Làm gì khi khách chê sản phẩm đắt?

Phải làm sao khi khách chê sản phẩm đắt? Bạn có biết một câu trả lời khéo léo không chỉ giúp bạn xoay chuyển tình huống mà còn có thể kiếm thêm cho bạn nhiều đơn hàng hơn hay không? Cùng tham khảo những mẹo hay có thể giúp bạn làm chủ tình huống giao tiếp này nhé!

7 mẹo hay giúp bạn ứng xử khéo léo khi khách chê sản phẩm đắt

Nhiều bạn vừa mới báo giá đã nghe khách hàng thốt lên rằng: “Ôi, sao sản phẩm bên em đắt thế?” Khi gặp tình huống khách chê sản phẩm đắt, rất nhiều bạn sales chưa có kinh nghiệm nhất định sẽ lúng túng không biết nên ứng xử ra làm sao. Thế nên hãy cùng tham khảo 7 mẹo hay trong ứng xử có thể giúp bạn xoay chuyển tình huống khó xử dưới đây nhé:

Làm gì khi khách hàng chê sản phẩm bên bạn quá đắt?

1. Khi khách chê sản phẩm đắt. Hãy hỏi khách hàng cụ thể họ đang so sánh sản phẩm bên bạn với những sản phẩm nào trên thị trường

Có rất nhiều khả năng khách hàng nói ra câu này chỉ để bạn giảm giá cho họ mà không tìm hiểu thông tin về những bên bán khác. Khi bạn hỏi ngược lại, bạn sẽ biết được người mua có thật lòng muốn mua hay không. Hay là khách chê sản phẩm đắt vì muốn khảo giá nhằm tìm nơi rẻ nhất.

Phần lớn khách hàng đều không hiểu thế nào là đắt. Bởi vì họ không hiểu nhiều về thông tin sản phẩm mà bạn cung cấp. Hãy giải thích sự khác nhau trong chất lượng, giá trị, lợi ích mà bạn đã nắm được trước đó. Về khâu này, bạn cần phải nắm rõ thông tin về sản phẩm trước khi tư vấn cho khách.

2. Hãy hỏi khách hàng xem liệu họ có muốn bỏ đi phần tính năng nào trong sản phẩm hoặc dịch vụ để bạn giảm chi phí cho họ ko?

Làm gì khi khách hàng chê sản phẩm bên bạn quá đắt?

Tâm lý chung của con người là không muốn mất đi những gì mình đang sở hữu. Thế nên nếu khách hàng thực sự cần những giá trị mà sản phẩm mang lại, họ sẽ không muốn bỏ đi bất kỳ tính năng nào. Hơn nữa, trong quá trình mà khách hàng cân nhắc, họ sẽ thấy được những giá trị của sản phẩm mà trước đó họ chưa nghĩ tới. Điều này sẽ làm cho khách hàng cảm nhận rõ hơn rằng họ muốn mua sản phẩm này vì lợi ích gì. Áp dụng mẹo hay này vào list kỹ năng của bạn ngay nếu bạn muốn chốt đơn nhanh chóng nhé!

Nên nhớ, khách chê sản phẩm đắt đều là vì họ chưa rõ sản phẩm đắt vì nó có nhiều tính năng. Và nếu họ cần những tính năng bạn nói, họ chắc chắn sẽ không muốn bỏ bớt chúng.

Xem thêm

Phần mềm bán hàng CRM

Phần mềm CRM

3. Hãy nói với khách rằng giá bán cao vì chất lượng dịch vụ của bạn tốt

Đây là một cách ứng xử phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong giới sales. Khi khách chê sản phẩm đắt, bạn chỉ cần cho khách hàng biết nhiều thông tin hơn về chất lượng và dịch vụ khi khách mua sản phẩm bên bạn.

Hãy hỏi khách hàng rằng: “Anh chị nghĩ thứ tốt nhất có phải là thứ rẻ nhất hay không?” Rất nhiều người mua luôn tìm cách hạ giá dù điều này không hề hợp lý. Sản phẩm tốt thì không thể có giá rẻ và ngược lại. Hãy cho khách hàng biết mức giá mà bạn đưa ra là hoàn toàn hợp lý. Với những giá trị mà nó mang lại thì mức giá này không hề đắt chút nào.

4. Hãy cho khách hàng biết chi phí thực sự mà họ phải bỏ ra trong toàn bộ quá trình

Rất nhiều khách hàng chỉ tính đến lợi ích tức thời mà không nhìn ra lợi ích lâu dài. Phân tích cho khách hiểu một sản phẩm rẻ chỉ giúp họ tiết kiệm được chi phí tạm thời. Trong quá trình sử dụng, mỗi khi hư hao xảy ra khách hàng sẽ phải tự bỏ tiền ra sửa chữa. Và phần chi phí này nếu cộng dồn đôi khi còn nhiều hơn cả mức giá bên bạn nữa kìa. Hãy khéo léo cho họ biết nếu họ không mua sớm thì có lẽ số tiền mà họ lãng phí sẽ còn nhiều hơn.

5. Nếu khách chê sản phẩm đắt và hơi ngại trả tiền một lần. Hãy gợi ý cho khách mua trả góp!

Hãy hỏi xem giá có phải là vấn đề duy nhất mà khách quan tâm hay không? Và sau đó cho họ biết rằng: giá có thể cao nhưng chi phí mà họ phải trả hằng ngày là không đáng kể. Hãy tính cho họ với sản phẩm này thì chi phí mỗi ngày mà họ phải bỏ ra là bao nhiêu. Lợi ích mà họ nhận được trong suốt quá trình sử dụng là gì? Thêm vào đó, bạn còn có thể gợi ý cho họ mua trả góp.

Cách làm này thường hay được các sales bên ngành tài chính áp dụng. Nếu khách hàng chê lãi suất bên họ quá đắt, nhân viên sẽ tính ra cho khách lãi suất hằng ngày mà họ phải chi trả là bao nhiêu. Con số thực tế mỗi ngày sẽ giúp khách hàng hình dung được rõ hơn. Việc chia nhỏ con số sẽ tạo cảm giác thoải mái cho khách. Đồng thời họ cũng hiểu được cái giá mà họ phải trả xứng đáng với lợi ích mà họ nhận được.

Trong trường hợp khách mua để kinh doanh, bạn cũng có thể tính cho khách hàng cụ thể thời gian hòa vốn của họ. Thậm chí sau thời gian hòa vốn đó họ còn có khả năng kiếm lời lâu dài thì sao? Tóm lại, khi khách hàng hiểu rõ giá trị mà họ nhận được trong tương lai thì họ sẽ không đắn đo nữa.

Làm gì khi khách hàng chê sản phẩm bên bạn quá đắt?

6. Hãy hỏi xem khách đã từng mua sản phẩm tương tự như vậy hay chưa?  Và họ có mua được chúng với giá thấp hơn hay không?

Nếu khách mới mua hàng lần đầu, bạn có thể hoàn toàn tự tin mà phân tích về ưu điểm bên bạn. Còn nếu khách đã từng mua sản phẩm rồi và giá cả của nó rẻ hơn bên bạn thật. Trường hợp này, bạn hãy hỏi khách xem sản phẩm cũ có những tính năng gì. Tiếp đến, bạn hãy liệt kê thêm những tính năng cũng như điều khoản bảo hành khác biệt bên bạn.

Hãy cho khách hàng biết rằng điều khách đang băn khoăn là phổ biến và bạn hoàn toàn hiểu được. Kế đến, bạn đưa ra vài ví dụ về khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm của bạn. Hiệu quả mà khách nhận được ra làm sao… Áp dụng mẹo hay này sẽ giúp bạn lật chuyển tình thế thần kỳ. Hơn hết, nó còn có thể giúp bạn kết nối với khách hàng tốt hơn.

7. Hãy nói cảm ơn khách hàng vì đã chia sẻ ý kiến. Sau đó hỏi họ xem mức giá nào là phù hợp?

Thực tế, công ty vẫn có những sản phẩm khác giá thấp hơn. Nếu khách không có nhu cầu sử dụng nhiều tính năng. Hơn nữa khách ưu tiên lựa chọn về giá hơn thì bạn nên áp dụng mẹo hay này. Đồng thời hãy hỏi xem họ có phải là người quyết định ra ngân sách hay không. Sau đó bạn sẽ xin phép được trao đổi trực tiếp với người ra ngân sách đó.

Lời kết

NextCRM đã giúp bạn tổng hợp lại 7 mẹo hay trong ứng xử rồi nha. Bạn đang cần một công cụ giúp bạn dễ dàng quản lý giá sản phẩm? Hãy nhắn ngay với NextCRM nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Hệ thống CRM cho ngành giáo dục, đào tạo

Phần mềm CRM cho trung tâm ngoại ngữ

Bài viết liên quan: Làm thế nào để tiếp cận khách hàng một cách khéo léo?

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

5/5 - (1 bình chọn)