Với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng  kinh tế những năm gần đây, nhiều bạn học sinh GenZ phân vân không rõ nên học marketing hay thương mại điện tử. Marketing hay thương mại điện tử đều là những ngành học nghiên cứu phương tiện truyền thông để giới thiệu sản phẩm. Hai ngành này có gì giống và khác nhau, nên chọn ngành nào? Hãy cùng NextX – Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh  tìm hiểu nhé!

Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp

Tương lai cuộc đời phụ thuộc vào nghề nghiệp của mỗi người. Nghề đó có kiếm được nhiều tiền hay không, có tạo được danh tiếng hay không không quan trọng. Quan trọng là nghề đó có hợp với bạn hay không. Chỉ có sự “chuyên nghiệp” bất kể ở ngành nghề nào mới là yếu tố quyết định thành công. Vì vậy, có thể nói chọn nghề là việc quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Chọn nghề tức là chọn tương lai của mình.

Việc lựa chọn một nghề phù hợp với sở thích và mục tiêu giúp tăng động lực, độ hài lòng, năng suất, và thành công trong sự nghiệp. Nếu một người làm việc trong lĩnh vực mà họ không thích hoặc không phù hợp với mục tiêu của mình, họ có thể gặp khó khăn để hoàn thành công việc. Do đó, việc tìm kiếm một nghề phù hợp giúp đem lại sự thỏa mãn và thành công.

Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp

Xem thêm 5 bước kinh doanh trên sàn thương mại điện tử chi tiết và hiệu quả nhất

Cả hai lĩnh vực Marketing hay thương mại điện tử đều có tiềm năng và cơ hội phát triển. Tuy nhiên, quyết định Nên học Marketing hay Thương mại điện tử phụ thuộc vào mục đích và sở thích của bạn. Để giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn, chúng ta hãy cùng đi sâu vào hai ngành này.

Tìm hiểu về Marketing và Thương mại điện tử

Giới thiệu chung về Marketing và Thương mại điện tử

Marketing là quá trình nghiên cứu, phát triển và quản lý các hành động gắn liền với việc tiếp cận khách hàng. Nhằm tạo ra giá trị và xây dựng thương hiệu để thu hút và giữ chân khách hàng. Nó bao gồm các hoạt động như nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, quảng cáo, quan hệ công chúng và truyền thông. Nó mang tính chất marketing cộng đồng.

Thương mại điện tử (e-commerce) là quá trình kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ thông qua Internet hoặc các nền tảng điện tử khác. Nó bao gồm các hoạt động như mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, quản lý đơn hàng, vận chuyển và quản lý kho hàng, kinh doanh trên sàn thương mại điện tửQuản lý thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng trên toàn thế giới và mở rộng thị trường tiêu thụ của mình.

Điểm giống và khác nhau giữa Marketing và Thương mại điện tử

Giống nhau:

– Cả hai đều liên quan đến việc tiếp cận khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

– Cả hai đều sử dụng các kênh truyền thông để tiếp cận khách hàng.

– Đây đều là những ngành thích nghi tốt với môi trường công nghệ hiện nay. Nếu bạn là một người có tiềm năng thì khả năng có cơ hội làm việc tốt là rất cao.

Khác nhau:

Marketing

  • Bao gồm mọi hoạt động thu hút và duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu. Đó là quá trình nghiên cứu và tiếp cận thị trường. Quản lý sản phẩm, giá cả, vị trí và khuyến mãi.
  • Tập trung vào việc kết nối và tương tác với khách hàng.
  • Các chiến lược Marketing có thể áp dụng cho bất kỳ loại hình kinh doanh nào.
  • Tập trung vào các chiến lược dài hạn nhằm xây dựng thương hiệu.

Thương mại điện tử

  • Quá trình mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ thông qua Internet hoặc các nền tảng điện tử khác.
  • Tập trung vào các giao dịch thương mại trực tuyến.
  • Chỉ áp dụng cho các hoạt động kinh doanh trực tuyến.
  • Tập trung vào việc tăng doanh số bán hàng ngắn hạn.

Tìm hiểu về Marketing và Thương mại điện tử

Xem thêm: 5 bước kinh doanh trên sàn thương mại điện tử chi tiết và hiệu quả nhất

Nên học Marketing hay Thương mại điện tử: Vì sao bạn nên chọn học ngành Marketing?

Các môn học chủ đạo trong ngành Marketing

  • Nghiên cứu Marketing
  • Hành vi khách hàng
  • Chăm sóc khách hàng
  • Quản trị doanh nghiệp
  • Quản trị Marketing
  • Quản trị kênh phân phối
  • Truyền thông Marketing tích hợp
  • Marketing Online

Cơ hội việc làm trong lĩnh vực Marketing

Cơ hội việc làm trong lĩnh vực Marketing rất đa dạng và phong phú. Dưới đây là một số ví dụ về các công việc trong lĩnh vực này:

  1. Nhân viên digital Marketing
  2. Nhân viên sales
  3. Media Buyer
  4. Chuyên viên phân tích/ chuyên viên nghiên cứu thị trường
  5. Content writer
  6. Quản trị sản phẩm/thương hiệu
  7. Chuyên viên SEO
  8. Nhân viên PR
  9. Account planner
  10. Social media manager

Ngoài ra, với sự bùng nổ của kinh tế số và thương mại điện tử, các công việc liên quan đến Digital Marketing, Social Media Marketing, Influencer Marketing, và Email Marketing cũng đang trở nên ngày càng quan trọng và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới.

Nên học Marketing hay Thương mại điện tử_ Marketing

Xem thêm B2B là gì? 4 mô hình thương mại điện tử B2B phổ biến nhất tại Việt Nam

Mức lương tiềm năng của ngành Marketing

Mức lương tiềm năng của ngành Marketing phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí công việc và kinh nghiệm làm việc.

Theo vị trí:

  • Vị trí giám đốc martketing có mức thu nhập trung bình từ 40-100 triệu đồng/tháng.
  • Vị trí trưởng phòng martketing: Mức lương dao động trung bình từ 15-30 triệu đồng/tháng.
  • Vị trí trưởng nhóm martketing : Mức lương dao động từ 10-20 triệu đồng/tháng.
  • Vị trí nhân viên Marketing: Thu nhập khoảng từ 6-12 triệu đồng/tháng.

Theo kinh nghiệm:

  • Sinh viên mới ra trường có mức lương làm part-time khoảng 1.5-2 triệu đồng/tháng và fulltime khoảng 5-6 triệu đồng/tháng.
  • Người có 1-2 năm kinh nghiệm có mức lương trung bình từ 7-12 triệu đồng/tháng.
  • Người có kinh nghiệm từ 3-5 năm có lương dao động từ 15-30 triệu đồng/tháng.

Những tố chất nào bạn cần có trong nghề Marketing?

Trong Marketing, nhiều công ty hay doanh nghiệp yêu cầu về tuổi trẻ, sự năng động và nhạy bén với thị trường. Nếu muốn phát triển trong lĩnh vực Marketing, bạn cần có những tố chất sau:

  • Là người năng động, có đam mê, nhiệt huyết trong học tập và làm việc
  • Khả năng theo dõi, cập nhật thông tin nhạy bén và nắm bắt xu hướng
  • Kỹ năng giao tiếp tốt, thuyết phục và linh hoạt trong giải quyết tình huống
  • Có nhiều ý tưởng sáng tạo, có gu thẩm mỹ hợp thời
  • Sẵn sàng học hỏi, tìm hiểu những điều mới
  • Làm việc nhóm tốt

Nên học Marketing hay Thương mại điện tử: Lý do GenZ nên học ngành Thương mại điện tử

Các môn học chính Thương mại điện tử mà bạn sẽ được học

  • Kinh tế thương mại
  • Thương mại điện tử căn bản
  • Pháp luật thương mại điện tử
  • Marketing Online
  • Thư tín thương mại
  • Kỹ thuật nghiệp vụ thương mại
  • Thanh toán điện tử
  • Nghiệp vụ vận tải, giao hàng và bảo hiểm trong E-commerce
  • An ninh mạng và chữ ký số trong E-commerce
  • Kỹ thuật xử lý ảnh, đồ họa E-commerce
  • Thực hành giao dịch B2B, B2C, C2C trong thương mại điện tử

Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra:

NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS,  phần mềm quản lý telesale,… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty.

Cơ hội việc làm cho GenZ trong lĩnh vực Thương mại điện tử

Không thua kém gì Marketing, thương mại điện tử cũng là một lĩnh vực có xu hướng phát triển nhảy vọt ở mọi quốc gia. Đặc biệt là cùng với sự phát triển nhanh chóng của Internet. Vì vậy, cơ hội việc làm trong lĩnh vực này được đánh giá là rất triển vọng và rộng mở. Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn có thể ứng tuyển vào một số vị trí:

  1. Nhân viên Marketing Online
  2. Chuyên viên thương mại điện tử
  3. Nhân viên Strategy Planner
  4. Nhân viên tư vấn giải pháp Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
  5. Chuyên viên kinh doanh online
  6. Chuyên viên Content Marketing & SEO
  7. Chuyên viên Data Analyst
  8. Nhân viên ngành Logistics
  9. Nhân viên quản lý sản phẩm

Ngoài ra, với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các công việc liên quan đến Logistics, Fulfillment và Payment Processing cũng đang trở nên ngày càng quan trọng và tạo ra nhiều việc làm.

Nên học Marketing hay Thương mại điện tử_ TMDT

Xem thêm Top 5 công ty triển khai và tư vấn chỉ số KPI uy tín nhất hiện nay

Các mức lương theo vị trí và kinh nghiệm của ngành Thương mại điện tử

Theo vị trí:

  • Vị trí giám đốc thương mại điện tử: Thu nhập trung bình từ 30-50 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn.
  • Vị trí trưởng phòng thương mại điện tử: Lương trung bình từ 12-30 triệu đồng/tháng.
  • Vị trí nhân viên thương mại điện tử: Thu nhập khoảng từ 7-15 triệu đồng/tháng.

Theo kinh nghiệm:

  • Sinh viên mới ra trường có mức lương làm fulltime khoảng 6-9 triệu đồng/tháng.
  • Người có kinh nghiệm có lương dao động từ 12-20 triệu đồng/tháng tùy theo năm kinh nghiệm và chức vụ.

Những tố chất nào bạn cần có trong nghề thương mại điện tử?

Để thành công trong ngành thương mại điện tử, bạn phải có những tố chất sau:

  • Yêu thích công nghệ, hiểu biết về công nghệ thông tin
  • thích kinh doanh, luôn quan tâm tới xu hướng và biến động thị trường.
  • Quyết tâm, kiên trì, chăm chỉ
  • Kỹ năng giao tiếp lưu loát, kỹ năng thương lượng và đàm phán tốt
  • Chịu được nhiều áp lực, muốn chứng tỏ mình trong môi trường cạnh tranh
  • Muốn tìm hiểu, lắng nghe và nhận thông tin mới
  • Có thể sắp xếp và quản lý thời gian một cách hiệu quả và khoa học

Xem thêm: Tương lai phát triển cho thị trường thương mại điện tử

Nên học Marketing hay Thương mại điện tử: Lựa chọn nào cho GenZ?

Marketing và thương mại điện tử là hai ngành học có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi bạn học Marketing, bạn sẽ được học vài môn về việc triển khai thương mại điện tử trong Marketing. Ngược lại, khi học thương mại điện tử, sinh viên sẽ được học những kiến ​​thức về Marketing để phục vụ cho thương mại điện tử. Vậy bạn nên học Marketing hay Thương mại điện tử?

Dựa trên sở thích

Nếu bạn quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cá nhân, nghiên cứu thị trường và quảng cáo, thì học Marketing là lựa chọn tốt. Nếu bạn muốn tập trung vào kinh doanh trực tuyến, xây dựng website bán hàng và chiến lược tiếp thị trực tuyến, thì học thương mại điện tử sẽ phù hợp hơn.

Tuy nhiên, nếu có thể, bạn nên học cả hai lĩnh vực để có cái nhìn toàn diện hơn về các hoạt động tiếp thị và kinh doanh.

Dựa trên kiến thức, kỹ năng và phẩm chất của bản thân

Mỗi người đều có những phẩm chất và kỹ năng hoặc được trau dồi trước đó. Điều này mang lại một lợi thế lớn cho việc học tập và làm việc sau này.

Bạn là người khéo léo, kỷ luật cao? Ngành Thương mại điện tử là lựa chọn tốt cho bạn. Còn nếu bạn có tư duy sáng tạo và chăm chỉ thì nên chọn Marketing.

Dựa trên đinh hướng công việc

Định hướng công việc quyết định rất nhiều trong sự lựa chọn của mỗi người. Bởi các kỹ năng đều có thể hoàn thiện trong quá trình học tập và làm việc. Tùy  vào mong muốn bản thân, định hướng của gia đình hay mong muốn làm việc trong công ty của họ hàng, bạn bè… mà bạn hãy cân nhắc và lựa chọn chuyên ngành phù hợp với mình nhé!

Kết luận

Hiểu rõ marketing và thương mại điện tử là gì, cần tố chất gì và cơ hội việc làm của hai ngành này ra sao… sẽ giúp bạn dễ dàng quyết định nên học ngành nào. Ngoài ra, việc chọn trường đào tạo cũng quan trọng không kém. Bởi việc chọn đúng trường đào tạo giúp bạn có được kiến ​​thức chuyên môn phù hợp và đảm bảo cơ hội nghề nghiệp tốt nhất sau khi tốt nghiệp.

NextX hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có những gợi ý thiết thực về việc nên học marketing hay thương mại điện tử. Các bạn GenZ hãy cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn ngành học phù hợp nhất và sẵn sàng học hỏi để không ngừng thăng tiến  trong sự nghiệp. Để cập nhật thêm những thông tin hay trong Trang tin NextX  cùng tìm hiểu thêm!

Xem thêm Những lưu ý cần thiết trong Email Marketing bạn cần chú ý

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Hãy đánh giá bài viết này