Kế toán ngân hàng là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống tài chính, đòi hỏi sự chính xác và minh bạch trong quản lý tiền và dữ liệu tài chính. Đó cũng là lý do vì sao kế toán ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng mà ngân hàng nào cũng cần đến. Trong bài viết này, NextX – Phần mềm chăm sóc khách hàng sẽ cùng bạn tìm hiểu về vị trí kế toán ngân hàng – nhiệm vụ và cơ hội việc làm hiện nay nhé!
Kế toán ngân hàng là gì?
Xem thêm: Lập ngân sách như thế nào cho phù hợp với vị trí Marketing?
Kế toán ngân hàng ( Bank Accountant) là một lĩnh vực đặc biệt trong lĩnh vực kế toán tài chính. Tập trung vào việc quản lý và ghi nhận các giao dịch tài chính liên quan đến hoạt động của các tổ chức ngân hàng. Các giao dịch trong ngành ngân hàng có sự phức tạp và đặc thù riêng. Bao gồm việc theo dõi tiền gửi, vay mượn, giao dịch ngoại hối, giao dịch chứng khoán. Và nhiều loại hoạt động tài chính khác.
Kế toán ngân hàng đảm bảo rằng tất cả các giao dịch tài chính của ngân hàng. Được ghi nhận đúng cách, tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Và bảo đảm tính chính xác và minh bạch trong việc thông báo tài chính của ngân hàng.
Đặc điểm kế toán ngân hàng
Tính tổng hợp và tính xã hội cao
Kế toán ngân hàng thường phải xem xét. Và ghi nhận nhiều giao dịch tài chính khác nhau từ nhiều khách hàng và nguồn tiền gửi. Do đó một kế toán ngân hàng phải làm việc với rất nhiều cá nhân, tổ chức ở vô số ngành nghề khác nhau. Bên cạnh đó, họ cũng phải tổng hợp, phản ánh toàn bộ các giao dịch tài chính như thanh toán, tín dụng, tiền tệ,…
Xử lý nghiệp vụ theo quy trình chặt chẽ
Ngân hàng phải tuân thủ các quy trình nghiệp vụ chặt chẽ để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ. Kế toán ngân hàng phải làm việc theo các quy định và tiêu chuẩn kế toán cụ thể. Đặc biệt là khi xử lý các giao dịch như vay mượn, chuyển tiền, hoặc đầu tư. Trong chuỗi mắc xích đó thì công việc của kế toán ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến gần như toàn bộ các hoạt động. Bộ phận khác nên họ phải xử lý thật chặt chẽ, đúng quy trình.
Có tính cập nhật và chính xác cao
Có 2 yếu tố vô cùng quan trọng đối với một ngân hàng. Đó là nguồn vốn và sự luân chuyển nguồn vốn trong quỹ tiền tệ. Thông tin tài chính trong ngân hàng thay đổi liên tục. Kế toán ngân hàng phải theo dõi và cập nhật thông tin tài chính một cách định kỳ để đảm bảo tính chính xác. Sai sót trong kế toán có thể có hậu quả lớn và ảnh hưởng đến sự tin cậy của ngân hàng.
Xem thêm: Top 9 tuyệt chiêu chạy quảng cáo Facebook bùng nổ ngay đơn hàng
Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra:
NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm quản lý telesale,… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty.
Khối lượng chứng từ lớn và phức tạp
Ngân hàng thường có một lượng lớn các chứng từ tài chính. Bao gồm hóa đơn, sổ cái, và tài liệu giao dịch. Ngoài ra, một số giao dịch tài chính trong ngân hàng có tính phức tạp cao. Ví dụ như giao dịch ngoại hối hoặc giao dịch chứng khoán. Điều này đòi hỏi kế toán ngân hàng phải làm việc một cách tỉ mỉ và cẩn thận để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ.
Nhiệm vụ chung và công việc của kế toán ngân hàng
Nhiệm vụ chung của kế toán ngân hàng
Ghi nhận và theo dõi giao dịch tài chính
Ghi nhận tất cả các giao dịch tài chính như tiền gửi, vay mượn, giao dịch ngoại hối, giao dịch chứng khoán, và các giao dịch khác. Họ phải theo dõi và cập nhật thông tin về các giao dịch này trong sổ cái và hệ thống kế toán của ngân hàng. Việc này giúp mọi công việc đều được rõ ràng giữa các bên liên quan và bảo vệ an toàn. Đúng đắn tài sản của những đối tượng mở tài khoản tại ngân hàng.
Phân tích và tổng hợp số liệu
Phân tích thông tin tài chính để hiểu rõ tình hình tài chính của ngân hàng và tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra báo cáo tài chính và thông tin quản lý. Tạo nguồn thông tin sổ sách liên quan đến tài chính hợp lý, đúng đắn phục vụ cho việc tham mưu, đề xuất giải pháp hoạt động ngân hàng hiệu quả.
Kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn
Phải kiểm tra và giám sát cách mà ngân hàng sử dụng vốn, bao gồm cách quản lý khoản vay, đầu tư, và các nguồn tài chính khác. Với các khoản thu chi tài chính và quá trình sử dụng tài sản của ngân hàng, kế toán ngân hàng có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng các nguồn vốn đó.
Tổ chức tốt công tác kế toán và phục vụ khách hàng
Tổ chức công tác kế toán một cách hiệu quả, bao gồm việc duy trì hồ sơ, sổ cái, và hệ thống kế toán. Họ cũng phải phục vụ khách hàng bằng cách cung cấp thông tin tài chính và giải đáp các câu hỏi liên quan đến tài chính của họ. Tổ chức tốt trong công tác kế toán giúp đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong quản lý tài chính của ngân hàng.
Công việc của kế toán viên ngân hàng
Xem thêm: Khi bạn đầu tư tiền an toàn ngân hàng liệu có bị phá sản hay không?
Kiểm tra tính đúng đắn, lập bảng kê nộp Séc, trình ký, đóng dấu để nộp ngân hàng.
Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của đề nghị thanh toán và lập lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi, công văn mua ngoại tệ và nộp ra ngân hàng.
Kiểm tra chứng từ ngân hàng, định khoản, vào máy các chứng từ ngân hàng.
Kiểm tra số dư các tài khoản và làm bút toán chênh lệch tỷ giá các tài khoản ngân hàng.
Kiểm tra, lập và theo dõi hồ sơ xin bảo lãnh ngân hàng.
Kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng để xem tăng giảm, báo cáo cho trưởng phòng để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền.
Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, trả nợ vay ngân hàng.
Chuẩn bị hồ sơ mở L/C, theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc, bảo lãnh các L/C.
In bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm tra.
Tổ chức lưu trữ chứng từ: Giấy nộp tiền NSNN, biên lai thuế, …
Những kỹ năng cần có ở kế toán ngân hàng
Kỹ năng tính toán và số học
Với tính chất công việc thường xuyên làm việc với các con số khi xử lý dữ liệu tài chính. Giao dịch ngân hàng. Kế toán ngân hàng thường phải thực hiện tính toán liên quan đến lãi suất, giá trị tài sản, nợ, và các chỉ số tài chính khác. Một nhân viên kế toán ngân hàng phải có sự yêu thích với các con số. Không cảm thấy ngột ngạt khi mỗi ngày đều phải xử lý chúng. Thì mới có thể làm việc tốt và lâu dài trong nghề. Kế toán viên phải kiểm tra và đảm bảo tính chính xác của các số liệu tài chính.
Điều này bao gồm so sánh các dữ liệu với nguồn gốc. Và xác minh tính đúng đắn của các giao dịch tài chính. Ngân hàng thường có khối lượng lớn dữ liệu tài chính. Kế toán viên cần biết cách quản lý. Và xử lý các số liệu này một cách hiệu quả. Để đảm bảo tính chính xác và dễ dàng truy cập.
Khả năng giao tiếp tốt
Kế toán viên thường làm việc trong môi trường đòi hỏi sự hợp tác với đồng nghiệp khác. Bao gồm các kế toán viên khác, quản lý. Và các bộ phận khác trong ngân hàng. Khả năng giao tiếp tốt giúp họ truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả. Từ việc thảo luận về giao dịch tài chính đến đánh giá rủi ro và đề xuất giải pháp. Xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, khách hàng, và các bên liên quan khác là quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng. Một giao tiếp tốt có thể giúp tạo sự tin tưởng. Và tạo nền tảng cho hợp tác trong tương lai.
Xem thêm: Ngân hàng MSB là ngân hàng gì? Maritime Bank có uy tín không?
Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề
Khi làm việc ở vị kế toán ngân hàng, bạn không chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản trong ngành kế toán, kiến thức về luật thuế, luật ngân hàng mà còn cần khả năng tư duy logic để xử lý các nghiệp vụ kế toán, các báo cáo tài chính một cách nhanh chóng. Tư duy phân tích giúp họ hiểu sâu hơn về tình hình tài chính của ngân hàng và khách hàng. Khi phát hiện vấn đề tài chính, kế toán viên cần tìm cách giải quyết chúng. Tư duy phân tích giúp họ tạo ra các giải pháp và đề xuất cách sửa chữa vấn đề để cải thiện tình hình tài chính.
Kế toán viên có thể sử dụng tư duy phân tích để cung cấp thông tin hữu ích cho quản lý trong quá trình ra quyết định kinh doanh. Họ có thể đánh giá tác động của các quyết định trên tài chính và đề xuất lựa chọn tốt nhất.
Khả năng sắp xếp công việc
Khả năng sắp xếp công việc là một kỹ năng quan trọng đối với kế toán viên ngân hàng. Môi trường làm việc trong lĩnh vực ngân hàng thường đòi hỏi quản lý nhiều nhiệm vụ, xử lý nhiều giao dịch, và đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quản lý tài chính. Phải xác định thời hạn và ưu tiên công việc để đảm bảo rằng họ hoàn thành công việc theo đúng tiến độ. Họ cần biết cách phân chia thời gian giữa các nhiệm vụ quan trọng và ưu tiên cao. Họ cần có quy trình sắp xếp công việc để đảm bảo rằng không có giao dịch nào bị bỏ sót.
Kiên nhẫn và tỉ mỉ
Khi kiểm tra các giao dịch tài chính và ghi nhận chúng, kế toán viên cần kiên nhẫn để đảm bảo tính chính xác. Họ cần phải kiểm tra từng chi tiết và đảm bảo rằng không có sai sót. Kế toán viên phải duy trì sổ cái và hồ sơ tài chính của khách hàng và của ngân hàng. Sự tỉ mỉ là quan trọng để đảm bảo rằng thông tin được lưu trữ một cách chính xác và dễ dàng truy cập. Kế toán viên thường phải làm việc với nhiều con số và dữ liệu chi tiết. Sự tỉ mỉ giúp họ làm việc một cách cẩn thận và đảm bảo rằng không có thông tin nào bị bỏ sót.
Khi phát hiện vấn đề hoặc sai sót trong dữ liệu tài chính, kế toán viên cần kiên nhẫn và tỉ mỉ để điều tra và tìm ra nguyên nhân, sau đó đề xuất giải pháp.Sự tỉ mỉ và kiên nhẫn giúp kế toán viên tổ chức công việc một cách hiệu quả, xác định ưu tiên và theo dõi tiến trình.
Xem thêm: Kế toán tổng hợp là gì? 6 công việc cần làm của kế toán tổng hợp
Thành thạo tin học văn phòng
Kế toán viên cần phải làm quen với phần mềm kế toán chuyên nghiệp để ghi nhận. Và xử lý các giao dịch tài chính. Điều này bao gồm việc nhập dữ liệu, tạo báo cáo, và kiểm tra tính chính xác của dữ liệu. Các bảng tính như Microsoft Excel thường được sử dụng để phân tích dữ liệu tài chính. Tính toán các chỉ số tài chính, và tạo biểu đồ. Kế toán viên cần phải biết cách sử dụng các công cụ của bảng tính để thực hiện công việc của họ.
Trong một số trường hợp, kế toán viên có thể cần làm việc trong các dự án đặc biệt. Sử dụng phần mềm quản lý dự án giúp họ theo dõi tiến trình. Và thời hạn của các dự án này. Kế toán viên cần phải hiểu về bảo mật thông tin và cách sử dụng phần mềm. Để bảo vệ dữ liệu tài chính quan trọng.
Chịu được áp lực công việc
Kế toán viên thường phải làm việc theo thời hạn cụ thể. Đặc biệt khi phải chuẩn bị báo cáo tài chính cho khách hàng hoặc quy trình kiểm toán. Trong ngân hàng, có nhiều giao dịch tài chính lớn và phức tạp. Kế toán viên phải chịu áp lực khi xử lý các giao dịch này. Và đảm bảo tính chính xác và minh bạch. Tất nhiên với khối lượng công việc lớn và nhiều nhiệm vụ kèm theo thì áp lực công việc của một kế toán ngân hàng là vô cùng lớn. Nhất là vào các giai đoạn cuối tháng, cuối quý và cuối năm yêu cầu hoàn thành các báo cáo tài chính. Thì họ càng phải chịu áp lực về thời gian. Khả năng chịu áp lực giúp kế toán viên áp dụng kiến thức này trong tình huống thực tế.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về ké toán ngân hàng là gì? Kỹ năng, vai trò và nhiệm vụ của một kế toán ngân hàng. Mong rằng thông tin mà mình chia sẻ sẽ giúp bạn có một sự chuẩn bị tốt hơn. Nếu có ý định trở thành một kế toán ngân hàng trong tương lai. Đừng quên nhấn theo dõi trang tin NextX để biết thêm nhiều điều hay nhé. Cuối cùng, chúc bạn thành công hơn nữa trong công việc.
Có thể bạn quan tâm:Top 7 phần mềm CRM bán hàng online đỉnh cao nhất
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |