Mâm cỗ ngày Tết miền Nam có món ăn gì đặc biệt? Bạn đã biết chưa

Mâm cỗ ngày Tết miền Nam tuy không quá cầu kì nhưng vẫn rất đầy đủ và phong phú. Những món ăn trên mâm cỗ ngày Tết miền Nam có đủ vị chua, cay , mặn, ngọt… cùng hòa quyện khiến ai ăn hoài cũng không ngán. Chính sự đặc trưng này khiến người ta nhớ mãi không nguôi. Hôm nay hãy cùng NextX – Phần mềm chăm sóc khách hàng tìm hiểu xem mâm cỗ ngày Tết miền Nam có gì đặc biệt nhé.

Nét riêng trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Mâm cỗ cúng ngày Tết được coi là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Tùy vào mỗi vùng miền mà mâm cỗ cúng sẽ có những món ngon khác nhau. Nếu mâm cỗ ngày Tết miền Bắc có khá nhiều nguyên tắc và đậm nét truyền thống, mâm cỗ miền Trung do đặc trưng địa lý nên sẽ thiên về các món mặn có thể bảo quản được lâu thì mâm cỗ ngày Tết miền Nam lại không có nhiều nguyên tắc và chuẩn mực như thế.

Sự  trù phú về nông sản của miền Nam thể hiện rất rõ qua mâm cỗ Tết. Thịt, rau, các loại màu sắc, hương vị… đều cực kì phong phú và bắt mắt. Điều đặc biệt là do khí hậu miền Nam quanh năm ổn định, không có mùa đông lạnh nên những món ăn ngày Tết cũng không phản ánh ẩm thực xứ lạnh mà gần gũi với ẩm thực nhiệt đới hơn.

Người miền Nam sẽ làm mâm cúng theo đúng điều kiện của gia đình, không nhất thiết phải có nhiều món ăn. Những món ăn truyền thống của người miền Nam tuy đơn giản, không cần chế biến cầu kỳ, phức tạp nhưng vẫn rất ngon miệng và truyền tải nhiều giá trị ý nghĩa tích cực.

Các món ăn trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Bánh tét

mam-co-ngay-Tet-mien-Nam

Xem thêm: Tổng hợp 7 năng lực nhận biết tài lãnh đạo của Sếp

Nếu mâm cỗ miền Bắc có bánh chưng thì mâm cỗ của người miền Nam lại có bánh tét. Đây cũng là món ăn gửi gắm nhiều giá trị tinh thần và hi vọng của người miền Nam. Tượng trưng cho sự yêu thương đùm bọc của cha mẹ với con cái, sự no đủ, cầu mong một mùa vụ mới tốt tươi trong năm mới.. Đồng thời cũng là lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo, yêu thương cha mẹ.

Món bánh tét thơm ngon với nguyên liệu chính bao gồm: lá chuối, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, dây lạt hoặc dây nilon để buộc bánh. Nếu cùng các thành viên trong gia đình gói bánh, luộc bánh, chờ bánh chín, chắc hẳn ai cũng sẽ cảm thấy ấm áp, hạnh phúc vô cùng.   Mùi gạo nếp và lá chuối tạo cho bánh một mùi hương đặc trưng dịu nhẹ, kích thích vị giác của bất cứ người con xa quê nào. Dân ta thường ăn bánh với dưa muối chua, củ kiệu hoặc chiên giòn theo lát bánh chấm nước tương, vị bánh sẽ càng trở nên đậm đà.

Thịt kho tàu

mam-co-ngay-Tet-mien-Nam

Xem thêm: Học từ Gia Cát Lượng 4 thuật dùng người dành cho nhà lãnh đạo

Thịt kho tàu là đặc trưng trong ngày Tết của người dân miền Nam. Món ăn này thường được chế biến vào dịp Tết một phần vì sự tiện lợi. Có thể làm sẵn lại để được khá lâu và tiện khi dùng bữa. Nếu ngày Tết miền Bắc đặc trưng với món thịt đông nhờ thời tiết se lạnh. Thì thịt kho tàu lại là món ăn chủ yếu trên mâm cỗ ngày Tết miền Nam. Món ăn tượng trưng cho sự đoàn viên. Gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Người dân Nam Bộ chọn thịt ba chỉ để chế biến món ăn này. Miếng thịt thường được cắt lớn hơn 2-3 lần bình thường, sau đó ướp với nước mắm, gia vị, đường, hạt tiêu và hành tỏi khô với tỷ lệ thích hợp để món thịt vừa đủ đậm đà. Quả trứng thường không được cắt đôi mà để nguyên cả quả. Ngụ ý cho một cái Tết trọn vẹn và đầy đủ của gia chủ.

Canh khổ qua

Theo quan niệm của người dân miền Nam, canh khổ qua là món ăn giúp xua đi những muộn phiền không vui của năm cũ để đón một năm mới hạnh phúc. . Nó đã được yêu thích và sử dụng nhiều trong bữa cơm hàng ngày. Tuy khá quen thuộc nhưng trên mâm cỗ ngày Tết nó lại vô cùng ý nghĩa. Món ăn có tác dụng giải mỡ, thanh nhiệt, phù hợp với thời tiết của miền Nam. Nó đã được yêu thích và sử dụng nhiều trong bữa cơm hàng ngày.

Canh khổ qua được chế biến đơn giản với khổ qua nguyên trái, loại bỏ sạch ruột rồi nhồi thịt heo nhuyễn vào giữa để nấu lên sẽ dai và thanh ngọt nước dùng. Với nước canh thanh mát, có vị ngọt, hơi đắng nhẹ, mướp đắng được hầm đến rục, mềm ngon, canh khổ qua mang đến một hương vị lạ trên mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam

Dưa hấu

Dưa hấu là loại trái cây quen thuộc trên bàn thờ gia tiên, mâm cúng Tết. Nhiều người tin rằng dưa hấu là một quẻ bói đầu năm. Nếu bạn có trái dưa hấu ruột đặc, đỏ tươi, mọng nước. Và ngọt lịm thì đó là báo hiệu một năm may mắn. Ngoài ra đây cũng là loại trái cây nhiều chất xơ, vitamin bổ sung cho cơ thể trong những bữa cơm nhiều đạm ngày Tết.

Chả giò chiên

mam-co-ngay-Tet-mien-Nam

Xem thêm: Làm lãnh đạo phải có chữ “nhẫn” – cam kết với mục tiêu

Thật thiếu sót nếu trên mâm cỗ ngày đầu năm thiếu đi món chả giò. Đây cũng là món ăn có mặt trên mâm cỗ cúng ông bà ở cả miền Bắc và miền Trung. Hương vị tuyệt vời cùng với độ giòn tan của miếng chả khi ăn sẽ khiến bạn nhớ mãi nếu một lần thưởng thức. Những miếng chả được chế biến với nhân bên trong  gồm có tôm, thịt và các loại rau củ được gói trong lá nem được chiên lên giòn rụm, vừa bùi

Củ kiệu

Miền Bắc thường ăn kèm bánh chưng với hành muối thì miền Nam ăn kèm bánh tét với củ kiệu. Món củ kiệu đạt đến đỉnh cao vào những ngày Tết khi nó giúp giải ngán hầu hết các món nhiều tinh bột, nhiều dầu, nhiều mỡ trên bàn tiệc.

Cách chế biến món này cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần sơ chế củ kiệu rồi đem ngâm cùng mắm đường chua chua, ngọt ngọt. Củ kiệu giòn ngon, có chút vị hăng, cay nồng đặc trưng hòa quyện với vị mặn ngọt của mắm đường vô cùng hấp dẫn đấy.

Gỏi gà xé phay

Đây là một món ăn không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam. Nó là sự kết hợp giữa thịt gà luộc xé nhỏ và các nguyên liệu rau củ trộn kèm tùy vào từng sở thích của mỗi gia đình. Món ăn được chế biến tuyệt ngon với vị chua chua ngọt ngọt chứa nhiều chất dinh dưỡng mà ai ăn cũng nghiền

Thịt gà luộc

ga-luoc

Xem thêm: Top 15 mẹo bán hàng của SaaS

Gà luộc là một món ăn truyền thống thường xuất hiện trong bữa cơm gia đình Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán (Tết). Đây là một món ăn mang ý nghĩa lịch sự và tượng trưng cho sự sum họp, tình thân và tài lộc .

Sau khi sơ chế gà, đặt gà vào nồi lớn thêm đủ nước để phủ lấp gà. Thêm gừng, đinh hương, lá quế, muối và các loại gia vị khác theo khẩu vị vào nước nấu. Đun nóng nước cho đến khi sôi. Đặt gà vào nước sôi. Khi nước sôi trở lại. Giảm lửa và nấu nhỏ lửa trong khoảng 40-50 phút, tùy thuộc vào kích thước của con gà. Luôn kiểm tra thường xuyên để đảm bảo thịt gà chín đều.

Khi gà đã chín, lấy ra và để ráo nước. Sau đó, rót nước lọc nóng lên thân và da gà để làm sạch, làm cho da gà bóng mịn. Sau khi gà đã được làm sạch và ráo nước. Thái gà thành từng miếng và sắp xếp trên dĩa để dọn bàn. Gà luộc thường được kèm theo nước mắm pha chua ngọt để thưởng thức.

Lạp xưởng

lap-xuong

Xem thêm: Chuyển đổi số của doanh nghiệp bán lẻ thúc đẩy trên mô hình SAAS

Lạp xưởng được xem như một biểu tượng của tài lộc, may mắn và thịnh vượng. Cách phối hợp giữa các thành phần như thịt, gia vị, và cách chế biến lạp xưởng mang lại sự phồn thịnh và thịnh vượng cho gia đình trong năm mới. Lạp xưởng cũng mang ý nghĩa về mối quan hệ hòa thuận trong gia đình. Việc mọi người cùng thưởng thức một món ăn ngon. Chia sẻ niềm vui và hạnh phúc trong dịp Tết cũng tạo ra môi trường hòa thuận, thân thiện và hạnh phúc.

Xôi vò

Xôi vò cũng là một món quan trọng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam. Màu vàng của xôi vò vị thơm ngon của nếp, bùi bùi của đậu xanh. Kết hợp cùng độ béo của nước cốt dừa khiến bàn ăn ngày Tết thêm độc đáo và bắt mắt hơn. Nó cũng tượng trưng cho sự giàu có, tiến bộ và thịnh vượng trong năm mới

Quá trình chế biến xôi vò đòi hỏi sự cẩn thận, kiên nhẫn và cần cù. Ý nghĩa này thể hiện tinh thần làm việc chăm chỉ và kiên trì để đạt được mục tiêu trong cuộc sống. Mang xôi vò lên bàn cỗ Tết cũng mang ý nghĩa mang theo phúc lộc. Và may mắn đến cho gia đình. Đồng thời gửi đi lời chúc tốt lành cho người thưởng thức và gia đình.

Mứt

Mứt làm cho bàn cỗ thêm phần phong cách và trang trọng trong buổi lễ Tết. Nó làm cho không gian ăn uống trở nên ấm cúng và truyền cảm hứng cho tinh thần lễ hội. Mứt cũng thường xuất hiện để kỷ niệm và tổng kết một năm làm việc cần cù và kiên nhẫn. Nó là một cách để tưởng nhớ. Và cảm ơn những gì đã được đạt được trong năm qua và chào đón một năm mới đầy kỳ vọng.

Kết luận

Mâm cỗ ngày Tết miền Nam tuy không quá cầu kì nhưng vẫn đầy đủ và phong phú. Do thiên nhiên, đặc sản đa dạng mà trên mâm cỗ có rất nhiều những món ngon cũng như các loại trái cây vô cùng hấp dẫn. Trang tin NextX đã chia sẻ cho các bạn biết về mâm cỗ ngày Tết miền Nam. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Đừng quên ghé thăm trang tin NextX để biết thêm nhiều kiến thức thú vị nhé.

 

 

 

 

 

Rate this post

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM