Sàn thương mại điện tử Shopee đã và đang được coi là xu hướng kinh doanh tiềm năng ở thời điểm hiện tại. Chính vì thế, đây là sân chơi tiềm năng đem lại lợi nhuận khủng mà người kinh doanh online không thể bỏ qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm thế nào để tạo shop trên Shopee đặc sắc và thu hút khách hàng. Dưới đây, NextX sẽ giới thiệu cho bạn cách tạo shop trên Shopee cực nhanh chóng chỉ trong vài phút. 

Lợi ích khi bán hàng online trên Shopee

Tính đến thời điểm hiện tại, Shopee đang là sàn thương mại điện tử đứng đầu Việt Nam. Đây là mảnh đất màu mỡ giúp các chủ shop kinh doanh thu về lợi nhuận cực khủng. Lợi ích của việc bán hàng online trên Shopee có thể kể đến như:

  • Cung cấp cho người bán hàng nhiều hình thức quảng cáo Shopeequy trình tiếp thị hiệu quả. Từ đó hỗ trợ họ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Các tính năng quảng cáo này bao gồm quảng cáo banner, quảng cáo sản phẩm trên trang chủ của Shopee; quảng cáo Facebook, Instagram,…
  • Shopee thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi và giảm giá để thu hút người dùng đến với trang web của mình. Người bán hàng có thể tham gia vào các chương trình này; để thu hút được nhiều khách hàng hơn và tăng doanh số bán hàng.
  • Sàn cung cấp nhiều công cụ quản lý bán hàng và báo cáo hoạt động bán hàng trên Shopee. Điều này giúp người bán hàng quản lý và phát triển doanh nghiệp trực tuyến của mình.
  • Duy trì các chính sách quảng cáo, truyền thông hoặc tiếp thị của cửa hàng
  • Cung cấp các gói vận chuyển miễn phí và vận chuyển nhanh để tăng lượng mua hàng của doanh nghiệp.
  • Bạn có thể thực hiện livestream và đăng bán các sản phẩm không giới hạn.
  • Shopee cung cấp nhiều phương thức thanh toán và vận chuyển thuận tiện cho khách hàng. Đảm bảo rằng người bán hàng có thể giao hàng nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

lợi ích bán hàng online trên shopee

Xem thêm: Top 7 lợi ích lớn của sàn thương mại điện tử

Một số điều cần biết trước khi tạo shop trên Shopee

Trước khi tìm hiểu về cách tạo shop trên Shopee, nhà bán hàng cần đặc biệt quan tâm đến các chính sách, quy định của Shopee. Điều này để đảm bảo trong quá trình bán hàng không vi phạm các điều khoản dẫn đến bị phạt.

Điều khoản vi phạm

Trong những trường hợp người bán hàng vi phạm các điều khoản của Shopee sẽ dẫn đến một số hình phạt như sau:

  • Tài khoản bán hàng bị giới hạn quyền truy cập.
  • Sản phẩm trên trang bị xóa.
  • Tài khoản bị xóa hoặc đình chỉ hoạt động.
  • Nhận án phạt hình sự hoặc yêu cầu bồi thường tổn thất.

Tổng hợp sản phẩm bị cấm mua/ bán trên Shopee

Thông thường, các mặt hàng bị hạn chế mua bán trên Shopee thường là các mặt hàng nhái, hàng trái phép, hàng giả. Hay những sản phẩm vi phạm quyền thương hiệu hoặc quyền sở hữu trí tuệ như: tiền giả, thuốc/ thực phẩm chức năng, sản phẩm vũ khí, mặt hàng cấm vận. 

Tùy thuộc vào từng sản phẩm và trường hợp vi phạm để có những hình phạt khác nhau. Chính vì vậy, các nhà bán hàng cần tìm hiểu thật kỹ những thông tin này để biết được các sản phẩm của mình có nằm trong nhóm hạn chế hay không.

những điều cần biết trước khi bán hàng onlline

Xem thêm: Tất tần tật về mẹo bán hàng Shopee cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn cách tạo shop trên Shopee chi tiết nhất

Đăng ký tài khoản Shopee

Bước 1: Đầu tiên, bạn truy cập vào đường link chính của Shopee. Sau đó, bấm vào nút “Đăng ký” ở bên trái để tạo shop trên Shopee.

truy cập đường link shopee

Bước  2: Tiếp theo, bạn điền đầy đủ thông tin liên hệ cần thiết vào từng mục yêu cầu trên màn hình. Sau đó, Shopee sẽ gửi về một mã xác minh về số điện thoại, bạn kiểm tra sau đó điền mã xác nhận vào ô trống. 

điền thông tin đăng nhập

Xem thêm TOP 6 phần mềm quản lý bán hàng miễn phí tốt nhất hiện nay

Lưu ý: Tên đăng nhập của bạn không nên chứa các ký tự đặc biệt hoặc các khoảng trắng. Đặc biệt, theo quy định của Shopee, tài khoản đăng nhập không được trùng với bất kỳ tài khoản nào đã từng tồn tại. 

Trong trường hợp Shopee báo tên tài khoản đã tồn tại, bạn có thể thay đổi bằng cách thêm số vào sau tên tài khoản. Ngoài ra, Shopee cũng cho phép người dùng sử dụng email Google hay Facebook liên kết để đăng ký. 

Bước 3: Nhấn vào nút “Đăng ký” trên màn hình để tiến hành tạo shop trên Shopee. 

Thiết lập thông tin gian hàng

Bước thiết lập thông tin bán hàng đóng vai trò khá quan trọng. Người dùng cần điền đầy đủ thông tin khi tạo shop trên Shopee như tên, ảnh đại diện, mô tả thông tin shop. Dựa vào những thông tin này, khách hàng có thể nhận biết được sản phẩm cần bán cũng như lĩnh vực hoạt động của shop.

Hình ảnh đại diện của bạn cần phải sắc nét, rõ ràng bao gồm cả logo. Đồng thời hình ảnh cần tuân thủ không vi phạm hình ảnh theo luật pháp Việt Nam.

Ngoài ra, bạn nên đặt tên của shop sao cho phù hợp và liên quan đến sản phẩm mình bán. Điều này giúp cho khách hàng dễ dàng nhớ tới thương hiệu. Đặc biệt là tên của shop không được chứa các từ có ý nghĩa bây bạ. Chẳng hạn như bạn đang muốn kinh doanh mặt hàng đồ gia dụng, có thể đặt tên theo ngành hàng như: Giadunggiare, Giadunghanoi thay vì tên cá nhân như lethu1005,…

Thiết lập đơn vị vận chuyển

Bước tiếp theo trong quá trình tạo shop trên Shopee là thiết lập đơn vị vận chuyển cho gian hàng. Tính đến thời điểm hiện tại, Shopee đã kết hợp với 5 đối tác vận chuyển chính là Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, VNPost Tiết kiệm, VNPost Nhanh và Viettel Post. Người bán hàng có thể lựa chọn đơn vị vận chuyển bằng cách bật công tắc ở phía bên phải của từng đơn vị. 

Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn đơn vị vận chuyển ưu tiên. Điều này đồng nghĩa với việc Shopee sẽ tự động đề xuất đơn vị này đầu tiên khi khách hàng mua hàng. 

Bạn tiến hành click vào mũi tên bên phải đơn vị vận chuyển; sau đó bật công tắc trong mụcThiết lập đơn vị vận chuyển ưu tiên”.

cách tạo shop trên Shopee

Xem thêm: Hướng dẫn bán hàng trên Shopee cho người mới bắt đầu

Thiết lập hình thức thanh toán

Bước cuối cùng trong quy trình tạo shop bán hàng trên Shopee là thiết lập tài khoản thanh toán. Người dùng truy cập nhanh vào phần “Tài khoản ngân hàng”; sau đó điền đầy đủ các thông tin ở các  bước hướng dẫn để hoàn tất đăng ký. 

Trong trường hợp người dùng đã có ví Shopee, bạn có thể liên kết tài khoản Kênh người bán với ví Shopee. 

Thiết lập ảnh sản phẩm

Đăng bán sản phẩm lên dịch vụ Shopee rất dễ dàng, bạn có thể đăng sản phẩm từ máy tính hoặc ứng dụng điện thoại. Lần lượt các bước gửi sản phẩm lên Shopee như sau:

Bước 1: Quay lại trang chủ của kênh người bán.

Bước 2: Chọn sản phẩm. Chọn “Thêm sản phẩm mới”
Bước 3: Tải hình ảnh lên và điền thông tin mô tả sản phẩm.

Bước 4: Kiểm tra lại thông tin và chọn “Lưu”.

Lưu ý: Shopee cho phép bạn tải lên tối đa 9 hình ảnh cho mỗi sản phẩm. Chính vì vậy bạn cần chọn những hình ảnh đẹp, rõ nét và tốt nhất là ảnh tự selfie. Nhờ đó có thể tạo hiệu ứng giao tiếp tốt với khách hàng.

Bán hàng trên Shopee mất phí bao nhiêu?

Chi phí thanh toán

Phí thanh toán hay được hiểu là chi phí áp dụng cho mỗi một đơn hàng thành công trên Shopee. Hay có các đơn phát sinh yêu cầu trả hàng hoàn tiền từ khách hàng. 

Các đơn hàng này bắt buộc phải được người bán hoặc Shopee chấp nhận hoàn tiền. Ngoài ra, kể từ ngày 1/4/2022 Shopee chính thức thu chi phí bán hàng 2,5% đối với tất cả người bán. Với mức phí này được tính trên tổng phí vận chuyển và tổng tiền hàng sau khi đã trừ hết mã giảm giá và mã khuyến mãi Shopee. 

Chi phí cố định

Kể từ ngày 01/04/2022 Shopee chính thức thu phí bán hàng 2,5% cho tất cả người bán. Mức phí này được tính trên tổng tiền hàng và phí vận chuyển sau khi đã trừ hết khuyến mãi, mã giảm giá Shopee.

 Chi phí cố định

Đây là chi phí hoa hồng cố định được áp dụng cho tất cả các giao dịch bán sản phẩm. Được sử dụng dịch vụ của người bán thực hiện thành công thông qua Shopee hay đơn hàngphát sinh yêu cầu trả hàng hoàn tiền. Tuy nhiên, yêu cầu phải được người bán hoặc Shopee chấp nhận “Hoàn tiền ngay”; ngoại trừ lý do chưa nhận được hàng. 

Tuy nhiên, mức Phí cố định sẽ được áp dụng khác nhau:

Đối với người bán tham gia Shopee:  Để nâng cao chất lượng dịch vụ, từ ngày 02/10/2022, Shopee sẽ áp dụng mức phí cố định mới là 2,5% (bao gồm VAT); trên các đơn hàng thành công.

Người bán tham gia Shopee: Được ưu đãi gói dịch vụ (gói Freeship Xtra, gói Freeship Xtra Plus, gói Xtra Coin Cashback). Các shop  được miễn toàn bộ các loại phí cố định trong  thời gian diễn ra chương trình. Trao đổi với người bán theo mô hình Shopee: mỗi ngành hàng  có % phí cố định khác nhau.

chi phí bán hàng online trên shopee

Xem thêm: 13 vấn đề về thuế khi kinh doanh bán hàng Shopee bạn bắt buộc phải biết

Chi phí dịch vụ 

Phí dịch vụ là  phí bán hàng  Shopee mà người bán thanh toán cho Shopee khi tham gia chương trình Hoàn xu Xtra; gói miễn phí vận chuyển Freeship Xtra hoặc Freeship Xtra Plus. Phí dịch vụ  được tự động khấu trừ vào khoản thanh toán của người bán. Sau đó sẽ chuyển lại tài khoản khi đã hoàn tất đơn hàng. 

Kinh nghiệm bán hàng hiệu quả trên Shopee

Sau khi đã biết cách tạo shop trên Shopee, câu hỏi đặt ra là “Làm thế nào để bán hàng online trên Shopee hiệu quả?”. Dưới đây là một số những bí kíp nhỏ giúp bạn bán hàng thành công:

Xây dựng thương hiệu: Sau khi đã tạo shop trên Shopee, bạn cần phải xây dựng và quảng bá thương hiệu. Chia sẻ link shop của bạn trên Facebook, Zalo hoặc các mạng xã hội phổ biến khác. Đồng thời giới thiệu sản phẩm cho bạn bè, người thân của bạn và nhờ họ đánh giá  sản phẩm này 5*. Đây là cách dễ  nhất để xây dựng  thương hiệu  mà không  tốn nhiều tiền. 

Hình ảnh sản phẩm phải chân thực và đẹp mắt:  Có thể nói đây là bước quan trọng nhất trong bán hàng trên Shopee. Hãy luôn đảm bảo hình ảnh đăng tải đều là hình ảnh thật của sản phẩm. Tuyệt đối không sao chép hình ảnh từ website trong mọi trường hợp. Chụp sản phẩm từ những góc đẹp nhất  và chụp trong điều kiện đủ ánh sáng.  

Đầu tư vào nội dung: đảm bảo cung cấp  đủ thông tin về sản phẩm bạn đang bán như giá cả và các ưu đãi hay hướng dẫn sử dụng… Điều này có thể làm tăng doanh số bán sản phẩm của bạn một cách bất ngờ. 

 Đẩy sản phẩm giúp bạn bán hàng hiệu quả hơn trên Shopee: Đây là một trong những tính năng hay của Shopee. Bạn có thể quảng cáo sản phẩm của mình lên đầu trong phần xuất bản và chỉnh sửa sản phẩm. Chú ý khoảng thời gian trống giữa các lần click vào từng sản phẩm để sản phẩm của bạn luôn xuất hiện đầu tiên.

Lời kết

Trên đây là tất tần tật thông tin về cách tạo shop trên Shopee mà NextX muốn giới thiệu cho bạn. Hy vọng qua những kiến thức này bạn đã nắm được quy tắc tạo shop trên Shopee. Tạo shop trên Shopee cực kỳ đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Truy cập ngay vào Trang tin NextX để nắm bắt thật nhiều thông tin hấp dẫn nữa nhé!

Có thể bạn quan tâm: 7 cách bán hàng online trên Shopee cực hiệu quả cho người mới bắt đầu

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Hãy đánh giá bài viết này