Lập ngân sách như thế nào cho phù hợp với vị trí Marketing?
Lập ngân sách là 1 case quan trọng đối với vị trí KTT, nay NextCRM chia sẻ 1 vài thông tin về lập ngân sách nhé. LẬP NGÂN SÁCH là một trong những nội dung mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng không nên bỏ qua. Dưới đây là các bước lập ngân sách.
Bước đầu tiên trong quá trình lập KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH là lập ngân sách bán hàng. Đây là kế hoạch chi tiết cho thấy doanh thu kỳ vọng cho kỳ dự toán. Ngân sách bán hàng chính xác là chìa khoá cho toàn bộ quá trình lập dự toán. Nếu Ngân sách bán hàng không chính xác các kế hoạch còn laị sẽ không chính xác.
Ngân sách bán hàng ảnh hưởng đến phần biến đổi của chi phí bán hàng và chi phí quản lý và là dữ liệu đầu vào của chi phí sản xuất, trong đó cần xác định bao nhiêu đơn vị cần sản xuất trong kỳ.
Ngân sách sản xuất lại được sử dụng để xác định Ngân sách vật liệu trực tiếp, lao động trực tiếp, và ngân sách chi phí sản xuất chung.
Khi công ty thực hiện xong 3 ngân sách trên thì có thể lập dự toán thành phẩm cuối kỳ.
Thông tin từ ngân sách bán hàng, ngân sách chi phí bán hàng + chi phí quản lý + chi phí sản xuất ảnh hưởng đến DỰ BÁO NGÂN SÁCH TIỀN. Ngân sách dòng tiền chi tiết cho thấy các nguồn tiền được tạo ra và sử dụng thế nào.
Dự báo kết quả kinh doanh cung cấp ước tính thu nhập ròng của kỳ kế hoạch dựa trên thông tin từ ngân sách bán hàng, dự toán tồn kho thành phẩm cuối kỳ, ngân sách chi phí bán hàng, ngân sách chi phí quản lý doanh nghiệp và dự báo ngân sách tiền
Bảng cân đối kế toán kế hoạch cho thấy ước tính tài sản, nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cuối kỳ kế hoạch.
****Như vậy việc LẬP NGÂN SÁCH trong doanh nghiệp rất quan trọng và nhằm mục đích trả lời cho 10 câu hỏi chủ đạo sau:
- Chúng ta sẽ đạt được doanh thu bao nhiêu?
- Chúng ta sẽ thu được bao nhiêu tiền từ khách hàng?
- Chúng ta cần mua bao nhiêu NVL?
- Chi phí sản xuất là bao nhiêu
5. Chúng ta phải trả bao nhiêu tiền cho nhà cung cấp, người lao động và bao nhiêu cho chi phí sản xuất chung?
6. Tổng chi phí được chuyển từ thành phẩm tồn kho sang giá vốn bán hàng là bao nhiêu?
7. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh bao nhiêu, chúng ta phải trả bao nhiêu tiền?
8. Chúng ta có thiếu vốn không? Thiếu bao nhiêu? Vay bao nhiêu thì tối ưu? Bao giờ trả nợ, trả bao nhiêu?
9. Lợi nhuận ròng chúng ta kiếm được bao nhiêu?
10. Tài sản, nợ, nguồn vốn của công ty sẽ thế nào sau 1 chu kỳ kinh doanh?
**** Một điều quan trọng là: LẬP NGÂN SÁCH chi tiết phụ thuộc vào nhiều dự đoán và các yếu tố giả định của người quản lý. Bài tới sẽ mô tả chi tiết các dự đoán và yếu tố giả định này.
Xem thêm:
Bài viết liên quan: Top 20 công cụ hỗ trợ giúp bạn thành thạo với content
Bài viết mới nhất
Case Study
Truyền thông
CRM
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
