1. Thực trạng

Theo Viện Tài chính Quốc tế (Institute of International Finance), nợ toàn cầu (Global Debt) bao gồm các khoản vay của các chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình đã vượt $303.000 tỷ vào năm 2021 trong khi GDP toàn cầu năm này chỉ ở mức $96.300 tỷ (Statista). Con số nợ năm 2020 là $226.000. Đây là đợt tăng nợ lớn nhất trong một năm kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai đến giờ, gây ra lạm phát cao. Cùng NextX tìm hiểu để cập nhật thêm những thông tin hay trong Trang tin NextX  cùng tìm hiểu thêm!

lam-phat

Xem thêm Vốn – quy trình gọi vốn, chia cổ phần và những điều bạn chưa biết

Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra: 

NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm giám sát nhân viên thị trường, phần mềm quản lý telesale, phần mềm tổng đài CSKH Call Center… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty.

Tỷ lệ Nợ/GDP toàn cầu đã ở mức trên 300% và hiện đang ở mức cao được coi là “nguy hiểm” – theo đánh giá của IIF.

IMF ước tính, để có thể thanh toán các khoản nợ, ít nhất 100 quốc gia sẽ phải giảm chi tiêu cho y tế, giáo dục và an sinh xã hội.

Một số quốc gia vỡ nợ có thể gây hoảng loạn trên thị trường tài chính và “suy thoái kinh tế kéo dài, lạm phát cao và cắt giảm nguồn lực hơn dành cho các lĩnh vực thiết yếu như y tế, giáo dục và an sinh xã hội, và tác động trước hết lên người nghèo”. IMF và WB tin rằng 60% các nước thu nhập thấp đang ở hoặc gần thời điểm này.

Đối với các doanh nghiệp, việc hoàn trả các khoản nợ lớn có nghĩa là họ sẽ có ít tiền hơn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và tạo thêm công ăn việc làm. Mất khả năng thanh toán cũng là một rủi ro đối với các doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản vay đến hạn.

Đối với các hộ gia đình, mức nợ cao buộc họ phải cắt giảm một số khoản mục chi tiêu (thiết yếu) chẳng hạn như thực phẩm hoặc nhiên liệu. Dĩ nhiên các hộ gia đình có thu nhập thấp có nguy cơ cao hơn.

Đồng thời lạm phát đang tăng đột biến, vì vậy các NHTW phải tăng lãi suất để cố gắng kiềm chế lạm phát. Điều này đồng nghĩa với việc nghĩa vụ hoàn trả các khoản vay trở nên cao hơn.

IMF cảnh báo các chính phủ, hộ gia đình và doanh nghiệp đang vay nợ nhiều sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc tăng lãi suất đáng kể, vì vậy các quốc gia phải cẩn thận để đạt được “sự cân bằng phù hợp”

2. Vì sao có chuyện này?

a/ Chính sách tiền tệ dễ dãi, bơm tiền ào ạt để đạt tăng trưởng suốt 30 năm qua .

b/ Đặc biệt giai đoạn GFC 2008 và Covid. COVID-19 dẫn đến việc tạm thời đứt gãy chuỗi cung ứng, bơm tiền chưa từng có. Hệ quả là quy mô nợ cũng tăng khủng khiếp

c/ Cuộc chiến Ucraina làm sụp hoàn toàn chuỗi cung ứng, cắt nguồn cung cấp lương thực và đẩy giá lương thực lên cao, đang đẩy nợ toàn cầu lên cao hơn nữa.

Cách đây gần 1 năm rưỡi tác giả đã đăng bài “Thời đại tiền tệ dễ dãi” phân tích các nội dung a. và b. Và được dự đoán như sau:

“a/  Hãy dán mắt vào các chỉ số dẫn dắt liên quan đến vòng quay vốn và M1, M2, hay xuất hiện các công cụ đòn bẩy mới thay thế các ngân hàng thương mại… làm tăng hệ số nhân tiền và tăng tốc độ vòng quay vốn.

b/ Hành vi tiêu dùng của người nghèo đối ứng với CPI: báo hiệu khủng hoảng sớm ít nhất 3 tháng.”

Kết quả 1 năm sau

Velocity M1 vực dậy rất nhanh sau khi Covid cơ bản được chế ngự cuối 2021-đầu 2022. Các động thái giảm chỉ bởi nguy cơ lạm phát bắt đầu bùng từ đầu năm 2022.

Hệ quả là lạm phát.

lam-phat

Xem thêm  Thu hồi tiền mua trái phiếu doanh nghiệp Vạn Thịnh Phát có hợp pháp?

Lại đúng lúc vụ Ucraina đánh đòn nhồi vào giá cả.

Đến tháng 8/2022 lạm phát Mỹ vượt 8%, EU lên ngưỡng trên 10%. 3 nước vùng Baltic lên hơn 20%, Hungari 18,6%, Séc 17,1%. Hà Lan 17,1%. Đức 10,9%. Balan 10,7%. Anh dự kiến lên 18%. Nhật Bản ở truyền thống lâu năm không lạm phát, thậm chí giảm phát, thì tháng 8/2022 lạm phát cơ bản cũng đã lên tới 2,8%.

3. Phải làm gì?

Có thể thấy phải giảm M1 nhanh hơn hoặc phải kìm hãm Velocity tăng chậm hơn mới cứu vãn được tình hình.

Để hạ nhiệt lạm phát chỉ có 1 giải pháp: thực thi gắt gao việc thắt chặt tiền tệ đúng nghĩa thắt lưng buộc bụng. Trên thực tế các biện pháp này sẽ làm giảm M1-M2 tức giảm quy mô Bảng TKTS các NHTW, tăng lãi suất và giảm Velocity.

Nếu thực hiện đồng bộ như thông thường lãi suất USD phải đạt ngưỡng tối thiểu 4,5-4,75% hoặc 5%, Bảng TKTS FED phải giảm từ mức gần 9.000 tỷ xuống 6.500 tỷ giảm 30%

Tuy nhiên các ngân hàng trung ương lần này có vẻ nhát tay. Lý do giờ đã rõ:

  1. Kinh tế toàn cầu đã quen với đồng tiền dễ dãi, lãi suất thấp để tăng trưởng. Mà nước nào cũng muốn tăng trưởng trở lại sau Covid.
  2. Bong bóng nợ toàn cầu phình ra quá to như nêu ở 1. Thu hẹp M1-M2 và quy mô Bảng TKTS các NHTW không cẩn thận là mất thanh khoản toàn cầu và khủng hoảng toàn diện. Khi ấy quả bóng tiền tệ đang bị thổi căng phồng sẽ vỡ tan tành.

Không làm gì khi bóng ma lạm phát đang đe doạ làm rung chuyển kinh tế toàn cầu còn tệ hơn. Ưu tiên chống lạm phát trở thành số 1, đứng trên nhu cầu tăng trưởng.

Không còn đường nào khác. Đúng là tiến thoái lưỡng nan.

Cuối cùng dường như các ngân hàng trung ương đã quyết theo kiểu thắt chặt chính sách tiền tệ nửa vời: Tăng lãi suất thì quyết liệt, giảm M1-M2 và Bảng TKTS của NHTW thì từ từ.

Tôi gọi đây là “chính sách tiền tệ Thắt lưng Mở bụng” – thắt chặt nửa vời.

Có lẽ sách giáo khoa về Tài chính – Tiền tệ sẽ còn nhắc đến vụ này.

FED đi đầu bằng 4 đợt tăng lãi suất: một lần 0.5% và 3 lần 0,75% đống thời dự kiến năm nay tăng thêm 1,25% nữa.

ECB ưỡn ẹo một lúc rồi cũng phải tăng 0,75% và sẵn sàng như vậy tiếp.

90 NHTW đã tăng lãi suất theo.

Đồng USD đi trước nên tăng giá mạnh toàn cầu

Nhưng quy mô Bảng TKTS và kèm theo là M1-M2 của các các NHTW tiêu biểu là Fed giảm không đáng kể

Hiệu quả của chính sách Thắt lưng Mở bụng đến đâu thì hồi sau sẽ rõ. Nhưng rõ ràng là hiệu ứng chống lạm phát sẽ yếu hơn nhiều. Liệu pháp lãi suất, vì vậy muốn có tác dụng, sẽ phải nặng đô hơn.

Chúng ta sẽ chứng kiến các đợt tăng lãi suất mạnh tiếp theo.

Tôi điều chỉnh mức lãi suất USD kỳ vọng lên trên 5% chứ không chỉ 4,5-5% như trước đây. Có thể nhắm đến mức 6-7% như những năm 90s.

Bảng TKTS các NHTW sẽ giảm theo kết quả lạm phát. Tôi cũng thay đổi dự báo mức giảm Bảng TKTS còn 15-20%, tốc độ sẽ diễn ra trong 2-3 năm. Mỹ hút tiền đủ thanh khoản là quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn.

Vấn đề toàn cầu là thanh khoản. Hãy cẩn thận với thanh khoản, nhất là USD.

Hệ quả là gì?

a/ Áp lực lên tỷ giá USD sẽ mạnh hơn nhiều các tính toán hiện nay. So rổ tiền tệ toàn cầu USD đã tăng 20%. Cách đây mấy hôm chỉ 1 đêm USD index tăng từ 111,8 lên 113 (hơn 1%). Áp lực tỷ giá đè lên tất cả các loại tiền tệ. Xu thế tăng USD còn mạnh.

b/ Thanh khoản ngoại tệ yếu dần nhưng không nổ. FDI bị ảnh hưởng tiêu cực. Quá trình này sẽ kéo dài;

c/ Lạm phát kéo dài hơn các đợt trươc, thành hiện tượng toàn cầu và hình thành mức giá mới bởi các yếu tố địa chính trị không tạo ra đồng thuận chống suy thoái toàn cầu như 2008 mà ngược lại.

Chỉ số Commodity Research Bureau Index (CRBI) đại diện cho thị trường hàng hóa toàn cầu thể hiện xu thế giá cả cho thấy dù nguy cơ kinh tế suy thoái 2023 hiển hiện nhưng mức điều chỉnh giảm của thị trường không đáng kể… là minh chứng

4. Tình hình ở Việt Nam

a/ Từ các thông tin báo chí thấy số số liệu vĩ mô Việt Nam 8 tháng đầu năm quá tốt!

lam-phat

Xem thêm DIC Corp lấy tiền từ đâu đẻ mua lại 1600 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Tỷ giá VND/USD ổn định (chỉ mất 4%); Lạm phát thấp chỉ 2,7%; Lãi suất điều hành chỉ tăng 1%; GDP 2022 tăng kỳ vọng 8-9% rất cao; Thặng dư ngân sách 251,7 ngàn tỷ đồng; Đầu tư nước ngoài vẫn tăng; Xuất siêu hơn $5 tỷ. Toàn dữ liệu tốt.

b/ Chỉ còn mấy câu hỏi băn khoăn nhờ bạn FB ai biết trả lời giúp:

– Xu thế tăng lãi suất USD, EUR còn tiếp tục mạnh sẽ tiếp tục tạo áp lực lên tỷ giá VND. Để giữ giá VND mà không tăng lãi suất, NHNN – nghe đồn – đã phải bán một lượng ngoại tệ lớn. Nguồn bán can thiệp bao nhiêu đủ cho bao lâu? Dự trữ ngoại hối trước đó cũng chỉ trên ngưỡng an toàn tối thiểu là 3 tháng nhập khẩu 1 chút.

– Với nền kinh tế mở như Việt Nam, có tránh khỏi nhập khẩu lạm phát? Cả thế giới lạm phát làm sao ta cách ly? Có giữ Low-Inflation như Zero-Covid mãi được không?

– Duy trì lãi suất thấp: có giữ được tỷ giá không? Cần kèm với biện pháp gì? Lãi suất điều hành có ảnh hưởng nhiều đến chi phí đi vay (không chỉ lãi suất danh nghĩa)?

– GDP tăng mạnh vì năm 2021 quá thấp do Covid hay vì DN phát tài? Nghe lạ lạ… khi trần tín dụng vẫn áp, kênh trái phiếu bị chặn, vay nước ngoài hết cửa. Thanh khoản thị trường đang rất căng. Dự báo tổng phương tiện thanh toán đến cuối năm 2022 sẽ chỉ tăng tối đa 8-9 % so với cuối năm 2021, là tốc độ tăng hàng năm thấp nhất trong lịch sử nhiều năm.

Mà động lực tăng trưởng chính vẫn là vốn (tài nguyên cạn, nhân công hết rẻ). Phải chăng chỉ mỗi FDI – gia công?

Đúng FDI tăng: giải ngân tăng 16% (vào rồi đang triển khai). Mỗi đăng ký mới giảm 15%. Có số liệu nào về xu thế không?

– Thặng dư ngân sách: Các nước liên tục bội chi do dùng ngân sách chi an sinh xã hội hết bởi Covid, sang Ucraina nay vì lạm phát. Mỗi Việt Nam là điểm khác biệt. Sao tài thế? Hy vọng là đã chi nhưng chưa hạch toán.

– Xuất khẩu: gần 75% kim ngạch xuất khẩu là của FDI. Các DN Việt Nam yếu hay họ quá mạnh? Lý do?

c/ Ông Huỳnh Quang Tuấn trong bài viết mở đầu: “Nếu tôi là Thống đốc NHNN…”.

Giống như bao bài góp ý, đầu tiên tôi thể hiện sự đồng tình nhớn với quan điểm của ông: xả van từ từ không giật cục, không đùng 1 cái như đã từng trong lịch sử.

Sau nữa là vài góp ý nhỏ để thực hiện đồng bộ Cụ thể góp ý là:

– Trước hết xin phi lộ rằng số liệu thống kê Việt Nam tôi không có, chính sách tiền tệ tài khoá tôi không biết, công cụ quản lý tiền tệ không thạo… Bàn chuyện quá khứ thì đã qua. Dự báo sắp tới thì không có số liệu. Có người bảo toàn bàn chuyện đâu đâu không nói về Việt Nam. Biết gì đâu mà nói! Nên góp ý kiểu mò thôi.

Giá mà ông Tuấn làm sao số liệu, công cụ cũng như mục tiêu chính sách đầy đủ chi tiết, cập nhật liên tục và công khai dự báo hành động của ông thì hay quá.

– Tỷ giá: sức ép lớn và sẽ còn lớn lên. Mong chính sách tiền tệ trước mắt tập trung, đơn mục tiêu và đồng bộ các công cụ: (a)Tăng lãi suất + (b) Giảm – hạn chế tiền lưu thông bằng các công cụ TT Mở và Dự trữ bắt buộc + (c) Hạn chế cầu (mua) USD bằng các công cụ tài chính, tiền tệ (ví dụ không dùng USD mà ngoại tệ khác hay các công cụ bảo hiểm), bao gồm các biện pháp hành chính ngắn hạn + (d) Chấp nhận VND mất giá dần để hạ nhiệt theo xu thế đẩy xuất khẩu + (e) Chấp nhận hy sinh lạm phát cao hơn mục tiêu 4%, có thể tới 7-8% nhưng cái thu lại là tăng trưởng phải cỡ 9-10% + (f) Bán USD can thiệp những cơn sốt ngoại tệ mang tính thời điểm, mùa vụ (ví dụ Tết).

– Biện pháp cuối (f) cần rất ngắn hạn, cẩn trọng, dứt khoát.

Bởi ông chú ý dự trữ ngoại hối hình thành chính từ các nguồn:

    1. Thặng dư thương mại và dịch vụ quốc tế.
    2. Kiều hối, các nguồn cho tặng đã bán ra VND.
    3. Viện trợ không hoàn lại bằng ngoại tệ.
    4. FDI bán ngoại tệ lấy VND đầu tư.
    5. Vay nợ nước ngoài bán ra thị trường lấy VND triển khai các khoản chi và mua sắm trong nước.
    6. Vàng trong dân.

FDI có thể và sẽ đến ngày họ rút ra bằng ngoại tệ.

Vay nợ nước ngoài bằng ngoại tệ đến lúc cũng phải trả bằng ngoại tệ.

Mỗi nguồn 1-3 là không phải trả ra lại nước ngoài. Tính tổng dự trữ ngoại hối hiện nay cùng với số đã tiêu so với tổng1-3 đã về chắc không ít hơn đâu. Tức là bao gồm cả 4 và 5…

Nên trông vậy thôi nguồn dự trữ, nếu khủng hoảng hay biến động, khó mà cân được, dùng chữa cháy thôi.

– VND đã mất giá chỉ 4-5%. Suy ra VND đã lên giá 15-16% so rổ tiền tệ toàn cầu. Như vậy năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của Việt Nam đã bị giảm từ góc nhìn giá. Mà sao không nhân cơ hội này đạp giá VND thấp chút nữa? Bình thường làm thế là bị bảo “thao túng tiền tệ”. Việt Nam cũng đã từng vào tầm ngắm. Nhân vụ này đạp tỷ giá chút chắc chả ai nói được: Tại USD tăng quá đấy chứ! Nội tệ yếu đi không liên quan kinh tế yếu. Quan trọng là tính toán mức phá giá nào cho hợp lý trên cơ sở cân đối các nghĩa vụ ngoại tệ. Và nhớ xả từ từ, có dự báo và phanh bằng lãi suất cụ nhá.

– Các sản phẩm bảo hiểm như các hợp đồng futures hàng hoá, ngoại tệ hay index nên cho phép giao dịch tự do để tránh dòng ngoại tệ luân chuyển quy mô lớn gây biến động tỷ giá.

– Mấy hôm nay nóng vụ tỷ giá. Để giữ tỷ giá ở mức nào đó phải hỏi: trước hết chúng ta muốn gì? Thực tế dự kiến sẽ ra sao? Nguồn lực nào? Công cụ gì? Trong bao lâu? Có phải cứ ban hành Nghị quyết là thị trường nó nghe đâu. Nhắm không giữ được hay không cần giữ thì cũng xả từ từ chứ chơi trò “Lập phòng tuyến” xong thỉnh thoảng vỡ trận như vỡ đê không dự báo trước thì chết các cháu cụ nhé!

– Lại có chuyện bảo phá giá nội tệ không giúp tăng xuất khẩu. Tất nhiên công cụ tỷ giá chỉ hỗ trợ. Sản xuất công nghệ thấp, hàng hoá không cạnh tranh thì tỷ giá nào cũng vứt. Nhưng khi đã xuất khẩu (hiện xuất khẩu Việt Nam tương đương GDP) thì quản lý tỷ giá tốt là hỗ trợ thêm cho xuất khẩu. Mỹ chả bắt Trung Quốc nâng giá NDT suốt vì bảo đồng NDT quá yếu là “thao túng tiền tệ” hỗ trợ xuất khẩu còn gì.

– Tăng lãi suất là khó tránh khỏi để góp phần giữ tỷ giá và hút đầu tư vào công cụ fixed income dù sẽ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động nền kinh tế. Chấp nhận tăng lãi suất cho vay: tăng lãi suất dăm ba phần trăm/năm không đáng sợ. Không có vốn hay không được giải ngân, mất thanh khoản hay lạm phát phi mã, chính sách giật cục không dự báo được… mới đáng sợ.

lam-phat

Xem thêm Cổ phiếu và trái phiếu khác nhau như thế nào?

– Xuyên suốt từ lạm phát đến bong bóng nợ: người nghèo sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Ngân sách mạnh tay chi an sinh xã hội. Tiền nhà nước cũng là của dân. Đây là cách khoan sức dân cũng như doanh nghiệp, giữ nền tảng tăng trưởng cụ thể.

– Tiền luân chuyển mới là tiền sống. Đảm bảo thanh khoản hệ thống là việc làm dễ vì nền kinh tế VND khép kín ở VN ta. Đừng tự bóp nghẹt thanh khoản xong xả ra bảo mình tài còn mất thanh khoản là do bọn phá hoại cụ nhé. Kể cả với nợ tốt lẫn nợ xấu cũng cần thanh khoản. Không nên để nợ xấu. Cần tạo thanh khoản cho nợ thông qua các công cụ mua bán nợ, tái cấu trúc nợ và mở rộng số lượng thành viên tham gia. Mà mua bán nợ phải theo giá thị trường chứ “không được mất gốc” thì quá bằng đánh đố nhau cụ ạ.

– Lạm phát có thể cao, tiền tệ có thể thắt chặt, tỷ giá có thể nhảy… dân và doanh nghiệp cân được. Quan trọng là tính toán khoa học, thực thi các biện pháp cần nhịp nhàng nhằm xả từ từ sức ép tỷ giá cũng như lạm phát. Các nước tăng mạnh lãi suất rồi sẽ đến lúc giảm theo lạm phát với thời gian khoảng 2 năm. Xả từ từ đón sao cho khi lãi suất USD đạt đỉnh và chựng lại thì VND đạt mức tỷ giá tính toán là hay nhất.

Với lạm phát cũng vậy. Nếu dự 3 năm nữa lạm phát 20-21% là không thể tránh khỏi thì nên để lạm phát tới 6-7%/năm cho cả 3 năm hơn là 2 năm có 3-4% rồi năm khác tới 12-13%.

Quan trọng là tính dự báo. Dự báo được là tự phòng thân được. Sợ nhất là đùng 1 cái!!! Cụ ơi.

Trên đây là cảm nghĩ của tác giả về ông Huỳnh Quang Tuấn, cách ông đưa ra nhận định về thị trường tiền tệ Việt Nam

———

Các nhà đầu tư giảm đòn bẩy, găm tiền mặt, chờ bão bắt cá. Mọi sự có lâu cũng chỉ 2 năm nữa.

Bởi dự rằng chính sách tiền tệ dễ dãi vẫn là xu thế của thời đại còn kéo dài sau đó, kể cả trường hợp thế giới phân tranh.

Tất nhiên nó thế nếu như không có chiến tranh hạt nhân tổng lực. Nếu điều ấy xảy ra thì tiền dễ hay khó không là vấn đề: ai sống sót có cơ hội làm chủ thế giới. Trong Nguy có Cơ mà!

Tác giả: Lý Xuân Hải

Bài viết liên quan Đôi nét về cổ phiếu HAG – Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Hãy đánh giá bài viết này