Trong lĩnh vực marketing hay các công việc, đời sống thực tại. Thì việc đặt mục tiêu rõ ràng và khả thi là quan trọng để đạt được thành công. Mô hình Smart đã trở thành một công cụ rất hữu ích trong cuộc sống. Để xác định, đặt mục tiêu một cách hiệu quả. Trong bài viết này, cùng NextX sẽ khám phá nguyên tắc cơ bản trong mục tiêu Smart và cách áp dụng chúng để tối đa hóa hiệu quả trong chiến lược marketing hay đời sống hiện nay.
Ý nghĩa của mục tiêu trong mô hình Smart
Xem thêm Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính – nguyên tắc quản lý tiền thông minh
Smart là từ viết tắt của 5 yếu tố có tên tiếng anh là Specific, Measurable, Achievable, Realistic, Time – bound. Mỗi một nguyên tắc trong mô hình mục tiêu của mô hình smart đều có ý nghĩa riêng biệt của nó:
Specific trả lời cho các câu hỏi: Bản thân đang hướng tới những mục tiêu gì? Muốn nhận lại những gì sau khi đạt mục tiêu? Thực hiện mục tiêu đó thế nào?
Measurable sẽ trả lời câu hỏi: Mục tiêu đang nằm ở mức độ nào? Cần đạt được con số bao nhiêu thì đủ?
Achievable trả lời cho: Liệu bản thân có hoàn thành được mục tiêu? Mục tiêu có khiến bản thân nản lòng không? Có bỏ dở giữa chừng khi đang thực hiện không?
Realistic: Bản thân có đủ khả năng để thực hiện mục tiêu không? Những gì của bản thân đang không phù hợp với điều kiện hiện tại?
Ý nghĩa của Time – bound: Mục tiêu sẽ được hoàn thành trong bao lâu? Mốc thời gian đó khi nào kết thúc? Thời gian đặt ra đã phù hợp, chuẩn chỉnh chưa?
Nguyên tắc đặt mục tiêu của mô hình Smart
Xem thêm Bật mí cách phân tích khách hàng mục tiêu hiệu quả và chính xác nhất
- Mô hình smart của Specific (Cụ thể): Mục tiêu cần được mô tả một cách rõ ràng, cụ thể và chi tiết. Điều này đảm bảo rằng mục tiêu được hiểu đúng và không gây nhầm lẫn. Hãy tránh những mục tiêu mơ hồ và mập mờ.
- Measurable (Đo lường): Cần có khả năng đo lường định lượng hoặc định tính. Điều này cho phép bạn đánh giá mức đạt được của mục tiêu và theo dõi tiến độ. Đặt mục tiêu có thể được đo bằng số liệu, con số, tỷ lệ, thời gian hoặc các chỉ số khác.
- Achievable (Khả thi): Phải có mục tiêu đặt sao cho khả thi và có thể đạt được dựa trên tài nguyên, kiến thức và khả năng hiện có. Điều này đảm bảo rằng mục tiêu không quá khó hoặc quá dễ, và tạo động lực cho người thực hiện.
- Relevant (Liên quan): Sự liên quan và phù hợp với chiến lược tổng thể của doanh nghiệp hoặc dự án. Nó phải có liên kết với mục tiêu lớn hơn và đóng góp vào sự thành công tổng thể. Điều này giúp đảm bảo rằng mục tiêu có ý nghĩa và giá trị cho doanh nghiệp.
- Time-bound (Thời gian): Mục tiêu cần có một khung thời gian cụ thể để đạt được. Điều này giúp tạo ra một yếu tố thời gian và định hạn cho mục tiêu. Khuyến khích việc lập kế hoạch và đảm bảo sự tập trung trong việc thực hiện.
Bằng cách áp dụng các nguyên tắc này, doanh nghiệp có thể xây dựng mục tiêu Smart một cách tỉ mỉ và có kế hoạch. Tăng khả năng đạt được thành công và tối ưu hóa hiệu suất của các hoạt động marketing.
Cách đặt mục tiêu áp dụng theo mô hình Smart
Xem thêm Bỏ túi 6 bí quyết công cụ hướng đến khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất
Mô hình Smart Specific (S) – Cụ thể
Đầu tiên, việc thiết lập mục tiêu rõ ràng là việc vô cùng quan trọng. Mục tiêu của bạn luôn phải rõ ràng, không thì bạn sẽ không thể cố gắng tập trung và thực sự có động lực để đạt tới mục tiêu đó của bản thân. Còn nếu nếu một mục tiêu quá “bay”, phi thực tiễn thì bạn sẽ chẳng biết cách thực hiện như thế nào để có được kết quả.
Tổng kết lại thì nguyên tắc thứ nhất trong mô hình Smart là xác định được mục tiêu, thu hẹp phạm vi đặt mục tiêu đó một cách chi tiết. Và hiểu rõ từng bước cần thiết để đạt được nó.
Để giúp bạn thiết lập được tính cụ thể cho mục tiêu, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
– Bạn mong muốn đạt được điều gì?
– Ai sẽ là người triển khai?
– Làm thế nào để triển khai tất cả những chiến lược sẽ được thực hiện?
– Mục tiêu được áp dụng ở đâu?
– Khi nào mục tiêu sẽ được thực hiện?
– Mục tiêu có mang lại một kết quả rõ ràng?
Ví dụ: Mục tiêu mang tính chi tiết theo mục tiêu mô hình smart có thể là: “Tăng các số lượng người vào trang blog tăng 15% so với quý trước”. Hãy tránh các mục tiêu chung chung như “Tăng số lượt vào trang blog hơn”.
Thêm những con số thì mục tiêu sẽ giúp cho trở nên rõ ràng và phù hợp hơn với mô hình.
Measurable (M) – Mô hình mục tiêu Smart có thể đo lường được
Tiếp theo trong mục tiêu theo mô hình SMART phải đáp ứng được. Đó là có thể đo lường được những mục tiêu đề ra. Tính đo lường là một cách dễ dàng nhất giúp bạn hiểu mình phải làm gì. Làm thế nào để đạt được mục tiêu sớm nhất theo từng mốc thời gian nhất định.
Ví dụ: Nếu đặt ra mục tiêu là 1 tỷ cho phòng kinh doanh thì lúc này bạn sẽ cần phải tính toán xem trong quý 4. thì phòng Sales sẽ cần phải làm những công việc gì để có con số 2 tỷ đó. Cụ thể mục tiêu bán cho cácđối tác với hình thức B2B là 500 triệu, B2C là 500 triệu trong tổng 3 tháng tại quý IV.
Mô hình Actionable (A) – Tính Khả thi
Đặt ra mục tiêu đủ sức nặng sẽ tạo động lực cho bản thân và mọi người thực hiện. Nhưng nếu nặng quá sẽ trở thành áp lực lớn. Đó là lý do vì sao mục tiêu của bạn cũng cần phải thiết thực, có tính khả thi và có thể thực hiện được.
Tính khả thi sẽ giúp nhà lãnh đạo một cách nghiêm túc xem xét nội lực doanh nghiệp. Mức độ hoàn thành công việc của từng người, năng lực để bứt phá. Đây là động lực thúc đẩy từng thành viên trong tổ chức cố gắng nỗ lực, vượt khó khăn, hướng đến thành công.
Ví dụ: Nếu số lượng ứng viên nộp hồ sơ tại doanh nghiệp tăng 5% vào tháng trước. Một mục tiêu tăng con số đó lên 8-10% sẽ khả thi hơn so với con số 25%.
Relevant (R) – Tính liên kết liên quan
Chữ R dùng trong mô hình Smart mục tiêu có 2 trường phái sử dụng 2 từ khác nhau. Một là REALISTIC có nghĩa là Thực tiễn và số kia thì sử dụng từ RELEVANT nghĩa là Tương tác.
Tuy nhiên, chúng không có nghĩa đơn giản là mục tiêu của doanh nghiệp cần phải có sự phù hợp với tầm nhìn chung. Nó phải giải quyết tốt các khó khăn của các bộ phận khác đang gặp phải.
Mục tiêu của mỗi nhân viên cần phải liên quan với định hướng phát triển công việc. Lĩnh vực chức vụ đang đảm nhiệm, gắn với mục tiêu phát triển doanh nghiệp.
Time-Bound (T) – Thời gian đạt được mục tiêu
Thời gian là yếu tố quan trọng bạn cần phải lưu ý khi đặt ra mục tiêu theo phương pháp Smart tốt nhất. Một mục tiêu có mốc thời gian rõ ràng sẽ giúp nhà quản lý cùng đội ngũ nhân viên. Thực hiện tốt từng công việc theo một lịch trình rõ ràng.
Lợi ích của mô hình Smart trong marketing nên áp dụng
Xem thêm “6 sự thật bất ngờ” về mô tả khách hàng mục tiêu bạn đã biết?
- Phân tích mô hình Smart giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu marketing cụ thể và rõ ràng. Thay vì đặt mục tiêu mơ hồ và không rõ ràng như “tăng doanh số”. Smart yêu cầu mục tiêu được đưa ra cụ thể, ví dụ như “tăng doanh số bán hàng 20% tại quý này”. Điều này giúp tập trung và định hướng hoạt động marketing của doanh nghiệp.
- Mô hình nguyên tắc Smart phải có chỉ số đo lường để đánh giá mức đạt được của mục tiêu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và đo lường hiệu quả của các hoạt động marketing. Với các chỉ số đo lường cụ thể, doanh nghiệp có thể đánh giá xem liệu các chiến dịch marketing . Đang hoạt động tốt hay cần điều chỉnh để đạt được mục tiêu.
- Nguyên tắc mục tiêu Smart phải có sự khả thi và thực tế. Điều này đảm bảo rằng doanh nghiệp đặt ra những mục tiêu có thể đạt được. Trong phạm vi và tài nguyên đang hiện có. Mục tiêu không thực tế có thể dẫn đến cảm giác thất vọng và mất động lực cho nhân viên.
- Smart mô hình yêu cầu mục tiêu phải có sự liên quan và phù hợp. Với chiến lược và mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Điều này giúp đảm bảo rằng các hoạt động marketing được hướng đến mục tiêu lớn hơn của doanh nghiệp.
Ngoài ra, yêu cầu mục tiêu phải có thời gian cụ thể để đạt được. Điều này tạo ra một khung thời gian rõ ràng và định hạn cho các hoạt động marketing. Nó giúp doanh nghiệp lập kế hoạch và gắn kết với các mục tiêu trong thời gian nhất định.
Một số ví dụ về mô hình Smart trong marketing
Xem thêm 8 nguyên tắc vàng của Outbound Marketing trong kỷ nguyên số
- Mục tiêu cho kênh webisitel của doanh nghiệp phải đạt được 10.000 lượt truy cập/ tháng.
- Mục tiêu doanh thu của kênh Digital đạt được 2% từ mạng xã hội so với năm trước trong vòng 1 năm.
- Mục tiêu của team marketing phải đạt tổng KPI là 1 tỷ trong vòng 6 tháng từ tháng 1/ 2024.
- Mục tiêu của phòng telesales tư vấn đạt tỷ lệ chốt 50%/ tháng, được doanh thu 1 tỷ trong vòng 3 tháng kể từ tháng 5/ 2024.
Kết luận
Bài viết dưới đây NextX giới thiệu đến bạn mô hình smart và đặt ra các mục tiêu cụ thể một cách rõ ràng. Để mô hình SMART trong marketing giúp doanh nghiệp xác định. Và theo dõi mục tiêu cụ thể, đo lường hiệu quả. Đảm bảo khả thi và phù hợp và gắn kết với thời gian cụ thể. Điều này tạo ra sự tập trung, định hướng và đánh giá có ý nghĩa cho các hoạt động marketing. Góp phần vào việc đạt được kết quả tốt hơn và tăng cường hiệu suất của doanh nghiệp. Ngoài ra để biết thêm về mô hình Swot thì hãy theo dõi trang tin NextX nhé!
Có thể bạn quan tâm 5 bước phân tích và xác định khách hàng mục tiêu chuẩn
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |