.

Tôi thì nhìn nhận về lợi ích của mạng xã hội như sau:

– Về giá trị xã hội, nếu như các phương tiện công khai khác như tọa đàm, hội thảo, diễn đàn mặc dù có thể hiện có hiệu quả hơn về mặt thống nhất giá trị, nhưng để những giá trị đó đi vào xã hội sẽ cần thời gian, và phạm vi ảnh hưởng tức thời hẹp, thì mạng xã hội mặc dù mang lại nhiều rủi ro như gây sát thương, không thống nhất giá trị, nhưng cũng chính là kênh thông tin có khả năng mang đến hiệu quả xã hội nhanh nhất, và có thể huy động nguồn lực xã hội lớn lao nhất để giải quyết những vấn đề lớn trong xã hội.

– Về giá trị cá nhân, tranh luận trên mạng xã hội xảy ra sát thương là điều không thể tránh khỏi, nhưng đó là cơ hội mà cá nhân học tập cho mình nhiều nhất. Nếu như trong các buổi thảo luận được chuẩn bị, mỗi người có một vai diễn nào đó, chính cái vai diễn này sẽ khiến bạn hành động theo một quy chuẩn mà không cho phép bạn hết sức bộc lộ mình, còn thảo luận trên mạng thì khác, ai cũng như ai, ai cũng có thể đưa ra quan điểm về bạn, ai cũng có quyền nói về bạn, đánh giá, phán xét quan điểm của bạn, cách làm của bạn, và bạn cũng tự nhiên bộc lộ những gì là mình nhất, giận dữ, tức tối, khó chịu, vui sướng, thỏa lòng, … Với những tình huống đến bất ngờ và tự nhiên, bạn đọc vị được bạn nhiều nhất. Bạn có cơ hội nhìn ra những tâm tính của mình, nhìn ra những niềm tin đang chi phối mình, nhìn ra những định kiến mình đang dính mắc. Và nếu như mục đích của bạn là tiến tới TỰ DO với chính những tâm tính trong mình, với những niềm tin, định kiến đang chi phối mình thì đây thực sự là cách làm hiệu quả.

– Và hơn cả, mạng xã hội giúp tôi rèn nội lực thông qua việc bảo vệ những mục tiêu chân chính. Bạn nghĩ sao khi trong cơn bão bạn vẫn mạnh mẽ hiên ngang, vẫn bình tĩnh trước mọi lời nói về bạn, bạn vẫn lựa chọn những bài viết có giá trị để phân định, để đi đến bổ sung hay thu hẹp, hay giữ vững giá trị của thông điệp mình muốn truyền tải?

Các bạn ạ, các bạn không thể phủ nhận một thực tế rằng trong thế kỉ 21, 22 thế hệ trẻ không những dùng mạng xã hội, mà còn dùng rất nhiều kênh thông tin khác để truyền đi những thông điệp của chúng, để tranh luận, để phản biện, để bảo vệ những giá trị mà chúng cho là lớn lao.

Các bạn không định chuẩn bị cho tương lai này ư? Hay các bạn sẽ cấm đoán, sẽ khuyên răn chúng? Nếu chúng vẫn quyết định thử thì bạn sẽ hỗ trợ/định hướng chúng bằng cách nào khi chính bạn sợ hãi nó, không biết về nó.

Trách nhiệm xã hội thuộc về chúng. Nếu chúng thấy cần có trách nhiệm phải bảo vệ những giá trị tốt đẹp, loại trừ những thứ xấu xa, tôi sẽ nói với chúng rằng: “hãy sử dụng MỌI nguồn lực mà chúng có thể”. Tôi sẽ nói với chúng về sự mạnh mẽ như chính sự mạnh mẽ đang chảy trong tôi, tôi sẽ nói với chúng về giá trị những bài học mà tôi đã nhận được và những nỗi đau cỏn con kia không là gì so với những bài học đó.

Tôi dạy chúng về sự mạnh mẽ, về trách nhiệm cộng đồng.

Xem thêm Tuổi trẻ sinh ra chúng ta cần làm những gì?

  1. Thực hành giáo dục không thống nhất

Để có đủ tư cách dạy trẻ, bạn cần Trung Thực với những giá trị của mình và nỗ lực hoàn thiện cho đến khi giá trị đó hiện hữu trong con người bạn một cách thống nhất, không còn sự mâu thuẫn hay bất nhất.

Cái sự không trung thực này tôi nhìn thấy ở nhiều giáo viên, khi mà trong quá trình thực hành, họ đã không thể làm giống như lí thuyết nói đến. Và nếu họ không trung thực như thế, họ sẽ không tìm cách, sẽ không nỗ lực thay đổi sao cho tiến gần đến lí thuyết, cũng không đặt câu hỏi nghi vấn ngược lại cho lí thuyết, hay đặt câu hỏi về bản thân mình. Sự không trung thực này là rào cản tiến đến sự thống nhất giá trị ở chính mỗi giáo viên.

Sự mâu thuẫn, bất nhất còn được nhìn ra trong cách chị Dương làm giáo dục, chị nhìn nhận rằng tôi có vài biểu hiện giống với cậu bạn của chị, rồi chị miêu tả vài đặc điểm về cậu bạn để khẳng định cậu ấy trúng tà thiền, rồi chị kết luận tôi bị nhiễm tà thiền giống bạn chị. Với tôi, đây là cách kết luận hồ đồ. Chị hiểu gì về tôi, về người bạn của tôi, chị đã bao giờ tìm hiểu trang Sự học Đích thực rất giá trị mà bạn ấy tạo dựng chưa – trang fb mà 2 năm trước tôi đã giới thiệu với chị? Khi hai đứa trẻ cùng đánh đứa trẻ khác, là chị có thể kết luận là hai đứa trẻ này cùng có một nguyên nhân gây ra hay sao? Đây chính là sự bất nhất ở chị.

Còn nữa, thái độ của chị với những điều chúng tôi thường xuyên tuyên bố như thay đổi nền giáo dục việt nam và thế giới. Chị thấy điều đó là biểu hiện của ngông cuồng và hoang tưởng. Thực ra vì là chị đang chấp vào năng lực hiện tại của chị, mà không mở lòng đón nhận rằng năng lực của chị còn có thể tăng trưởng gấp bội. Bên trong mỗi đứa trẻ đều ẩn chứa tiềm năng, chúng có thể là một Enstein hay Newton hay bất kì nhân vật vĩ đại nào trong lịch sử. Chị có sẵn lòng đón nhận những điều ấy ở chúng không?

Chị đề cao tính khiêm nhường, điều giản dị và chị chê bai, bài xích sự mạnh mẽ, dấn thân, vậy chị làm sao có thể dung chứa được những đứa trẻ sinh ra đã có tính cách mạnh mẽ, nếu như tôi nhớ không nhầm, chị có quy kết sự mạnh mẽ ở trẻ là do sự không cân bằng, và thường quy về trách nhiệm do bố mẹ chúng đã không cân bằng. Chị đang chỉ muốn đúc chúng trong một cái khuôn mà chị định sẵn?

  1. Bản chất của giáo dục

Bản chất giáo dục là một vẫn đề vĩ mô được xây dựng nên từ triết lí giáo dục. Để đưa ra một triết lý giáo dục thì cần nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về con người, xem con người có chất liệu gì, cần giáo dục ra làm sao. Những triết lý trên thị trường đã đều dựa vào những quan sát cái chất liệu của con người; nhưng vì chưa đi đến cái Bản chất tận cùng nên còn mâu thuẫn với nhau, còn chưa thống nhất được với nhau, còn chưa dung chứa được nhau; thậm chí, còn phủ nhận lẫn nhau. Vậy thì, để giải quyết bài toán Giáo dục, ắt phải tìm ra cái Bản chất tận cùng của con người. Chỉ có cách đó mới có thể có cái nhìn tổng thể và thống nhất được mọi phương pháp, mọi triết lý giáo dục nhỏ lẻ, manh mún, vụn vặt.

ngụy giáo dục

Xem thêm 4 triết lý lời dạy của Khổng Tử sẽ giúp bạn thay đổi cuộc đời

Một nền giáo dục không có bản chất là nền giáo dục không có cho mình một ý niệm rõ ràng về bản chất con người về mục đích sống của con người. Một nền giáo dụng không có bản chất sẽ hoang mang về mục tiêu giáo dục, vì thế mà hoang mang về cách thức giáo dục. Nền giáo dục đó sẽ không biết dẫn dắt con người đi về đâu, và dẫn đi bằng cách nào.

Một nền giáo dục không bản chất sẽ tạo nên những con người lệ thuộc, như chính cách mà cộng đồng giáo dục Steiner Việt Nam đang lệ thuộc. Họ đang dạy (tiểu học) những nội dung xa lạ với nền văn hóa của nước mình, mà thực ra tôi còn rất nhiều câu hỏi muốn hỏi họ, để xem thực sự họ có đang hiểu bản chất cái mà họ đang dạy hay không. Nếu bỏ đi tất cả những nội dung dạy học đó, trẻ sẽ cần học cái gì, và họ sẽ dạy cái gì, họ đã bao giờ nghĩ đến chưa?

Chương trình dạy học, phương pháp dạy học trên toàn thế giới là kho tham khảo khổng lồ, bên cạnh đó, sức sáng tạo của con người là vô hạn; nhưng chỉ khi bạn biết được bản chất của việc học cũng như mục tiêu cần đạt tới bạn mới có thể “mặc sức tung hoành” chứ không chỉ giới hạn trong những nguồn tham khảo hạn hẹp mà cộng đồng giáo dục Steiner đang làm.

Và đặc biệt quan trọng, chúng ta chỉ có thể trao cho trẻ những thứ mà ta có, những người đang lệ thuộc như vậy có thể trao cho những đứa trẻ sự tự do, tự chủ, tự tại, tự tin, tự giác hay không?

Kết luận: Làm giáo dục thực sự KHÔNG PHẢI LÀ TRÒ CHƠI bởi bạn đang LÀM VIỆC VỚI CON NGƯỜI, với TIỀM NĂNG VÔ HẠN của con người, bạn cần phải ý thức về trách nhiệm lớn lao với công việc mà bạn đã lựa chọn, nó thể hiện giá trị của bạn đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội.

– Nếu bạn không thể đặt câu hỏi, hãy ĐỪNG LÀM GIÁO DỤC.

– Nếu bạn không thể thể hiện trách nhiệm của mình với xã hội, hãy ĐỪNG LÀM GIÁO DỤC.

Bạn không cần phải thật đẹp, thật hoàn hảo mới nên làm giáo dục; nhưng bạn cần TRUNG THỰC với chính bản thân mình; chỉ có sự trung thực mới có thể giúp bạn mở toang cánh cửa vào bên trong để từ đó có cơ hội hiểu chính mình, bồi đắp những giá trị quan trọng bạn hướng tới, ngày càng trở nên thống nhất trong mọi mặt của đời sống.

CÂU KẾT: Hãy biết về bản chất sau cùng của con người, về mục đích sống. Hãy tìm mọi cách để biết về nó, để thấy được sự THỐNG NHẤT trọn vẹn trong cách sống, cách thực hành giáo dục mà không phải ngụy giáo dục, hay trong bất kì lĩnh vực nào khác của đời sống. Và hãy sống cho bản chất sau cùng ấy, vì chính sự sống cho bản chất sau cùng, là một sự giáo dục vĩ đại nhất, tự nhiên nhất, mạnh mẽ nhất, chân chính nhất bạn dành cho chính bạn và những đứa trẻ.

Khai Sáng

Bài viết liên quan: 3 triết lý bài học từ cây tre có sức mạnh thay đổi cuộc đời

Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra:

NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm giám sát nhân viên thị trường, phần mềm quản lý telesale, phần mềm tổng đài CSKH Call Center… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty.

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Hãy đánh giá bài viết này