Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải kế toán, các đơn vị xây dựng cũng không phải ngoại lệ. Vậy bạn đã biết kế toán xây dựng là gì chưa? Và 10 công việc cơ bản của kế toán xây dựng. Hãy cùng NextXPhần mềm chăm sóc khách hàng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

ke-toan-xay-dung

Xem thêm: 7 bí quyết thú vị để phân tích thị trường kinh doanh hiện nay

Kế toán xây dựng là gì?

Kế toán xây dựng là một lĩnh vực trong ngành kế toán tập trung vào việc quản lý và theo dõi các hoạt động tài chính liên quan đến các dự án xây dựng và công trình xây dựng. Nó bao gồm việc ghi nhận, phân loại, và báo cáo về các giao dịch tài chính trong ngữ cảnh xây dựng, bao gồm việc quản lý nguồn vốn, theo dõi nguồn cung ứng và tiêu thụ, tính toán chi phí, và xác định lợi nhuận hoặc thua lỗ từ các dự án xây dựng.

Đảm nhiệm việc bóc tách các chi phí để hạch toán dựa trên giá trị dự toán của dự án mà đơn vị dự thầu đã trúng thầu. Việc bóc tách này nhằm hiểu rõ được những chi phí trong dự toán từ đó giúp kế toán có thể hạch toán đúng.

Đặc điểm chung của kế toán công ty xây dựng

Kế toán xây dựng được thực hiện dựa vào giá trị dự toán của dự án mà đơn vị dự thầu đã trúng. Các số liệu chi phí trên dự toán là cơ sở dùng để bóc tách hạch toán giúp người xem hiểu rõ về bản chất của những chi phí được kê khai.

Kế toán xây dựng sẽ phải thực hiện tổng hợp và hạch toán hoàn thiện cho từng công trình. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa kế toán thương mại và kế toán xây dựng.

Kế toán xây dựng cần tổng hợp chi tiết và xem xét kỹ lưỡng tính cân đối giữa các hạng mục chi phí cấu thành nên giá thầu và số lượng hóa đơn tương ứng dùng cho việc hạch toán.

Hạng mục giá thành trong kế toán xây dựng sẽ được cập nhật thay đổi theo từng công trình bởi nó phụ thuộc vào vị trí thi công của mỗi công trình. Mỗi tỉnh thành phố sẽ có thể thay đổi các nhà cung cấp khác nhau để thuận lợi nhất cho việc di chuyển, như vậy thì giá thành mua hàng cũng sẽ phải khác nhau.

Mỗi công trình xây dựng có thể kéo dài trong nhiều kỳ kế toán. Bởi vậy bên cạnh các công việc kế toán định kỳ thì kế toán xây dựng còn phải theo dõi chặt chẽ phần chi phí sản xuất kinh doanh dang dở để không bỏ sót chi phí nào trong báo cáo tài chính.

dạc-diem-chung

Xem thêm: Xây dựng hệ thống CRM hiệu quả chuyên nghiệp cho công ty

Kế toán xây dựng cần làm những gì?

Dựa trên đặc thù riêng của công việc, kế toán xây dựng sẽ bao gồm các công việc chính như sau:

Đọc và phân tích bóc tách dự toán

Những nội dung chính kế toán xây dựng cần xác định gồm có: Tổng giá trị công trình là bao nhiêu; Thời hạn thi công; Thời hạn bảo hành; Tiến độ và Phương thức thanh toán.

Các tiêu chí để thực hiện việc bóc tách chi phí bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí quản lý chung.

Hỗ trợ cung ứng nguyên vật liệu vào từng công trình

Bám sát theo số liệu dự toán, kế toán phải kịp thời đưa nguyên vật liệu vào công trình cho khớp để đảm bảo tiến độ thi công.

Chấm công và tổng hợp bảng lương nhân công theo từng tiến độ thi công công trình.

Theo dõi và tổng hợp các loại chi phí chung phục vụ cho việc vận hành công trình.

Theo dõi và tổng hợp chi phí máy móc thi công.

Sau khi nghiệm thu thực hiện tính toán và phân bổ giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình.

Lập các báo cáo định kỳ theo quy định và yêu cầu từ người quản lý như: Báo cáo tình hình nguyên vật liệu; Báo cáo tài chính cuối năm;…

Thực hiện việc sắp xếp và lưu trữ sổ sách, chứng từ để đảm bảo tính khoa học, thuận tiện và an toàn.

