Kế toán nội bộ là một trong những vị trí không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, vai trò của kế toán nội bộ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Khi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự quản lý tài chính hiệu quả để tồn tại và phát triển. Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Vậy kế toán nội bộ là gì? Một kế toán nội bộ cần phải làm những công việc gì ? NextX – Phần mềm quản lý kinh doanh sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên cho bạn qua bải viết sau:
Xem thêm: Top 6 công việc online cho học sinh cấp 3 uy tín nhất hiện nay
Kế toán nội bộ là gì?
Kế toán nội bộ là một phần của lĩnh vực kế toán dành riêng cho việc quản lý tài chính và kế toán bên trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Nó tập trung vào việc theo dõi, phân tích và báo cáo thông tin tài chính liên quan đến hoạt động nội bộ của tổ chức. Thay vì tập trung vào việc báo cáo tài chính cho bên ngoài như làm trong kế toán tài chính.
Cụ thể hơn thì kế toán nội bộ là người thực hiện các công việc ghi chép, lưu trữ, lập chứng từ, kiểm tra và theo dõi những hoạt động kinh tế, hoạt động tài chính của doanh nghiệp từ lúc phát sinh cho đến khi kết thúc.
Bên cạnh đó, kế toán nội bộ còn là người cung cấp thông tin quan trọng để hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh.
Kế toán nội bộ đảm nhận những công việc gì?
Xem thêm: Tất tần tật những điều về hạch toán kế toán mà bạn chưa biết ?
Mặc dù kế toán nội bộ được phân chia thành nhiều vị trí với các đầu mục công việc khác nhau nhưng nhìn chung, trách nhiệm của kế toán nội bộ xoay quanh việc ghi chép các hoạt động diễn ra hàng ngày của doanh nghiệp với mô tả công việc như sau:
Ghi chép giao dịch tài chính: Kế toán nội bộ ghi chép và theo dõi tất cả các giao dịch tài chính của tổ chức, bao gồm thu chi, mua sắm, lương thù lao, và các hoạt động khác. Việc này đảm bảo rằng tất cả thông tin tài chính được document và lưu trữ đầy đủ và chính xác.
Phối hợp với các kế toán nội bộ khác, các bộ phận khác để thực hiện các công việc theo chỉ thị của cấp trên.
Kế toán nội bộ tạo ra các báo cáo và biểu đồ cho quản lý và các bộ phận khác trong tổ chức. Các báo cáo này có thể bao gồm báo cáo lãi lỗ, báo cáo tỷ suất sinh lời, dự án chi phí, và bất kỳ thông tin tài chính quan trọng nào cần thiết.
Thống kê và phân tích các số liệu thực tế về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để hỗ trợ cấp lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn.
Phân loại kế toán nội bộ hiện nay
Tại các doanh nghiệp lớn, vị trí kế toán nội bộ thường được phân chia thành nhiều mảng khác nhau nhằm đảm bảo tốt hiệu suất công việc, bao gồm:
Kế toán thu chi:
Người quản lý chứng từ thu chi vào ra phát sinh. Những chứng từ này chính là cơ sở để quan trọng để chứng minh. Và giải trình với cơ quan thuế về những chi phí phát sinh liên quan đến các cơ quan khác. Vì vậy, là một kế toán thu chi thì bạn cần phải lưu ý đến các chứng từ liên quan. Đến hoạt động thu chi của doanh nghiệp.
Kế toán kho:
Nhân sự làm việc thường xuyên trong kho hàng. Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra quá trình nhập xuất hàng hóa. Và kiểm soát lượng hàng tồn trong kho. Ngoài ra, kế toán kho cũng chịu trách nhiệm xuất giấy tờ. Các loại chứng từ cho hàng hóa và đảm bảo chất lượng, số lượng nhằm hạn chế việc thất thoát hàng hóa.
Xem thêm: Tất tần tật những điều về hạch toán kế toán mà bạn chưa biết ?
Kế toán ngân hàng
Là người có nhiệm vụ lập ủy nhiệm chi cũng như séc nạp – rút tiền. Ghi chép số liệu vào sổ kế toán. Đồng thời đối chiếu thông tin giữa sổ phụ và bút toán của cuối tháng để quản lý các tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
Kế toán bán hàng
Là người quản lý các hoạt động bán hàng, bao gồm: nhập số liệu mua bán hàng hóa vào phần mềm kế toán. Quản lý hóa đơn và chính sách chiết khấu cho khách hàng, đối chiếu số liệu mua hàng hóa trong kho, giám sát công nợ. Ngoài ra, kế toán bán hàng còn có trách nhiệm tổng hợp doanh thu. Đối chiếu lượng hàng xuất – nhập kho với thủ kho vào mỗi cuối ngày.
Kế toán thanh toán
Kế toán thanh toán là quá trình ghi nhận và quản lý các giao dịch liên quan đến việc chi trả hoặc nhận tiền trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Quá trình này rất quan trọng để đảm bảo sự minh bạch và hiệu quả trong quản lý tài chính của tổ chức.
Kế toán tiền lương
Là việc hạch toán tiền lương dựa vào các yếu tố chính như: bảng chấm công, ngày giờ tăng ca, phụ cấp, hợp đồng khoán,… để thanh toán lương và bảo hiểm cho người lao động trong doanh nghiệp. Đồng thời có trách nhiệm lập và quản lý danh sách người lao động. Phụ trách quản lý chính sách đóng bảo hiểm của nhân sự trong doanh nghiệp.
Kế toán công nợ
Lên kế hoạch giãn nợ và thu hồi nợ thông qua việc kiểm tra sát sao tình trạng thanh toán của khách hàng. Ngoài ra, người làm kế toán công nợ còn phải tiến hành lập báo cáo về các khoản công nợ phát sinh.
Kế toán tổng hợp
Có nhiệm vụ quản lý và phân tích các chứng từ kế toán. Cập nhật thông tin kinh tế, thông tin tài chính hằng ngày của doanh nghiệp. Từ đó, lập các báo cáo tài chính, cố vấn cho ban lãnh đạo kế hoạch tài chính phù hợp.
Kế toán trưởng
Kế toán trưởng (Chief Accountant) là người đứng đầu bộ phận kế toán. Phụ trách điều hành, định hướng công tác chiến lược tài chính cho doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp lớn, kế toán trưởng làm việc dưới quyền. Và báo cáo cho giám đốc tài chính. Họ định hướng và tham mưu cho ban lãnh đạo. Trong việc đưa ra các chiến lược, kế hoạch tài chính, báo cáo tình hình kinh tế của công ty.
Kế toán trưởng thường có nhiều kinh nghiệm làm kế toán. Hoặc kiểm toán viên trước khi được thăng chức vào vai trò này. Điều này mang lại cho họ sự hiểu biết sâu sắc về cách hoạt động của bộ phận kế toán. Và cách làm phù hợp với tổ chức lớn hơn.
Một số câu hỏi thường gặp về kế toán nội bộ
Xem thêm: Phân hệ quản lý tài chính chuyên sâu của phần mềm NextX CRM
Yêu cầu về công việc của kế toán nội bộ là gì?
Yêu cầu về công việc của kế toán nội bộ có thể bao gồm:
- Hiểu biết về nguyên tắc kế toán và kiến thức về tài chính.
- Khả năng ghi chép và xử lý số liệu tài chính một cách chính xác.
- Kỹ năng phân tích và báo cáo thông tin tài chính.
- Khả năng làm việc với các phần mềm kế toán và công cụ tài chính.
- Kiến thức về các quy định kế toán và luật pháp tài chính liên quan đến lĩnh vực cụ thể mà họ làm việc.
- Khả năng làm việc độc lập và cùng làm việc với các bộ phận khác trong tổ chức.
- Tính toán nhạy bén, sử dụng thành thạo tin học văn phòng. Các phần mềm kế toán, phần mềm hóa đơn điện tử
- Có kỹ năng giao tiếp tốt, bảo mật thông tin.
Thu nhập của kế toán nội bộ là bao nhiêu?
Thu nhập của kế toán nội bộ có thể biến đổi dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm địa điểm, kính nghiệm, quy mô tổ chức, và ngành công nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung thì sẽ dao động trong các khoảng như sau:
– Đối với kế toán mới ra trường chưa có kinh nghiệm: Từ 5 triệu đồng /tháng.
– Đối với kế toán đã có kinh nghiệm: Có thể lên đến 30 triệu đồng /tháng.
Quy trình quản lý kế toán nội bộ như thế nào?
Xem thêm: Đề xuất 3 yếu tố trụ cột trong xây dựng mô hình Marketing 5.0
– Quy trình kế toán quản trị sẽ phục vụ báo cáo cho ban lãnh đạo doanh nghiệp.
– Quy trình kế toán tài chính sẽ phục vụ báo cáo cho chủ sở hữu và chủ nợ.
– Quy trình kế toán thuế sẽ phục vụ báo cáo cho cơ quan Nhà nước.
Kết luận
Kế toán nội bộ là một phần quan trọng trong quản lý tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Hy vọng rằng bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công việc của kế toán nội bộ. Đừng quên nhấn theo dõi trang tin NextX để cập nhật thêm nhiều bài viết hay hữu ích nữa nhé!
Có thể bạn qua tâm: Rút ra bài học từ bài toán phụ trong khởi nghiệp
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |