Các hình thức tiếp thị đa kênh không còn quá xa lạ với nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh những phương thức truyền thống thì multi channel và omni channel chính là hai thuật ngữ được nhắc tới nhiều nhất. Vậy khái niệm về multi channel và omni channel là gì? Giữa 2 mô hình này có sự khác biệt hay tương đồng nào không? Bài viết hôm nay NextX – Phần mềm quản lý công việc sẽ cung cấp cho bạn 1 cái nhìn tổng quan nhất về những thắc mắc này.
Khái niệm của 2 hình thức Omni channel và Multi channel
Khái niệm của Omni Channel đa kênh
Omni Channel bao gồm các hoạt động kinh doanh đa kênh. Mô hình này cho phép doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng của mình trên nhiều kênh cùng lúc. Song vẫn có thể đồng bộ & thống nhất trên cùng một hệ thống bán hàng. Mô hình omni channel sẽ chú trọng vào trải nghiệm của khách hàng. Mang tới trải nghiệm liền mạch và đồng bộ trên các kênh bán hàng của DN.
Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra:
NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm giám sát nhân viên thị trường, phần mềm quản lý telesale, phần mềm tổng đài CSKH Call Center… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty.
Khái niệm của Multi Channel
Multi channel cung cấp cho khách hàng đa dạng kênh để lựa chọn trong khi mua sắm. Tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân, người tiêu dùng có thể mua hàng trên kênh online hoặc các cửa hàng bán lẻ trực tiếp.
Trái lại với Omni channel. Mô hình Multi channel có thiên hướng phát triển riêng lẻ các tổ chức, hệ thống để phục vụ cho từng kênh.
Khác biệt cơ bản giữa 2 mô hình Multi channel và Omni channel
Mặc dù cả 2 đều có ý nghĩa là tiếp thị đa kênh. Nhưng giữa multi channel và omni channel chắc chắn sẽ tồn tại những điểm khác biệt.
Omni channel tập trung vào khách hàng còn Multi channel tập trung vào sản phẩm
Omni channel là hoạt động xây dựng hệ thống bán hàng đa kênh. Dựa vào việc xác định các điểm tiếp xúc của KH với thương hiệu. Cũng vì thế, các kênh trong hệ thống omni channel được quản lý đồng bộ và thống nhất.
Thông qua đó tăng cường kết nối tương tác, tối ưu các trải nghiệm với khách hàng.
Mặt khác, Multi channel sẽ cố gắng phát triển hình ảnh sản phẩm. Mục tiêu là quảng bá tới càng nhiều khách hàng càng tốt. Trọng tâm của hình thức tiếp thị đa kênh này là sản phẩm. Chứ không quá tập trung vào trải nghiệm khách hàng như Omni channel.
Khả năng tích hợp hệ thống của omni channel và multi channel
Áp dụng Omni channel nghĩa là các cửa hàng offline và online hoạt động song song, thống nhất với nhau. Còn với mô hình Multi channel thì các hoạt động sẽ được phân bổ theo các kênh riêng biệt. Thay vì tích hợp như Omni channel.
Multi channel sẽ sử dụng nhiều kênh khác nhau để gửi các nội dung giống nhau/riêng lẻ không liền mạch cho KH. Trong khi, Omni channel cần tập trung xây dựng các tương tác trên đa kênh. Nhằm thúc đẩy hành trình mua sắm của các khách hàng tại mọi điểm tiếp xúc.
Phương pháp tiếp cận của 2 mô hình tiếp thị đa kênh
Trong thời đại số ngày nay, người dùng sẽ trải qua hành trình trên các kênh khác nhau. Trước khi họ đưa ra quyết định tiến tới quyết định mua hàng cuối cùng. Vì thế, việc lựa chọn phương pháp tiếp cận bằng cách tạo trải nghiệm khách hàng trên đa kênh của mô hình Omni sẽ giúp người tiêu dùng ghi nhớ và nhận diện được thương hiệu. Cùng với đó, cũng gia tăng khả năng mua hàng nhiều hơn.
Mặt khác, cách tiếp cận của multi channel giúp khách hàng tìm được sản phẩm họ muốn. Cho phép họ mua hàng trên các kênh có sẵn mà họ sử dụng.
Đo lường và đánh giá omni channel và multi channel
So với multi channel, omni channel đem tới sự thống nhất và liền mạch trong cách quản lý. Hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát nguồn lực và thúc đẩy nhà kinh doanh bán hàng hiệu quả hơn. Omni channel cho phép doaanh nghiệp nhanh chóng và dễ dàng hơn khi nắm bắt tình trạng hàng hóa, dòng tiền tại các kênh bán hàng cùng 1 lúc. Thông qua đó để dự đoán và đưa ra quyết định chính xác hơn trong tương lai.
Bên cạnh đó, omni channel giúp đo lường doanh số trên mỗi kênh dễ dàng hơn. Sau đó, phân tích và đưa được các ra báo cáo cụ thể. Phương pháp này cho phép các kênh bán hàng của doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi phân phối. Đồng thời thúc đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu nói chung của doanh nghiệp.
Ưu điểm và hạn chế của multi channel và omni channel
Bên cạnh những khác biệt cơ bản nói trên, dưới đây là bảng tổng hợp ưu điểm và một số hạn chế của 2 mô hình multi channel và omni channel. Bạn có thể tham khảo thêm từ đó lựa chọn chiến lược phù hợp với doanh nghiệp mình.
Ưu và nhược của Omni Channel
Ưu điểm
- Tập trung vào trải nghiệm khách hàng
- Dữ liệu khách hàng được chia sẻ đồng bộ trên tất cả các kênh bán. Dữ liệu đó cũng được thu thập từ nguồn ở tất cả các kênh. Điều này giúp việc xây dựng chân dung KH mục tiêu đạt được tính chính xác, chi tiết và đầy đủ.
- Đem lại trải nghiệm hoàn thiện khi khách hàng mua sắm.
- Quản lý đồng bộ và thống nhất trên hệ thống
Nhược điểm:
- Bên cạnh đồng bộ hệ thống còn cần sự đồng bộ & thống nhất ở từng phòng ban, tổ chức
- Mô hình cần đầu tư nhiều thời gian và chi phí triển khai. Yêu cầu đánh giá hiệu quả thường xuyên.
Ưu và nhược của Multi Channel
Ưu điểm:
- Dễ dàng tiếp cận và triển khai mô hình Multi Channel
- Phân tích insight KH nhanh chóng trên mỗi điểm chạm
Nhược điểm:
- Chưa tối ưu được chất lượng trải nghiệm khách hàng
- Khả năng phân tích chân dung KH mục tiêu của thương hiệu chưa thực sự hiệu quả
- Tốn thời gian và chi phí nhân sự cho việc triển khai từng kênh riêng lẻ
Xem thêm: CRM marketing đa kênh
Qua bài viết này, NextX hy vọng bạn đọc đã có thêm thông tin hữu ích về 2 hình thức tiếp thị multi channel và omni channel. Mỗi mô hình tiếp thị đa kênh này đều có những điểm nổi trội riêng. Và song song với đó cũng tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, các doanh nghiệp nên căn cứ vào từng giai đoạn phát triển cũng như chiến lược và hướng đi của doanh nghiệp. Từ đó lựa chọn phương pháp tiếp thị đa kênh cho phù hợp nhất cho công ty mình.
Để cập nhật thêm những thông tin hay trong Trang tin NextX cùng tìm hiểu thêm!
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |