Startup nào sẽ được hưởng lợi trong hoàn cảnh kinh tế suy thoái?

Startup-nao-huong-loi-trong-Suy-thoai-kinh-te

Startup nào sẽ được hưởng lợi trong hoàn cảnh kinh tế suy thoái?

Tin xấu về lạm phát tại Mỹ và cắt giảm lao động diện rộng dẫn đến đi đâu tôi cũng nghe các chủ doanh nghiệp và lãnh đạo cấp cao nhắc nhở nhau “2022 dù tệ nhưng 2023 còn sẽ tệ hơn vì kinh tế suy thoái, hãy bắt đầu thắt lưng buộc bụng để sống sót trước”. Cùng NextX CRM khám phá dưới góc nhìn toàn cảnh về vấn đề này

Đúng là khả năng kinh tế suy thoái sẽ xảy ra với xác suất rất ca. Ít nhất là với Mỹ (GDP giảm từ 5.7 vào 2021 sẽ xuống còn 1.0 vào 2023) và EU (GDP giảm từ 5.2 vào 2021 sẽ xuống còn 0.5 vào 2023) – theo dự đoán của IMF (quỹ tiền tệ thế giới). Nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Và không phải doanh nghiệp nào cũng tập trung vào thắt lưng buộc bụng.

Theo một nghiên cứu và phân tích của Bain – 1 top 4 công ty tư vấn chiến lược trên thế giới – có đến 4 cách để ứng phó với kinh tế suy thoái.

Hai yếu tố tác động lớn nhất ảnh hưởng tới việc cách ứng phó là định vị chiến lược và tài chính:

Định vị chiến lược bao gồm các yếu tố:

  • Thị phần, danh mục sản phẩm so với đối thủ, trung thành của khách hàng và mức độ bị tác động của ngành trước suy thoái và disruption

Tài chính:

  • Biên lợi nhuận, mức độ nhạy cảm trước suy thoái, tiền mặt, tài sản…

Xem thêm Chia sẻ về hành trình xây dựng mô hình Startup thành công

Dựa trên 2 yếu tố này, sẽ có 4 chiến lược:

  • Nếu cái gì cũng yếu – hãy nghĩ đến chiến lược “go Big hoặc go Home”: tập trung toàn bộ nguồn lực cho việc đầu tư vào sức mạnh cốt lõi. Chơi lớn một lần để tạo sức bật vượt qua suy thoái.

go-big-or-go-home

  • Nếu định vị mạnh và tài chính yếu – hãy chơi phòng thủ: cắt giảm những mối quan tâm không cốt lõi để tập trung cốt lõi. Đây có lẽ là cách phổ biến nhất.
  • Nếu định vị yếu và tài chính mạnh – Hãy mạnh dạn đầu tư thêm xoay quanh sức mạnh cốt lõi.
  • Nếu cái gì cũng mạnh – hãy chơi tấn công: Nhanh chóng thâu tóm (M&A) các doanh nghiệp khác để tăng tốc và mở rộng thị phần cũng như đa dạng hoá sản phẩm.

Tôi đọc nhiều các phân tích liên quan đến suy giảm kinh tế, từ định nghĩa, nguyên nhân tới phương án chuẩn bị và ứng phó của doanh nghiệp thì rút ra 1 số điều.

Startup-nao-huong-loi-trong-Suy-thoai-kinh-te

Xem thêm Công bố Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á (E-Conomy SEA)

Trong đó có 2 điều thú vị nhất trong

Một là,

Các nhà kinh tế và tổ chức vẫn đang còn tranh cãi định nghĩa, nguyên nhân, thậm chí là chỉ trích phương án xử lý (vĩ mô) của nhau

Hai là,

Dù vĩ mô chưa thống nhất nhưng vi mô thì phương án lại nhất quán và vẫn đúng với cả 4 chiến lược bên trên. Đó là:

  • Đảm bảo sự linh hoạt và ứng biến nhanh chóng với tình hình thông qua dữ liệu kịp thời và tự động hoá cao (1)
  • Lấy khách hàng làm gốc. Suy giảm kinh tế làm số lượng khách hàng mới giảm, đòi hỏi doanh nghiệp tập trung chăm sóc khách hàng cũ hiệu quả và khoa học hơn (2)
  • Dòng tiền là quan trọng nên ưu tiên OPEX (dùng tiền từ vận hành) hơn là CAPEX (dùng tiền đầu tư tài sản cố định) (3)

Nghiên cứu của Bain cho thấy nhiều doanh nghiệp đã tận dụng suy thoái như một cơ hội và thành công ở các lần suy thoái trước đó.

Ở chiều nhà cung cấp dịch vụ, Yếu tố (3) có lẽ là tín hiệu tích cực cho anh em làm SaaS vì khách hàng sẽ ưu tiên cloud.

Yếu tố (1) là động lực cổ vũ cho các SaaS cung cấp giải pháp công nghệ nói chung. Cuối cùng, Yếu tố (2) cho thấy các giải pháp phần mềm CRM sẽ có điều kiện phát triển bùng nổ. Để cập nhật thêm những thông tin hay trong Trang tin NextX  cùng tìm hiểu thêm!

Rate this post

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM