Tết Trung thu là lễ hội truyền thống quan trọng ý nghĩa và ấm áp của người dân Việt Nam. Mùa Trung thu ngọt ngào trọn vẹn là cùng người thân uống trà và thưởng thức những chiếc bánh đầy vị truyền thống.
Nhân dịp trung thu sắp tới đây, cùng NextX – Phần mềm quản lý nhà sách văn phòng phẩm khám phá những sự thật thú vị và bất ngờ về Tết Trung thu nhé.
Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu
Ngày rằm tháng 8 Âm lịch hàng năm, cả nước lại tổ chức vui Tết trung thu. Ngày này được coi là ngày “ lành” để tế lễ thần linh và cũng là dịp vui chơi của trẻ con.
Nguồn gốc ngày Tết Trung thu
Tết trung thu được bắt đầu từ thời Đường – Trung Quốc. Sau này được du nhập vào Việt Nam và được gắn liền với hình ảnh chú cuội cây đa trong truyện cổ tích.
Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung thu của Việt Nam có thể có nguồn gốc từ xa xưa và được in trên trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia của chùa Đọi năm 1121 , bắt đầu từ thời nhà Lý, lâu đài Thăng Long chính thức tổ chức Tết Trung thu, với các cuộc đua thuyền, múa rối nước và rước đèn lồng. Vào thời Lê – Trịnh, Tết Trung thu được tổ chức vô cùng hoành tráng trong cung điện.
Ngoài ra, sử sách còn ghi lại, vào mùa thu và tháng 8, khi gieo trồng xong, thời tiết mát mẻ là thời điểm lý tưởng để người La Việt tổ chức ăn mừng, trai gái gặp nhau, cưới hỏi. Lễ hội này còn nhằm kỷ niệm ngày vua Lý tạ ơn Long Thần đã mang mưa đến, giúp mùa màng bội thu, đem lại thịnh vượng, sung túc.
Xem thêm: Tổng hợp các loại bánh Trung Thu ngon, bạn nhất định phải thử
Ý nghĩa ngày Tết Trung thu
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung thu, tất cả các thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau cùng lắm cỗ cúng tổ tiên. Hành động này thể hiện sự thành kính đối với tổ tiên. Đây cũng là dịp đoàn tụ cùng ngắm trăng trò chuyện và thưởng thức trà bánh.
Trải qua bao đời, con người luôn tin rằng có sự liên kết giữa cuộc sống và vầng trăng, trăng tròn – trăng khuyết, niềm vui – nỗi buồn. Đây cũng là dịp tôn vinh vẻ đẹp của ánh trăng và mong muốn cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Những điều thú vị về rằm Trung thu
Ngày Tết trung thu có rất nhiều tên gọi
Tết Trung thu được biết đến là một trong hai lễ hội phổ biến nhất Việt Nam. Đây không những là tết dành cho trẻ em mà đây cũng là dịp quây quần cùng người thân gia đình. Mọi người thường biết đến tên gọi Tết Trung thu, nhưng ít người biết rằng ngày này còn có rất nhiều tên gọi khác.
Tết Trung thu còn có nhiều tên gọi khác là: Tết Thiếu Nhi, Tết Đoàn viên, Tết Trông trăng …
Tết Thiếu Nhi
Trong dịp Tết này trẻ em sẽ được tặng nhiều đồ chơi hoặc tự tay các em làm. Ngày này có rất nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn, vui nhộn thu hút trẻ em. Khi nhận thấy tiếng đoàn lân đi ngang, những đứa trẻ hào hứng lao theo, tay cầm theo chiếc đèn lồng, tấp nập chạy theo đùa vui và hò reo khắp khu phố. Vì lí do này, ngày Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Thiếu Nhi.
Tết Đoàn viên
Vào ngày này, những người xa xứ đổ về quê hương để sum vầy bên gia đình, cùng nhau chia sẻ tâm tư và thưởng thức những miếng bánh ngọt đầy ý nghĩa. Không có gì quý báu hơn khi được trở về mái ấm gia đình, chiêm ngưỡng cảnh đẹp của trẻ thơ đùa giỡn dưới ánh đèn lồng lung linh. Tên gọi Tết Đoàn viên được hình thành dựa trên tinh thần đó. Đúng là ý nghĩa của ngày tết trung thu mang sâu sắc và nhân văn.
Xem thêm: Top 10 ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên mới lạ không thể bỏ qua
Tết Trông trăng
Vào Tết này người ta sẽ làm mâm cỗ nhiều hoa quả trang trí nhiều hình dạng bắt mắt. Thu hút được cả trẻ nhỏ và người lớn như bé thỏ được cắt tỉa từ quả bưởi, chú chó nhỏ làm bằng tép bưởi … . Và loại bánh không thể thiếu trong dịp lễ này – bánh trung thu. Đây chính là thời điểm trăng tròn và đẹp nhất trong năm nên mọi người trong gia đình thường sẽ sum họp bên nhau ngắm trăng, phá cỗ. Chính vì lẽ vậy mà ngày này còn có thêm tên gọi khác là Tết Trông trăng.
Bánh trung thu từng là phong thư trong chiến tranh
Truyền thuyết kể rằng cuối thế kỷ 14, những đạo quân kháng chiến của người Hán chống lại triều đình Nguyên Mông đã sử dụng bánh trung thu làm nơi cất giấu mật thư liên lạc, rất lộ liễu mà lại hoàn toàn không bị nghi ngờ bởi vì những chiếc bánh cổ truyền này được rao bán công khai khắp mọi nơi mỗi dịp thu về , giúp cho mật thư được truyền tải một cách an toàn. Từ đó bánh trung thu trở thành biểu tượng văn hóa, thể hiện sự đoàn kết.
Lễ hội múa Lân vào đêm trung thu
Tuyên truyền rằng, việc múa lân trong dịp lễ Tết Trung thu là tập tục bắt nguồn từ sự tích Phật Di Lặc hạ phàm chế ngự lân bảo vệ dân lành. Ta vẫn thường thấy trong màn trình diễn mua lân có một ông bụng phệ, mang mặt nạ cười toe toét đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa. Người ta hay gọi đó là ông Địa, đó chính là Đức Phật Di Lặc hoá thân thành để chế ngự con lân.
Truyền thuyết kể vào thuở khai thiên lập địa, Lân là một con thú rất hung dữ. Chuyên ăn thịt người và năm nào cũng xuất hiện phá phách vào mỗi dịp tết Trung Thu. Ông Địa lấy cỏ linh chi cho nó ăn và thu phục được nó. Biến nó thành con thú hiền lành không còn quậy phá dân lành và chỉ biết ăn thực vật.
Kể từ đó, hằng năm ông Địa lại dẫn lân đi vui Tết trung thu cùng mọi người và ban phước lành, may mắn, ấm no đến cho mọi nhà. Lân xuất hiện ở đâu thì ở đó tà ma bị loại trừ, dân hạnh phúc, đất đai màu mỡ.
Vì sao trung thu lại ăn bưởi ?
Nhất thiết phải có bưởi trong Tết Trung thu, bởi vì bưởi hình cầu tượng trưng cho trăng tròn. Có phát âm giống với từ “chúc phúc” trong tiếng Trung Quốc. Trong tiếng Hán, từ “bưởi” đồng âm với “Du Tử” nghĩa là những người phiêu bạt xa quê nhớ ngày này để đoàn viên gia đình; đồng âm với “Hựu” với nghĩa bình an vô sự; đồng âm với “Hữu Tử” để kỳ vọng sinh con quý tử. Vì vậy, người ta tin rằng ăn bưởi vào lễ hội sẽ đem đến may mắn. Vào đêm Trung thu người ta bày mâm cỗ để dâng lên tổ tiên và nữ thần mặt trăng.
Xem thêm: Những sự tích trung thu cực kì thú vị và ý nghĩa bạn đã biết
Tết Trung thu có nét độc đáo riêng ở từng quốc gia
Trung Quốc
Trung Quốc được coi là nguồn gốc trung thu, là lễ hội lớn thứ hai. Người Trung Quốc Tết Trung thu cũng là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Lồng đèn họ sử dụng là lồng đèn Khổng Minh, thả lên trời để mong bình an và may mắn. Ở Trung Quốc vào những đêm gần trung thu, cả con phố tràn ngập ánh sáng lồng đèn. Một số địa phương tổ chức lệ hội rước đèn lồng, múa lân, … . Món ăn truyền thống ngày trăng rằm là nguyệt bính. Bánh có hình tròn tượng trưng cho tròn vẹn, viên mãn.
Xem thêm: [Mới nhất] Những ưu và nhược điểm của việc mua hàng online là gì?
Thái Lan
Xứ sở Chùa Vàng khác với các nước khác, họ không rước đèn hay múa lân. Ở đây được gọi với cái tên khác là Lễ Cầu Trăng. Với câu chuyện về tám vị tiên bay lên cung trăng. Mang theo những trái đào mừng sinh nhật Quan Thế Âm Bồ Tát.
Trong đêm Trung thu, tất cả mọi người đều phải tham gia lễ cúng trăng . Họ sẽ quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất. Họ cùng nhau thưởng thức bánh truyền thống như bánh quả đào và ăn bưởi. Sau đó, họ sẽ thả những chiếc đèn trời và cầu mong mọi điều may mắn tốt đẹp sẽ đến.
Nhật Bản
Dù hiện tại Nhật Bản không còn sử dụng lịch âm. Nhưng người dân xứ Phù Tang vẫn tổ chức Tết Trung thu hai lần mỗi năm. Theo tục lệ, nếu không dự hội trăng đầu thì phải dự hội sau nếu không muốn gặp xui xẻo.
Trong dịp lễ ngắm trăng Otsukimi. Người Nhật sẽ ngắm trăng và thưởng thức các món ăn truyền thống và cùng tham gia các trò chơi vui nhộn. Món ăn truyền thống thường là mì ramen, khoai lang, và đặc biệt là bánh tsukimi dango. Bánh tsukimi dango mềm tròn tượng trưng cho mặt trăng. Trẻ em Nhật Bản sẽ được bố mẹ mua cho lồng đèn cá chép – tưởng trưng cho trí tuệ.
Xem thêm: Khám phá 4 điều “đại kỵ” bắt buộc không được làm trong tháng cô hồn
Kết luận
Không chỉ riêng Việt Nam, Tết Trung thu có nhiều ở các nước Châu Á. Mỗi đất nước đều tổ chức nhộn nhịp với bản sắc và phong tục riêng. Là ngày lễ quan trọng và vô cùng đặc biệt với nhiều ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của việc đoàn tụ, yêu thương và vui chơi. Hi vọng với viết trên NextX đã giúp bạn biết thêm những điều thú vị về Tết Trung thu. Để xem thêm nhiều điều thú vị bạn hãy theo dõi trang tin NextX.
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |