Ưu tiên cho sản phẩm hay thương hiệu trước luôn là bài toán khóc búa đối với các startup, các doanh nghiệp không có nguồn lực khủng để “chi tiêu” thực hiện cùng lúc 2 yếu tố này.
Do đó, Next CRM chúng tôi sẽ phân tích về vấn đề này:
Sản phẩm là cơ sở của thương hiệu
Nếu nói P/S là chuyên gia chăm sóc răng miệng thì kem đánh răng, bàn chải, hay nước súc miệng là những sản phẩm cụ thể của P/S, An Phước là chuyên gia chăm sóc phong cách của bạn thì áo sơ mi chỉ là một sản phẩm.
Sản phẩm là cơ sở của thương hiệu
Vì vậy, sản phẩm chính là cơ sở của thương hiệu và muốn lấy được lợi thế trong thị trường, doanh nghiệp luôn phải tạo ra những sản phẩm/dịch vụ tốt hoặc có USPs (lợi thế khác biệt riêng) nhưng sản phẩm vẫn không phải là tất cả bởi thương hiệu chỉ có thể tồn tại khi và chỉ khi được người tiêu dùng xác nhận.
Trước đây, các thương hiệu lớn như Đồng Tâm hay Kinh Đô… thường được cho rằng họ tập trung vào sản phẩm tốt, sau đó tự nhiên thương hiệu được yêu mến và lựa chọn nhưng trên thực tế, trong quá trình phát triển, chủ thương hiệu Thái Tuấn hay Kinh Đô rất chú trọng vào các yếu tố làm nên bản sắc thương hiệu để thương hiệu trở thành “top-of-mind” trong tâm trí khách hàng.
Xem thêm: Phần mềm CRM cho du lịch
Marketing cho sản phẩm trước hay thương hiệu trước?
Marketing cho sản phẩm trước hay thương hiệu trước?
Theo Chung Yu – Giám đốc điều hành của MCM, công ty chuyên về sản xuất may mặc và thời trang, cũng khuyên doanh nghiệp khởi nghiệp không nên quá tập trung vào việc tạo ra một sản phẩm hoàn hảo.
“Nhiều năm trong nghề, chúng tôi hiểu được những gì người bán hàng và mua hàng muốn khi giao dịch. Đó không đơn thuần chỉ là sản phẩm. Bởi sản xuất ra một sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong thời buổi này khá dễ dàng. Vấn đề của doanh nghiệp khởi nghiệp cần đó là họ phải có được niềm tin, cảm nhận. Và có được mối quan hệ tốt với đối tác và với khách hàng của họ. Cũng như khi bạn thuê một luật sư hay một kế toán làm việc cho mình vậy. Và một thương hiệu mạnh chính là bảo chứng tốt nhất cho bạn với khách hàng và với đối tác của mình”.
Đối với trường phái thương hiệu,
Khách hàng mua hàng không đơn thuần vì sản phẩm hay giá cả. Mà còn dựa trên yếu tố cảm xúc và giá trị sản phẩm mang lại. Giá trị ở đây được hiểu là tất cả những gì khách hàng có được khi lựa chọn thương hiệu. Chứ không chỉ là lợi ích sản phẩm mang lại. Để làm được điều này, người làm marketing phải phân tích chi tiết các tính năng sản phẩm. Chuyển hóa sang lợi ích và thông điệp chính truyền tải tới khách hàng.
Xem thêm: Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng
Ví dụ cụ thể
Hãy xem trường hợp của nữ văn sĩ J.K Rowling (tác giả bộ truyện Harry Potter, được dịch ra hơn 55 thứ tiếng và đã bán được hơn 450 triệu bản). Năm 2013, J.K Rowling xuất bản quyển sách mang tên The Cuckoo’s Calling (tạm dịch: Tiếng gọi của chim cúc cu). Và lấy bút danh là Robert Galbraith. Quyển sách sau đó chỉ bán được tổng cộng chưa tới 1.000 bản. Nhưng khi mọi người biết, quyển sách đó là do J.K Rowling viết. Nó lập tức nằm trong danh sách best-seller (sách bán chạy nhất)/. Và chỉ vài tháng sau, đã bán được hơn 1,1 triệu bản.
Bạn cũng có thể thấy Nike được người dùng tin tưởng sản phẩm giày thể thao chất lượng cao. Nhưng khi Nike tung ra thị trường các dòng quần áo, balo, người tiêu dùng cũng cho rằng sản phẩm của họ tốt. Đây là kết quả của hiệu ứng hào quang, làm một sản phẩm tốt và định vị thương hiệu thì các sản phẩm khác cũng tạo được ấn tượng tốt.
Trên thực tế, doanh nghiêp hoặc là tạo ra sản phẩm mình một sự khác biệt đơn thuần về mặt chức năng hoặc để khẳng định một thương hiệu lớn mạnh, nhất định có yếu tố cảm xúc cho đối với sản phẩm, làm tốt những điểm chạm với khách hàng mục tiêu (truyền thông nhất quán, chuyên nghiệp, chú trọng CSKH…)
Có thể bạn quan tâm: Phần mềm CRM cho ngành điện máy điện lạnh bếp
Bài viết liên quan: Tiếp thị đa kênh là xu hướng Marketing Online 2022
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |