Bí quyết phân khúc thị trường hiệu quả nhất trong kinh doanh

Việc hiểu rõ và tìm hiểu sâu về khách hàng là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của mọi doanh nghiệp. Và để thực sự kết nối và đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu đa dạng của khách hàng. Doanh nghiệp cần phải xác định được “phân khúc thị trường”. Vậy làm cách nào để hiểu và nắm bắt được “phân khúc thị trường”. Đừng lo! NextXPhần mềm CRM cho doanh nghiệp sẽ giúp bạn xác định được phân khúc thị trường.

phân khúc thị trường

Xem thêm: 7 bí quyết thú vị để phân tích thị trường kinh doanh hiện nay

Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra:

NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm giám sát nhân viên thị trường, phần mềm quản lý telesale, phần mềm tổng đài CSKH Call Center… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty.

Phân khúc thị trường là gì?

Phân khúc thị trường là việc chia nhỏ thị trường chung thành các phân đoạn nhỏ hơn. Dựa trên những đặc điểm chung của các khách hàng, sản phẩm/ dịch vụ. Mục tiêu của việc phân khúc thị trường là để tập trung vào nhóm khách hàng cụ thể. Và hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và hành vi của họ. Điều này giúp các doanh nghiệp tạo ra chiến lược tiếp thị. Phân phối hiệu quả hơn bằng cách tùy chỉnh theo từng phân khúc cụ thể.

Các phân khúc thị trường thường được xác định dựa trên các yếu tố. Như độ tuổi, giới tính, thu nhập, vị trí địa lý, lối sống, sở thích, giáo dục,… Điều này giúp các doanh nghiệp tạo ra thông điệp. Và sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng. Làm tăng khả năng thành công trong việc thu hút và duy trì sự quan tâm.

Tầm quan trọng của việc phân khúc thị trường

  • Hiểu rõ hơn về khách hàng

 Phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn, và hành vi của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

  • Tăng cường hiệu quả marketing và bán hàng

 Phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào các nhóm khách hàng có khả năng mang lại doanh thu cao nhất. Điều này giúp tăng cường hiệu quả marketing và bán hàng, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.

  • Tăng cường sự hài lòng của khách hàng

 Phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp cung cấp các trải nghiệm phù hợp và hiệu quả hơn cho từng nhóm khách hàng. Điều này giúp tăng cường sự hài lòng của khách hàng. Từ đó gia tăng lòng trung thành và khả năng giữ chân khách hàng.

phân khúc thị trường

Xem thêm: Bật mí cách phân tích khách hàng mục tiêu hiệu quả và chính xác nhất

Có mấy nhóm phân khúc thị trường

Để thực sự hiểu rõ hơn về phân khúc thị trường và tận dụng triệt để tiềm năng của nó. Chúng ta cần tiếp cận với sự tỉ mỉ và sự chân thành trong việc thâm nhập vào tâm trí và hành vi. Hãy cùng nhau khám phá hơn về các nhóm của phân khúc thị trường và cách nó định hình sự thành công của chúng ta.

Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học

Là một trong những cách phổ biến để chia nhỏ thị trường dựa trên các đặc điểm cơ bản của khách hàng. Một số phân khúc khách hàng theo nhân khẩu học phổ biến: tuổi, giới tính, thu nhập, hôn nhân và gia đình, vị trí địa lý, sở thích, lối sống,…

Việc này  giúp doanh nghiệp xác định rõ hơn về những đặc điểm cơ bản của khách hàng và phát triển chiến lược phù hợp với từng phân khúc cụ thể.

Ưu điểm

  • Dễ dàng thu thập thông tin. Thông tin nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, thu nhập, vị trí địa lý thường dễ dàng thu thập thông qua các khảo sát hoặc cơ sở dữ liệu sẵn có.
  • Phân loại rõ ràng. Việc phân loại dựa trên nhân khẩu học tạo ra những đối tượng mục tiêu rõ ràng và dễ nhận biết. Điều này giúp tạo ra thông điệp và chiến lược tiếp thị chính xác hơn.
  • Dễ dàng tạo nội dung tùy chỉnh. Dựa trên thông tin nhân khẩu học, bạn có thể tạo nội dung tùy chỉnh mà khách hàng mỗi phân khúc đều có thể đồng cảm và tương tác.
  • Tối ưu hóa tài nguyên. Bằng cách tập trung vào những phân khúc có tiềm năng cao, bạn có thể tối ưu hóa tài nguyên tiếp thị và tập trung vào những người mua sắm có khả năng cao.
  • Dễ dàng so sánh và đánh giá. Phân khúc theo nhân khẩu học giúp bạn so sánh và đánh giá hiệu suất của từng phân khúc dựa trên dữ liệu dễ dàng thu thập được.

Nhược điểm

  • Không thể đánh giá chi tiết hành vi. Chỉ dựa vào thông tin nhân khẩu học, bạn không thể đánh giá chi tiết về hành vi mua sắm, sở thích và nhu cầu cụ thể của khách hàng.
  • Không hiểu sâu về nguyên nhân và động cơ. Nhân khẩu học không cung cấp thông tin về tại sao khách hàng hành động như vậy hoặc có những động cơ gì. Điều này có thể làm hạn chế việc hiểu sâu hơn về họ.
  • Có thể phân mảnh quá nhiều. Quá mức phân mảnh dựa trên nhân khẩu học có thể làm cho việc quản lý và tiếp thị trở nên phức tạp hơn.
  • Không đảm bảo tính hiệu quả. Một số khách hàng có cùng thông tin nhân khẩu học nhưng có hành vi và nhu cầu hoàn toàn khác nhau. Do đó, việc phân loại chỉ dựa trên nhân khẩu học không đảm bảo tính hiệu quả trong việc tiếp cận.

phân khúc thị trường

Xem thêm: Phân khúc khách hàng là gì? 6 mẹo cơ bản trong chiến lược kinh doanh

Phân khúc thị trường theo hành vi mua hàng

Là quá trình chia thị trường thành các nhóm dựa trên hành vi mua sắm và quyết định mua hàng của khách hàng. Thay vì tập trung chỉ vào đặc điểm nhân khẩu học. Phân khúc này tập trung vào các yếu tố liên quan đến cách khách hàng tương tác với thị trường. Tìm hiểu sản phẩm và quyết định mua hàng.

Một số nhóm khách hàng: khách hàng mua lần đầu, khách hàng tiềm năng, khách hàng thường xuyên,…

Phân khúc thị trường theo hành vi mua hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách khách hàng tương tác với thị trường và quyết định mua hàng. Điều này giúp tạo ra chiến lược tiếp thị tùy chỉnh phù hợp với từng nhóm. Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và tạo giá trị thực sự

hình ảnh

Xem thêm: “6 sự thật bất ngờ” về mô tả khách hàng mục tiêu bạn đã biết?

Phân khúc thị trường theo hành trình mua hàng

Phân khúc khách hàng theo hành trình mua hàng là việc phân chia khách hàng thành các nhóm dựa trên giai đoạn trong hành trình mua hàng của họ.

Hành trình mua hàng của khách hàng thường được chia thành các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn nhận thức: Khách hàng nhận thức được nhu cầu hoặc vấn đề của mình và bắt đầu tìm kiếm thông tin về giải pháp.
  • Giai đoạn cân nhắc: Khách hàng cân nhắc các giải pháp khác nhau và so sánh các tính năng, giá cả, và lợi ích của từng giải pháp.
  • Giai đoạn quyết định: Khách hàng quyết định mua hàng và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu của họ.
  • Giai đoạn hậu mua hàng: Khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ và có thể có phản hồi về trải nghiệm của họ.

Phân khúc thị trường theo hành trình mua hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách mà khách hàng tương tác với sản phẩm và thương hiệu. Từ giai đoạn tìm hiểu đến sau khi mua hàng. Điều này giúp xây dựng chiến lược tiếp thị và tương tác phù hợp với từng giai đoạn của hành trình mua sắm của khách hàng.

Phân khúc thị trường theo thiết bị sử dụng

Là một trong những loại phân khúc khách hàng phổ biến hiện nay. Phân khúc này dựa trên thiết bị mà khách hàng sử dụng để tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Ví dụ: Một doanh nghiệp bán quần áo có thể phân khúc thị trường của mình thành các nhóm dựa trên thiết bị sử dụng như sau:

Khách hàng sử dụng thiết bị di động. Đây là nhóm khách hàng thường xuyên sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng để mua sắm quần áo. Doanh nghiệp tập trung vào tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trên thiết bị di động. Chẳng hạn như thiết kế website thân thiện với thiết bị di động, cung cấp các ứng dụng di động. Tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị trên thiết bị di động

Khách hàng sử dụng thiết bị máy tính. Đây là nhóm khách hàng thường xuyên sử dụng máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay để mua sắm quần áo. Doanh nghiệp có thể tập trung vào tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trên thiết bị máy tính. Như thiết kế website thân thiện với thiết bị máy tính, cung cấp các ứng dụng máy tính. Tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị trên thiết bị máy tính.

Các bước xác định phân khúc thị trường

Nghiên cứu thị trường

Điều này bao gồm thu thập thông tin về thị trường tổng thể và các yếu tố ảnh hưởng. Bao gồm xu hướng, kích thước thị trường, khả năng tăng trưởng, cạnh tranh. Bạn cần hiểu rõ về người tiêu dùng. Nhu cầu của họ và những yếu tố tạo động lực cho họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ.

Phân tích khách hàng hiện tại

 Điều này liên quan đến xác định những đặc điểm chung của khách hàng hiện tại của bạn, chẳng hạn như độ tuổi, giới tính, sở thích, thu nhập và hành vi mua hàng. Phân tích này giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình và tạo ra các phân khúc dựa trên thông tin này.

Xác định các yếu tố phân khúc

 Dựa trên thông tin từ nghiên cứu và phân tích. Bạn cần xác định các yếu tố quan trọng để phân chia thị trường. Điều này có thể là những điểm chung về độ tuổi, giới tính, sở thích, vị trí địa lý, nghề nghiệp, và nhiều yếu tố khác.

Tạo các phân khúc tiềm năng

 Dựa vào các yếu tố đã xác định, bạn có thể tạo ra danh sách các phân khúc tiềm năng. Đây là những nhóm khách hàng có đặc điểm tương tự. Có thể có nhu cầu tương tự về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Đánh giá khả năng và hấp dẫn

 Để xác định phân khúc thực sự hấp dẫn và khả thi. Bạn cần đánh giá khả năng thu hút và duy trì khách hàng trong mỗi phân khúc. Điều này có thể bao gồm việc đo lường kích thước thị trường, tiềm năng tăng trưởng, cạnh tranh. Và khả năng phục vụ khách hàng trong phân khúc đó.

Chọn phân khúc mục tiêu

 Dựa trên việc đánh giá, bạn có thể quyết định chọn những phân khúc mục tiêu mà bạn muốn tập trung vào. Đây là những nhóm khách hàng mà bạn tin rằng bạn có thể phục vụ tốt nhất. Có khả năng tạo ra giá trị lớn nhất.

Tùy chỉnh chiến lược tiếp thị

Cuối cùng, bạn cần điều chỉnh chiến lược tiếp thị của mình để phù hợp với từng phân khúc mục tiêu. Điều này bao gồm tạo ra thông điệp, quảng cáo, sản phẩm/ dịch vụ phù hợp với nhu cầu và mong muốn của từng phân khúc.

Kết luận

Trên đây là những tài liệu và thông tin mà Trang tin NextX đã chia sẻ. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Chúc bạn áp dụng thành công những kiến thức mới này vào hoạt động kinh doanh của mình!

Có thể bạn quan tâm: Top 6 phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất hiện nay

Rate this post

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM