Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra:
NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm giám sát nhân viên thị trường, phần mềm quản lý telesale, phần mềm tổng đài CSKH Call Center… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty.
Tỷ phú Jack Ma là người giàu nhất châu Á và là chủ tịch của tập đoàn Alibaba. Từ hai bàn tay trắng, ông đã xây dựng một trong những đế chế kinh doanh lớn nhất Trung Quốc và tạo ra khối tài sản khổng lồ, mang lại đổi mới kỹ thuật số cho hàng trăm triệu người. Đúc kết từ chính con đường kinh doanh của mình, Jack Ma đã cho ra đời bộ 15 nguyên tắc bán hàng đắt giá cho từng nhóm khách hàng khác nhau. Đây cũng là những lời khuyên giá trị cho dân kinh doanh trong bất kỳ thời đại nào. Đầu tiên chúng ta cùng NextX tìm hiểu. Để cập nhật thêm những thông tin hay trong Trang tin NextX cùng tìm hiểu thêm!
Vậy Jack MA là ai?
Jack Ma theo phiên âm Tiếng Việt là Mã Vân. Ông vốn là một vị doanh nhân thành đạt của xứ Trung. Jack Ma là người sáng lập và đảm nhiệm chức vụ chủ tịch tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới – Alibaba. Jack Ma hiện đang nằm trong top 10 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản lớn hơn 22,8 tỷ USD (Thống kê của Fobes năm 2022).
Trước đó, năm 2017, ông từng được vinh danh ở vị trí thứ 2 trong BXH 50 nhà lãnh đạo vĩ đại nhất trên thế giới. Đến tháng 9 năm 2018, Mã Vân đã rời bỏ vị trí CEO Alibaba để tập trung phát triển mảng giáo dục.
Tiểu sử của Jack Ma?
Jack Ma sinh ngày 10/09/1964, nguyên quán ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Triết Giang. Bố mẹ của ông có xuất thân từ ngành giải trí. Thời thơ ấu, Mã Vân được nhận xét là một đứa trẻ bướng bỉnh, hiếu động và thường xuyên có mặt trong những cuộc tranh cãi, đánh nhau với bè bạn.
Mặc dù vậy, ông lại có niềm đam mê với tiếng Anh và luôn cố gắng học tập, giao tiếp cùng người nước ngoài bằng ngôn ngữ này. Thêm vào đó, ông cũng đã từng làm công việc hướng dẫn viên du lịch miễn phí cho một khách sạn ngay cạnh nhà. Đây chính là cơ hội để ông nâng trình tiếng Anh và cải thiện vốn từ vựng của bản thân.

Xem thêm Top 6 trang thương mại điện tử có lượng người dùng lớn bạn không thể bỏ qua
Thuở thiếu thời, Mã Vân đi học tại trường tiểu học số 2 ở Hàng Châu. Sau đó, ông theo học tại trường trung học Thiên Thủy và tốt nghiệp trung học vào năm 1982.
Sau khi hoàn thiện chương trình học phổ thông, ông đã tham dự các kỳ thi đại học. Lần đầu tiên thi Cao khảo, Jack Ma chỉ đạt 1 điểm môn toán. Năm 1983 ông dự thi đại học lần thứ 2 và vẫn trượt khi chỉ đạt 19 điểm môn toán. Vượt qua 2 lần thất bại, đến lần thứ 3 thì Jack Ma đỗ vào trường ĐH Sư Phạm Hàng Châu và tiếp tục con đường học hành. Năm 1988, ông tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân tiếng Anh. Đến năm 2006, với mong muốn cải thiện trình độ, Jack Ma đã tiếp tục theo học trường Kinh doanh Cheung Kong ở Bắc Kinh.
Sự nghiệp kinh doanh
Jack Ma sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 1988 đã gửi thư xin việc tới 30 công ty khác nhau nhưng đều chỉ nhận được cái lắc đầu. Cuối cùng, sau bao nỗ lực ông đã thi đỗ và trở thành giáo viên tiếng Anh tại Viện Kỹ Thuật điện tử Hàng Châu. Mức thu nhập khởi điểm lúc đó của ông chỉ 12 USD/tháng.
Vào năm 1995, Jack Ma vượt qua bao nhiêu khó khăn để đến với Mỹ và tìm hiểu nhiều hơn về Internet. Cũng trong năm 1995, Mã Vân thậm chí đã cố gắng và huy động quỹ 20.000 USD để mở công ty riêng kinh doanh lĩnh vực Internet. Ở thời điểm đó, mô hình kinh doanh này còn mới mẻ và khá nhiều người không đặt niềm tin vào. Thế nhưng, Jack Ma đã có thể tự vận hành và kiếm về số lượng khổng lồ hơn 5.000.000 NDT Trung Quốc (tương đương 800.000 USD) trong vòng 3 năm sau đó.
Sự thành công này đã giúp cho Jack Ma bước đầu được nhận vào người điều hành Trung tâm thương mại điện tử quốc tế Trung Quốc năm 1998. 1 năm sau đó, Jack Ma cùng 17 người bạn đồng hành đã chính thức thành lập Alibaba với số vốn lên tới 60.000 USD. Mục đích ban đầu của họ là tạo ra một trang web hệt như cửa hàng kinh doanh có thể giao dịch trực tuyến.
Tổ chức này sau đó đã mở rộng hoạt động ra 240 quốc gia khác nhau. Jack Ma đã nhìn thấy được tiềm năng phát triển của nó và tiếp tục mạo hiểm, rót vốn đầu tư vào kinh doanh điện tử. Ông mở thêm nhiều công ty như Taobao, Lyn Lynx và cả Alimama… Không phụ sự cố gắng của ông, Taobao dần trở thành trang web TMĐT dẫn đầu xu hướng trên nền tảng Internet tại Trung Quốc và trên toàn thế giới.
Tập đoàn khổng lồ eBay thời điểm đó cũng đã để mắt đến tổ chức này và ra lời đề nghị mua lại. Thế nhưng Mã Vâb đã từ chối việc mua lại đó và chỉ nhận 1 tỷ đầu tư từ Yahoo để đổi lấy 40% cố phần công ty.
Theo số liệu thống kê, vào năm 2012, khối lượng trao đổi hàng hóa trên Alibaba đã vượt qua mốc 1 nghìn tỷ NDT. Vào năm 2014, Jack Ma đã thành công huy động hơn 25 tỷ USD từ IPO. Jack Ma cũng là vị chủ tịch đồng thời của 9 công ty con và liên tục tăng giá trị tài sản ròng qua các năm.
Xem thêm 9 bước lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất cho startup
Dưới đây là 15 nguyên tắc bán hàng của Jack Ma:
1. Bán cho khách lạ cần lễ phép
Đối với khách hàng mới, ấn tượng ban đầu là vô cùng quan trọng. Trong thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh, bên cạnh chất lượng và giá cả sản phẩm, những vị khách sẽ sẵn sàng xuống tiền khi nhận được thái độ tôn trọng, phục vụ tốt từ nhân viên sales.
2. Bán cho khách quen cần nhiệt tình
Đỉnh cao của nghệ thuật bán hàng là tư vấn như những người bạn, xóa mờ ranh giới giữa doanh nghiệp – khách hàng. Đối với khách quen – những khách hàng đã ủng hộ sản phẩm/dich vụ của doanh nghiệp, sau khi tạo được ấn tượng tốt nhờ chất lượng và thái độ, phải củng cố sự thân thiết trong tiềm thức thông qua các chính sách khuyến mãi, hậu mãi dành riêng cho khách quen, SMS/Zalo Marketing sau bán…
3. Bán cho khách đang gấp cần phải nhanh
Đối với nhóm khách hàng có nhu cầu và không có nhiều thời gian, người tư vấn cần tinh ý đi thẳng vào vấn đề trọng tâm. Cùng với đó là hỗ trợ họ giải quyết thủ tục mua bán trong quãng thời gian ngắn nhất.
4. Bán cho khách mua từ từ cần kiên nhẫn
Những vị khách có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm, chưa vội vã ra quyết định ngay trong phút chốc, bạn phải kiên nhẫn bỏ ra nhiều thời gian và công sức hơn để tập trung khai thác vấn đề trọng tâm của họ.
Thay vì tư vấn dồn dập, hãy kiên nhẫn giải đáp thắc mắc của khách hàng, giới thiệu thêm những sản phẩm khác phù hợp với yêu cầu của họ, tạo ra nhiều lựa chọn để đi đến lựa chọn tốt nhất.
5. Bán cho khách có tiền cần cho họ thấy sự cao quý
Những vị khách có tiền, họ thường lựa chọn các thương hiệu cao cấp, phù hợp với hình ảnh của họ. Đó là lý do những Chanel, LV, Dior… luôn định vị thương hiệu, định vị sản phẩm, biến hình ảnh của họ trở nên cao quý trong mắt khách hàng. Để gắn kết với nhóm khách hàng này, bạn phải trau dồi khả năng tư vấn, từ hành động đến lời nói đều toát lên sự cao quý, sang trọng để xứng tầm với đẳng cấp của khách hàng.
6. Bán cho khách ít tiền cần cho họ thấy sự thực tế
Trái ngược với nhóm khách đại gia, khách ít tiền không có quá nhiều sự đòi hỏi về sản phẩm hay thái độ tư vấn. Điều họ cần là một sản phẩm phù hợp vừa với túi tiền của họ. Vì vậy, khi tư vấn cho nhóm khách này, bạn cần căn cứ vào tiềm lực tài chính để giới thiệu sản phẩm phù hợp nhất cho họ.
7. Khách theo mốt bán cho họ sự thời thượng
Đa phần, khách hàng đều quan trọng yếu tố “mốt”, “hợp thời”. Đối với những vị khách này, các sản phẩm, mẫu mã cũ, được tung ra thị trường từ nhiều năm trước sẽ không phải là lựa chọn của họ. Để thu hút, doanh nghiệp cần cải tiến các sản phẩm/dịch vụ luôn trong trạng thái mới mẻ, kết hợp quảng cáo mạnh mẽ và tư vấn tỉ mỉ để họ ra quyết định nhanh hơn bởi sản phẩm đang là “trend” của thị trường.
8. Khách chuyên nghiệp bán cho họ sự chuyên nghiệp
Những vị khách chuyên nghiệp thường đòi hỏi thái độ phục vụ, tư vấn của nhân viên bán hàng. Vì vậy, để chiều lòng họ, nhân viên tư vấn phải thể hiện sự chuyên nghiệp thông qua cách ăn mặc, lời nói, sự am hiểu về sản phẩm/dịch vụ.
9. Khách hào phóng bán cho họ sự trượng nghĩa
Tiền bạc không phải vấn đề đối với nhóm khách hào phóng. Vốn dĩ, họ quan tâm sự trượng nghĩa, những sản phẩm/dịch vụ mà sau khi mua có thể giúp ích, đóng góp cho cộng đồng. Vì vậy, hãy chú trọng đến lợi ích cộng đồng khi tư vấn cho nhóm khách hàng này.
10. Khách keo kiệt bán cho họ lợi ích
Lợi ích cá nhân là điều họ quan tâm đầu tiên. Thay vì tư vấn lan man về sản phẩm, hãy nhấn mạnh đến lợi ích thực tế sản phẩm đem lại cho họ đầu tiên.
11. Khách thích hưởng thụ bán cho họ sự phục vụ
Họ thường là người có tiền, yêu thích việc hưởng thụ sự hào nhoáng từ sản phẩm, thái độ phục vụ của nhân viên. Thái độ, cách tư vấn chuyên nghiệp, tận tình là phương ấn tốt để chốt sale.
12. Khách thích hư vinh bán cho họ sự vinh dự
Với nhóm khách hàng đam mê hư vinh, thích những giá trị ảo để thỏa mãn suy nghĩ “sống ảo”, nhân viên cần giới thiệu các sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho họ, so sánh với các sản phẩm khác để chỉ ra điểm nổi trội. Bên cạnh đó, hãy tích cực ngợi ca sự phù hợp của họ với dòng sản phẩm.
13. Khách hay bắt bẻ bán cho họ sự tỉ mỉ
Với nhóm khách hàng hay bắt bẻ, từ sản phẩm đến nhân viên, thương hiệu, nhân viên tư vấn cần kiên nhẫn để giải đáp tỉ mỉ các thắc mắc, phàn nàn của họ cho đến khi họ không còn câu hỏi nào nữa.
14. Khách hiền lành bán cho họ sự đồng cảm
Đồng cảm luôn là một trong những chìa khóa bán hàng cho bất kỳ vị khách nào. Đối với nhóm khách hàng hiền lành, hãy tỏ thái độ đồng cảm, nhẹ nhàng chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân đối với vấn đề của họ để tạo ra sự gắn kết rồi từ từ giải quyết các khúc mắc về sản phẩm.
15. Khách còn do dự bán cho họ sự đảm bảo
Đứng ở ranh giới giữa mua và không mua, bạn cần tìm ra nguyên nhân khiến họ chưa sẵn sàng xuống tiền. Giá cả hay chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu hoặc nhân viên tư vấn chưa hài lòng? Trong tình huống này, sau khi tìm ra nguyên nhân, hãy cho họ 1 lời cam kết, đảm bảo chắc chắn để họ yên tâm mua hàng online.
Có thể bạn quan tâm Bài học từ câu chuyện đầu tư của Yacktman
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |