GS.Kotler là một tượng đài Marketing, những phát ngôn các quan điểm về Marketing của GS không bị chi phối bởi khuếch trương hình ảnh, mục đích thương mại, etc… Nên đó là những điều chúng ta đáng ngẫm. Với các quan điểm của GS.Kotler thì có một số người vui là dân martech, cũng có thể có một số người không vui là tộc agency. Các bình luận trong bài viết dưới đây được post theo quan điểm cá nhân nhằm làm rõ, diễn nôm và “Việt hóa” các quan điểm của GS. Hãy cùng NextX khám phá ngay nhé!
1. Các công ty sẽ bị tác động mạnh mẽ bởi những thương hiệu đổi mới sáng tạo phá vỡ (disruptor). Điều này đã được chứng minh một vài thập kỷ qua với những thương hiệu đình đám phát triển thần tốc nhờ cách làm siêu sáng tạo, tiễn biệt những thương hiệu lớn nhưng chậm chân. Câu chuyện này đâu đâu cũng nói rồi, không cần phải chứng minh lại nữa.
Bài học rút ra: Hãy đổi mới sáng tạo và hãy khác biệt. Cứ làm giống như thường lệ, giống như người khác đi và ai đó sẽ đọc điếu văn thương hiệu bạn sớm.
2. Các công ty sẽ thu thập thông tin và phân tích dữ liệu khách hàng và áp dụng công nghệ để đưa ra các hành động thích hợp. Điều này phù hợp với quá trình chuyển đổi số đang được nói đến rất nhiều. Tất nhiên, chuyển đổi số nhiều mặt nhưng tương tác khách hàng (Customer Engagement) là một mặt trận quan trọng hàng đầu. Tư duy chuyển từ đại trà sẽ chuyển sang tập trung, từ giành giật lấy được (acquisition) sang duy trì nắm giữ (retain), từ ngẫu nhiên sẽ chuyển sang chủ đích, từ “cà mè một lứa” sang “đo ni đóng giày”, từ săn bán hái lượm sang chăn nuôi trồng trọt.
Bài học rút ra: Hãy sử dụng công nghệ, hãy dùng Customer Data Platform (CDP) vì nó đang là thứ giống nhất với những gì GS.Kotler nói .
3. Xu thế bán hàng trực tiếp từ đơn vị sản xuất đến người tiêu dùng (Direct-To-Consumer) sẽ thách thức các tổ chức kinh doanh theo cửa hàng hoặc đựa vào thương hiệu. Điều này thậm chí cũng hàm ý rằng từng cá nhân có thể bán hàng cho nhau theo dạng Consumer To Consumer (C2C) khi mà CMCN 4.0 có thể biến cá nhân thành nhà sản xuất (với 3D printing chẳng hạn). Như vậy, chuyện này cũng dễ hiểu nếu như nhìn vào việc công nghệ ngày càng phổ cập, tính minh bạch ngày càng cao xóa đi các khoảng cách trung gian tồn tại hưởng lợi một cách không cần thiết. Xã hội, thị trường càng phát triển thì nguy cơ trên càng cao. Còn xã hội kém phát triển, chụp giật thì người tiêu dùng vẫn trông cậy vào thương hiệu để bảo chứng, vào tính “trực tiếp sờ vào hiện vật” để lựa chọn. Ngoài ra, việc D2C có ảnh hưởng đến truyền thống phụ thuộc vào loại hàng hóa nữa, nên với Việt Nam có lẽ sẽ bị ảnh hưởng sau.
Bài học rút ra: Chuyển đổi số, tham gia bán hàng online, tự phát triển kênh bán, hướng tới bán hàng đa kênh omni channel và chứng minh các giá trị bảo chứng, các giá trị gia tăng mà đơn vị sản xuất khó làm được.
4. Việc kinh doanh online sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn bán hàng tại cửa hàng. Chuyện này cũng khá rõ mười mươi. Ai cũng cầm mobile phone trên tay, bệnh dịch còn chưa biết thế nào, giãn cách xã hội còn bền vững thì mua bán online hiển nhiên phát triển nhanh hơn truyền thống.
Bài học rút ra từ quan điểm về Marketing này: Các thương hiệu truyền thông phải đẩy mạnh bán hàng online (tự bán, bán ở chợ điện tử), thiết lập và gia cường bộ phận thương mại điện tử theo sự đồng bộ hóa với chuyển đổi số của cả tổ chức.
5. Việc làm thương hiệu không còn hoàn toàn phụ thuộc vào kênh truyền thống. Việc này khá rõ ràng và hiển nhiên, nên không cần bình luận quá nhiều. Ảnh hưởng của digital marketing đến nhận biết thương hiệu, hình ảnh thương hiệu và việc khai thác các loại quảng cáo đúng đối tượng, đúng ngữ cảnh đã dễ dàng hơn rất nhiều bởi công nghệ…Nên chuyện này khá rõ với cả làng rồi.
Bài học rút ra GS.Kotler: Đầu tư thêm cho bộ phận Digital Marketing (in-house)
6. Tăng trưởng bán hàng online sẽ phụ thuộc vào tiếp thị trực tuyến theo mục tiêu trên nền tảng truyền thông xã hội. Again, việc này khá hiển nhiên và quen thuộc rồi. Cả làng cũng khá rõ và dường như cách này thì Châu Á (Trung Quốc, VN, Indo…) có vẻ đi nhanh hơn các nước tiên tiến hay sao ấy .
Bài học rút ra: Các thương hiệu truyền thông phải đẩy mạnh bán hàng online (tự bán, bán ở chợ điện tử), thiết lập và gia cường bộ phận thương mại điện tử theo sự đồng bộ hóa với chuyển đổi số của cả tổ chức.
7. Các công ty sẽ chú ý nhiều hơn tới các kết nối của thương hiệu với mục tiêu xã hội (brand activisim). Chuyện này phát triển song song với sự đề cao purpose (lý tưởng tồn tại, sứ mệnh xã hội của thương hiệu) và đồng bộ với quan điểm Human-To-Human (coi thương hiệu như một con người trong xã hội, một công dân trong xã hội) hay tiếp cận Công nghệ vị nhân sinh (Human-Centered Technology) vốn là chủ điểm cuốn sách mới nhất của GS.Kotler là Marketing 5.0
Bài học rút ra từ quan điểm về Marketing này: Hãy đừng chỉ tìm sự khác biệt trong sản phẩm, trong biên giới của kinh doanh và hãy đừng chỉ hài lòng với lợi nhuận ngắn hạn. Hãy thêm chân thành và hãy bớt kỹ thuật trong marketing và thương hiệu. Hãy tin và nhân quả và làm tốt cho xã hội thì kết quả sẽ bền vững.
Sử dụng Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh để kinh doanh tốt hơn.
8. Các công ty sẽ làm nhiều các công việc truyền thông, quảng cáo trong…nội bộ tổ chức. Tin xấu cho giới agency. Những công việc digital marketing vốn dĩ ngày một rõ ràng và công khai với những hỗ trợ “tận răng” của các ông lớn GG, FB khiến cho ai cũng có thể làm được. Các công việc traditional marketing vốn ngày càng quen thuộc hơn với sự đào tạo rộng mở, sự lan tỏa tiếp cận kiến thức chuyên môn dễ dàng và nhanh chóng trong một thế giới mà Gen Z, Gen Alpha copy nhanh như điện. Những điều này khiến cho các công việc marketing truyền thống vốn hay được “outsourced” cho agencies thì giờ có thể làm khá nhiều in-house. Cũng phải nói đến đặc thù của ngành nữa. Bạn không thể tự học để trở thành bác sĩ, nhưng bạn có thể tự học để trở thành một tay quảng cáo, sáng tạo, thần nội dung trong Marketing một cách nhanh chóng.
Bài học rút ra từ quan điểm về Marketing GS.Kotler : Tùy theo đặc thù của ngành, của khách hàng, của công việc mà các công ty một phần nên tìm cách “internalize” thay vì “outsource” các hoạt động marketing. Còn với các bạn trẻ hay hỏi câu “học Marketing ra trường làm Client hay Agency” thì câu trả lời rõ rồi nhé, làm đâu cũng thế thôi, quan trọng là nắm được kỹ năng và phát triển, nhạc phía nào cũng nhảy được. Nhưng có vẻ người ta đang ngày cang chọn dòng nhạc client như GS.Kotler bảo.
Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra:
NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm giám sát nhân viên thị trường, phần mềm quản lý telesale, phần mềm tổng đài CSKH Call Center… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty.
Để cập nhật thêm những thông tin hay trong Trang tin NextX cùng tìm hiểu thêm!
Bài viết liên quan: Xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả để bán hàng đỉnh nhất
Nguồn Thuan Doan
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |