Mâm cỗ ngày Tết không chỉ là sự hội tụ của tinh hoa ẩm thực với những món ăn đậm đà hương vị và đa dạng màu sắc của mỗi dân tộc. Đối với người Việt, mâm cỗ Tết còn thể hiện nhiều ý nghĩa tâm linh, mang đậm nét đặc sắc văn hóa. Tùy vào mỗi vùng miền mà mâm cỗ sẽ được bày biện và trang trí theo những cách khác nhau. Hãy cùng NextXPhần mềm quản lý kinh doanh khám phá mâm cỗ Tết trong cỗ cúng ba miền nhé.

Giá trị cội nguồn từ mâm cỗ ngày Tết

Trong truyền thống xưa nay của người Việt Nam, mỗi dịp Tết đến Xuân về mọi người đều mong muốn được sum vầy tụ họp. Mỗi nhà đều tự chuẩn bị một mâm cỗ ngày Tết sao cho tươm tất, đầy đủ và thịnh soạn nhất. Với mong muốn dâng lên ông bà tổ tiên, mong ước một năm suôn sẻ, bình an và phát tài. Chính vì đó mà mâm cỗ Tết vẫn luôn được chăm chút thật chỉn chu và tỉ mỉ dù nhiều hay ít.  Từ xưa đến nay, trong văn hóa của người Việt Nam, mâm cỗ Tết luôn mang nhiều ý nghĩa văn hóa.

Nét văn hóa ẩm thực đặc sắc 

Mâm cỗ ngày Tết là truyền thống xưa-nay của người Việt Nam ta ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Đó là sự thể hiện của tính đa dạng trong thống nhất các vùng anh em dân tộc. Có thể nói rằng mâm cỗ ngày Tết miền Bắc luôn có bánh chưng; mâm cỗ ở miền Trung, miền Nam lại có bánh tét. Mỗi nơi có những món ẩm thực quê nhà khác nhau, nhưng điểm chung là tất cả các loại bánh này đều được làm từ những nguyên liệu chính như gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh … 

Hay như miền Bắc có nem rán; miền Trung, miền Nam sẽ thay thế bằng nem chả giò chiên. Miền Bắc có món thịt đông, trong khi đó mâm cỗ miền Nam sẽ là thịt kho trứng…Bên cạnh những nét chung, tùy theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm khí hậu, sản vật từng vùng; mỗi nơi sẽ có thêm những nét riêng thể hiện sự đa dạng, phong phú. Đặc biệt là tài năng sáng tạo trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt. Các món ăn được bày trên mâm cỗ ngày Tết vừa ngon, vừa lành, vừa đẹp; được kết hợp hài hòa giữa các loại thực phẩm với những gia vị phù hợp. Đây cũng là những nét đặc trưng cơ bản trong văn hóa ẩm thực của người Việt ta ở khắp mọi miền cả nước.

Mâm cỗ ngày Tết

Xem thêm: Ý nghĩa Tết Nguyên Đán và những điều có thể bạn chưa biết

Thể hiện tấm lòng thành kính với tổ tiên

Hòa chung trong không khí háo hức, nhộn nhịp của ngày Tết Nguyên Đán. Trong mỗi chúng ta đều có thể cảm nhận được không khí rộn ràng, tươi vui khắp nơi. Sự phấn khích ấy len lỏi khắp làng quê ngõ xóm, phố phường. Ta dễ dàng bắt gặp được những gam màu rực rỡ của hoa, của cờ. Và trong không khí đó, nhà nhà tất bật dọn dẹp, tân trang, trang trí nhà cửa. Cùng với đó là chuẩn bị cúng gia tiên thật chu đáo, vẹn toàn được thể hiện qua mâm cơm cúng gia tiên. 

Mâm cỗ ngày Tết  đầu tiên trong tâm thức người Việt ta thường mang ý nghĩa về việc tưởng nhớ đến Gia tiên. Tiếp đó chính là có một bữa cơm thịnh soạn với những món ăn mà thường ngày ít có. Khi ấy, mâm cỗ truyền thống thường là những món ngon nhất để chiêu đãi các thành viên trong gia đình hay là đãi khách đến chơi nhà. 

Trong mâm cơm ngày Tết, những món ăn ngon như bánh chưng, bánh tét, thịt kho tàu, thịt đông, củ kiệu, thịt đông, giò thủ. Đây là những món ăn ngon không thể thiếu, được dâng lên cùng với những bộ bát đĩa mới đẹp nhất. Với mong muốn thể hiện cho lòng biết ơn. Nó chứa đựng lòng biết ơn của những người chuẩn bị; lòng thành kính của con cháu trong gia đình. Sau khi đã dâng cơm cùng với những lời khấn nguyện; con cháu sẽ mang giấy vàng để hóa cho gia tiên. Khi đã hoàn thành, con cháu trong nhà sẽ thụ lộc lại mâm cơm đó để bắt đầu dùng bữa.

Mâm cỗ ngày Tết – Nơi gia đình đoàn tụ

Một năm với 365 ngày, người người, nhà nhà đều bận rộn với sự nghiệp và học tập của mình. Chính bởi vậy mà ý nghĩa Tết Nguyên Đán rất quan trọng trong chính bản thân mỗi người con Việt Nam. Đây là dịp những người con xa quê quay trở về nhà quây quần, sum họp cùng với gia đình. Các thành viên sum họp, quây quần bên nhau bên mâm cơm. Cùng nhau sẻ chia, ngồi chuyện trò bên nhau; quên đi những bận rộn thường ngày mỏi mệt. Cùng nhau thưởng thức những món ăn ngày Tết.

Mong ước một năm mới tốt đẹp hơn

Trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ, mỗi món ăn được gia chủ bày biện chuẩn bị đều mang những ý nghĩa khác nhau trong từng món. Nhưng nhìn chung, đều mang những mong ước, những hy vọng mà người chuẩn bị cùng với người thưởng thức đều mong đến. Bánh chưng xanh cùng bánh dầy chính là sự biểu trưng cho trời đất hòa hợp, giao hòa. Nó cũng tượng trưng cho một năm mới với mong ước mưa thuận gió hòa, vạn sự như ý. Đặc biệt với người dân miền Nam, canh khổ qua chính là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Họ tin rằng với mong muốn cho những đau khổ muộn phiền đều sẽ qua; chỉ ở lại những sự may mắn bởi thế mà mọi nhà, mọi người đều ăn canh khổ qua.

Không chỉ dừng lại ở sự bắt mắt và ngon miệng, mâm cỗ ngày Tết còn là sự kết nối tình cảm giữa con người với con người; tình cảm giữa những người thân trong gia đình. Một ví dụ đơn giản để lý giải cho điều này được thể hiện qua việc cha mẹ, ông bà gắp thức ăn được dùng chung trên mâm cho con cháu và ngược lại. Điều này thể hiện được văn hóa cộng đồng trong gia đình của mỗi người Việt Nam

Mâm cỗ ngày Tết ba miền

Người Hà Nội có thịt đông, Huế lại có tôm chua thịt luộc và không thể thiếu thịt kho hột vịt của các tỉnh miền Nam trong mâm cỗ ngày Tết. Mỗi nơi mỗi nét khác nhau, tùy vào vị trí địa lý và văn hóa các vùng miền mà mâm cỗ tại các tỉnh thành mỗi nơi mỗi khác. 

Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc

Mâm cỗ ngày Tết truyền thống của người Hà Nội hay người Bắc nói chung thường có: bánh chưng, xôi gấc đỏ, dưa hành củ kiệu, nem rán, giò thủ và thịt đông. Thông thường sẽ có những món này là bởi người miền Bắc đón xuân vào ngày thời tiết lạnh. Bởi vậy vào mùa đông xuân, thịt đông thường là món đặc trưng của người miền Bắc mà ở đó các vùng miền khác thường không có. Và mỗi gia đình cũng thường tăng giảm thêm vào một số món ăn khác như gà luộc, canh măng hay canh miến…Chính vì thế mà mỗi độ Tết đến, xuân về lòng người lại rạo rực xốn xang với:

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh…”

Mâm cơm Tết miền Bắc

Xem thêm: Bỏ túi ngay 5 cách làm đồ trang trí tết đơn giản mà ai cũng làm được

Với người miền Bắc, mâm cơm ngày Tết thường gồm có 4 chén, 4 đĩa làm chủ đạo tượng trưng cho tứ trụ, phương và bốn hướng. Mâm cỗ lớn hơn thì 6 chén, 6 đĩa hoặc 8 chén, 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Với những mâm cỗ lớn thường sẽ phải xếp cao đến 2 hoặc 3 tầng. Trong mâm cỗ ngày Tết xưa, thức ăn sẽ được bày biện lên đồng hoặc mâm gỗ, song hành với đĩa cây mai và chén chiết yêu.

Mâm cỗ ngày Tết miền Trung

Đặc trưng của mâm cơm ngày Tết miền Trung là mâm cỗ Huế mang màu cung đình cổ điển. Các món ăn cho mâm cỗ Huế thường có tối thiểu 7 món. Thường nấu theo bốn loại: nấu, kho, trộn; bên cạnh đó còn có các món chiên và hấp. Ngoài ra nguyên liệu cũng sẽ phải đủ loại như chim, gà, vịt, lợn, dê… Và các loại thủy sản khác như cua, tôm, cá… Củ kiệu khô tôm tương tự như món dưa muối đa dạng màu sắc của miền Nam. Đây cũng là một trong những món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Trung.

Mâm cỗ Tết miền Trung

Xem thêm: Cách tốt nhất cho bạn để chuẩn bị mâm cúng ban Thần Tài 100% hiệu quả

Tôm khô kết hợp cùng với củ kiệu là một sự phối hợp tạo nên vị chua ngọt đặc trưng. Tôm khô củ kiệu cũng chính là một món ăn mà không thể thiếu của cánh mày râu. Bên cạnh đó, một số món ăn như nem chua, ram Huế, chả hay gỏi… cũng được thêm vào ngày Tết, tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình. Riêng đối với yến tiệc đón năm mới của vua chúa triều Nguyễn xưa bắt buộc phải có đủ sơn hào hải vị được chế biến vô cùng cầu kỳ.. Mâm cỗ vô cùng thịnh soạn với đầy đủ màu sắc và đa dạng món ăn khiến mâm cơm ngày Tết miền Trung thêm phong phú và đủ đầy.

Mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Mâm cỗ ngày Tết miền Nam cũng có phần phong phú hơn với món giò heo, lạp xưởng, gỏi,… Và không thể thiếu trong mâm cỗ phương Nam là bánh tét, thịt kho hột vịt, canh khổ qua nhồi thịt. Dân gian ta cho rằng ăn canh khổ qua để giúp “cái khổ đi xa”; xua đuổi đi những điều không may mắn trong năm cũ. Món ăn kho hột vịt nước dừa với miếng thịt vuông tượng trưng cho đất; quả trứng tròn tượng trưng cho trời. Tất cả đều hướng tới mong muốn năm mới trọn vẹn, đủ đầy.

Mâm cỗ Tết miền Nam

Xem thêm: Top 5 cách gói giỏ quà Tết đơn giản mà sang trọng, tinh tế

Việc mong muốn đủ đầy còn được thể hiện qua mâm ngũ quả cầu – dừa – đủ- xoài. Bên cạnh đó là các món nhậu như tai heo ngâm giấm; tôm khô củ kiệu cũng rất được cánh mày râu ưa chuộng. Tráng miệng cũng đa dạng với mứt dừa, trái cây, kẹo ngọt,… Mỗi nhà cũng sẽ tùy điều kiện gia đình mà gia giảm thêm các món ăn cho phù hợp.

Cho dù có sự khác nhau giữa cách bày biện và trang trí mâm cỗ cơm Tết. Song mỗi vùng miền đều hướng về ý nghĩa rất lớn nhớ về cội nguồn, tổ tiên. Mong muốn cả gia đình được quây quần, sum họp đông đủ thưởng thức những món ngon của ngày Tết truyền thống. Mọi người cầu mong một năm mới phát tài – an khang – thịnh vượng.

Kết luận

Mâm cỗ ngày Tết tuy mỗi miền đều có phong tục và những nét độc đáo riêng, nhưng tất cả đều hướng về nguồn cội. Đều mang chung ý nghĩa to lớn không chỉ vật chất mà còn cả tinh thần. Mong rằng những thông Trang tin NextX vừa chia sẻ sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc các bạn sẽ có một cái Tết thật vui vẻ và ấm cúng bên bữa cơm gia đình và người thân!

Bài viết liên quan: 

Top 5 phần mềm quản lý trang trại và nông trại tốt nhất trên thị trường

 

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Hãy đánh giá bài viết này