Đối chiếu chứng từ và các nghiệp vụ phát sinh tương ứng. Đối chiếu giữa số liệu thực tế phát sinh và số lượng dự toán.

Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước khi có vấn đề cần thiết hoặc phát sinh.

ke-toan-xay-dung

Xem thêm: Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng cho doanh nghiệp hiệu quả

Quy trình kế toán công ty xây dựng

Những công việc kế toán xây dựng cần làm

Bóc tách các hạng mục dự thầu là vô cùng quan trọng

Thu thập, kiểm tra, và ghi nhận các giao dịch tài chính liên quan đến dự án xây dựng. Bao gồm thu chi, thanh toán nhà thầu, và các khoản chi phí liên quan.

Quản lý các hợp đồng với nhà thầu. Theo dõi nguồn cung ứng và thanh toán cho các dịch vụ. Và vật liệu cung cấp cho dự án xây dựng.

Xác định và theo dõi các chi phí liên quan đến vật liệu, nhân công, thiết bị. Và các chi phí khác của dự án xây dựng.

Đảm bảo rằng các điều khoản trong hợp đồng với nhà thầu được tuân thủ. Và các công việc được thực hiện đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thuế. Bảo đảm tuân thủ các quy định thuế và quản lý vốn dự án.

Đảm bảo rằng các ghi chép tài chính liên quan đến dự án xây dựng được bảo quản. Và bảo dưỡng cẩn thận để có thể được kiểm toán và theo dõi dễ dàng.

Hạch toán các chi phí phát sinh

Chi phí nguyên vật liệu

Tại bước này kế toán cần phải bám sát vào bảng bóc tách chi phí nhằm mục đích theo dõi việc đưa chi phí nguyên vật liệu vào có đúng theo mức quy định hay không nhằm mục đích tránh gian lận trên bảng báo cáo tài chính.

Các chi phí phát sinh khi nghiệm thu phải xuất được hóa đơn.

Số lượng NVL khi xuất trên hóa đơn phải bằng hoặc thấp hơn hoặc cao hơn một ít so với dự toán. Nếu chênh lệch quá cao thì sẽ bị loại ra khỏi chi phí hợp lý

Áp dụng phương pháp tính giá xuất kho phù hợp. Thường nên áp dụng theo phương pháp bình quân cuối kỳ.

Chi phí nhân công trực tiếp

Chuẩn bị các hợp đồng thuê nhân công: hợp đồng thời vụ, hợp đồng thuê khoán

Lập và theo dõi bảng chấm công, bảng lương nhân công theo tiến độ thi công công trình.

Hạch toán chi phí nhân công chi tiết theo từng công trình.

Chi phí quản lý chung

Đây là chi phí phục vụ cho hoạt động xây lắp của từng công ty xây dựng. Kế toán xây dựng sẽ hạch toán các chi phí: Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu bảo dưỡng định kỳ, chi phí dụng cụ xây lắp,…

Chi phí máy thi công

Chi phí liên quan đến việc thuê hoặc sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp cho dự án xây dựng

Tập hợp chi phí và tính giá thành công trình

Tại bước sẽ được chia theo hai trường hợp:

  • Trường hợp xuất hóa đơn một lần khi nghiệm thu toàn bộ công trình
  • Trường hợp xuất hóa đơn nhiều lần cho một công trình

Mỗi trường hợp sẽ có cách nghiệm thu khác nhau vì vậy kế toán xây dựng cần phải cẩn thận trong quá trình xuất hóa đơn nghiệm thu để so sánh giá trị dự toán cũng như giá trị trên hợp đồng đã khớp với nhau chưa.

ke-toan-xay-dung

Xem thêm: Top 4 cách xây dựng hệ thống CRM kinh doanh tốt nhất mà bạn chưa biết

Công việc cuối kỳ của một kế toán xây dựng cơ bản

Lập báo cáo thuế tháng, quý, và lập báo cáo tài chính cuối năm và tính toán thu nhập ròng sau mỗi công trình.

Lập BCTC nội bộ phục vụ yêu cầu quản lý của cấp trên

Sắp xếp, lưu trữ cẩn thận hồ sơ, hóa đơn, chứng từ một cách khoa học, dễ tìm

Xử lý các công việc khác liên quan

Có khả năng giải trình số liệu với cơ quan thuế khi có yêu cầu thanh tra, quyết toán.

Các nghiệp vụ thường gặp trong kế toán xây dựng

Chuẩn bị và lưu trữ thông tin

Hợp đồng thi công, hợp đồng thuê nhân công, thuê lao động thời vụ, hợp đồng thuê thầu phụ, bảng dự toán từ phòng kỹ thuật

Biên bản nghiệm thu toàn bộ, nghiệm thu theo từng giai đoạn, thanh lý hợp đồng

Lưu trữ thông tin tài chính và hồ sơ dự án một cách cẩn thận. Để có thể tiếp cận và xem xét sau này. Đảm bảo rằng thông tin được bảo quản theo quy định của pháp luật. Và các yêu cầu quy định về lưu trữ hồ sơ tài liệu. Điều này có thể bao gồm việc lưu trữ điện tử và bảo vệ dữ liệu quan trọng.

Đối chiếu giữa thực tế và dự toán, giữa chứng từ đầu vào và chi phí thực tế lên kế hoạch cân đối đầu vào

Giấy đề nghị thanh toán, biên bản đối chiếu công nợ

Kiểm tra và xử lý

Kế toán xây dựng sẽ phân bổ các chi phí tập hợp chung cho các công trình và thường sẽ phân bổ theo 621

Kiểm tra tất cả các giao dịch tài chính, bao gồm hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, hợp đồng, và các tài liệu liên quan khác để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin.

Xác định xem liệu các giao dịch đã được ghi nhận đúng khoản mục và tài khoản tương ứng trong hệ thống kế toán hay chưa.

Rà soát, kiểm tra lại các chứng từ và đưa ra phương án điều chỉnh, bổ sung (nếu có)

Hạch toán thuế tạm tính đối với những công trình ngoại tỉnh

Lập báo cáo

Các báo cáo công nợ, báo cáo kho theo công trình.

Các báo cáo giá thành: bảng cân đối phát sinh công trình, báo cáo tổng hợp, chi tiết nguyên vật liệu phát sinh theo từng công trình, báo cáo giá thành công trình, lãi lỗ theo công trình,…

Đối chiếu giữa giá thành dự đoán và chi phí thực tế.

Theo dõi công nợ và thanh toán từ chủ đầu tư

Kế toán xây dựng sẽ hỗ trợ nhập bảng dự toán vào phần mềm. Đồng thời đối chiếu giữa giá thành dự toán với chi phí thực tế

Cho phép giám sát, theo dõi công trình theo nhiều cấp bậc (hạng mục, gói thầu, giai đoạn). Lúc đó tổng doanh thu, chi phí của các công trình cấp dưới sẽ bằng doanh thu, chi phí của công trình mẹ

Kế toán xây dựng cho phép trích và phân bổ tự động các chi phí: Mức phân bổ CCDC, chi phí trả trước, chi phí máy thi công, khấu hao TSCĐ. Cho phép trích phân khấu hao theo ngày tự động đối với tài sản tham gia nhiều công trình trong kỳ và các máy thi công.

Cho phép phân bổ tự động các chi phí không xác định cụ thể là cho công trình nào.

Quản lý lũy kế phát sinh từ khi khởi công và số liệu liên năm.

Theo dõi công nợ, thanh toán đối với nhà thầu phụ.

Theo dõi, giám sát tồn kho theo công trình.

Tính giá thành và ghi nhận doanh thu chi tiết, phản ánh kết quả kinh doanh của công ty qua từng công trình.

Phản ánh báo cáo đa chỉ tiêu, đa chiều và đa dạng báo cáo.

ke-toan-xay-dung

Xem thêm: Ý tưởng kinh doanh cafe kết hợp mô hình rửa xe doanh số bội thu

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi “Kế toán xây dựng và 10 công việc cơ bản của kế toán xây dựng”. Hy vọng các bạn đã có định hướng được trong con đường sắp tới khi trở thành một kế toán xây dựng. Kiến thức là vô tận vì vậy đừng quên nhấn theo dõi trang tin NextX để tìm hiểu thêm về những kiến thức được học trong khóa học cũng như cách đăng ký học nhé!

Có thể bạn quan tâm: Bật mí cho bạn các bước xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Hãy đánh giá bài viết này