Hiện nay, ngành bán lẻ tại Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng khá cao. Do nhu cầu thị trường lớn nên hình thức kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa được nhiều người lựa chọn và đầu tư. Vậy các ập kế hoạch cửa hàng tạp hóa bao gồm những bước nào? Làm thế nào để lập bản kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa hiệu quả? Hãy tham khảo kế hoạch chi tiết mà NextX – Phần mềm quản lý bán hàng cung cấp cho bạn ngay sau đây nhé!

Quy trình lập kế hoạch kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa chi tiết nhất

Bước 1: Tìm kiếm địa điểm kinh doanh

Đây là bước đầu tiên khi lập kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa. Việc lựa chọn một địa điểm phù hợp giúp tăng khả năng thu hút khách hàng và doanh số cho cửa hàng. Dưới đây là một số lưu ý để giúp bạn lựa chọn địa điểm cho cửa hàng của mình:

  • Địa điểm gần các khu dân cư: Lựa chọn địa điểm nằm gần các khu dân cư sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Khách hàng sẽ dễ dàng đến mua sắm, tiết kiệm được thời gian và chi phí di chuyển.
  • Địa điểm gần các khu công nghiệp, khu thương mại: Bạn nên lựa chọn địa điểm gần các khu công nghiệp hoặc khu thương mại. Điều đó sẽ giúp bạn sẽ tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đồng thời có nhiều cơ hội để gia tăng doanh số.
  • Địa điểm dễ tiếp cận: Điều quan trọng là địa điểm của bạn phải dễ dàng tiếp cận và dễ tìm thấy. Điều này sẽ giúp khách hàng có thể di chuyển một cách thuận tiện.
  • Địa điểm không quá cạnh tranh với các cửa hàng tạp hóa khác: Hãy kiểm tra xem khu vực mà bạn đang lựa chọn đã có bao nhiêu cửa hàng tạp hóa.  Nếu có quá nhiều cửa hàng cạnh tranh, thì có thể làm giảm doanh số của bạn.

lập kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa

Xem thêm Top 6 phần mềm lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất cho Startup

Bước 2: Dự tính chi phí đầu tư

Dự tính chi phí đầu tư là yếu tố quan trọng khi lên kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa. Vốn là yếu tố quan trọng khi dự định mở cửa hàng tạp hóa. Bởi có rất nhiều  chi phí phát sinh như tiền thuê mặt bằng, nhân viên, phí nhập khẩu, trang thiết bị,… Chi phí đầu tư sẽ thường rơi vào 200-400 triệu. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào tùy thuộc vào quy mô và vị trí thuê mặt bằng. Dưới đây là các khoản chi phí cần thiết khi lập kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa:

Chi phí thuê mặt bằng

Sự thành công của lập kế hoạch kinh doanh được quyết định bởi địa điểm. Nếu như không có địa điểm sẵn thì phải trả tiền thuê hàng tháng. Giá thuê cũng dao động tùy theo vị trí, khu vực mà bạn muốn kinh doanh. Giá trung bình của văn phòng khoảng 10-15 triệu/tháng và diện tích khoảng 50m2. Các địa điểm vị trí càng đẹp, càng gần trung tâm thành phố thì giá càng cao.

Chi phí đầu tư hàng hóa 

Hàng hóa là điều không thể thiếu trong kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Tất nhiên, việc nhập hàng giá rẻ giúp gia tăng lợi nhuận đáng kể. Nhưng quan trọng nhất vẫn là chất lượng để giữ chân khách hàng lâu dài. Vì vậy, bạn phải tìm được nguồn hàng chất lượng có thương hiệu trên thị trường. Ngoài ra, cần phải chọn nhà cung cấp tin cậy, lấy hàng tận gốc.

Thời gian đầu chỉ nên nhập hàng với số lượng vừa phải, không nên nhập quá nhiều loại hàng hóa. Chi phí đầu tư hàng hóa khoảng 300 triệu đồng cho diện tích 50-60 m2. Với số vốn ban đầu nhỏ, nên chia thành nhiều khoản thanh toán để có thể quay vòng vốn dễ dàng.

Chi phí thuê nhân viên

Nếu mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ thì nên sử dụng nguồn lực cá nhân của gia đình. Đặc biệt là những người có nhiều thời gian rảnh trong ngày để quản lý và điều hành cửa hàng. Còn nếu không gian cửa hàng rộng thì nên thuê thêm 1-2 nhân viên thay phiên nhau chăm sóc, quản lý cửa hàng. Nếu bạn ở thành phố, hãy sử dụng lao động là sinh viên. Đây là nguồn nhân lực dồi dào, sẵn có và chi phí khá rẻ. Chi phí thuê nhân viên dao động từ 5- 10 triệu tháng.

Chi phí mua sắm thiết bị 

Khi mua sắm thiết bị, điều đầu tiên phải kể đến là chi phí mua kệ sắt để hàng. Đây cũng là thiết bị quan trọng nhất và chiếm số vốn lớn nhất. Ước tính với cửa hàng tạp hóa khoảng 50m2, giá kệ lên đến khoảng 20 triệu đồng. 

Ngoài ra, bạn cần sắm một số thiết bị khác bao gồm máy tính tiền; chương trình thanh toán; cổng từ an ninh; kệ trưng bày. Một số thiết bị cần thiết để chứa hàng hóa trong kho. Như kệ chứa hàng, kệ sắt lỗ để chứa hàng hóa trong kho. Dưới đây là bảng giá chi tiết cho các thiết bị: 

  • Kệ bày bán hàng hóa: rơi vào khoảng 20 triệu
  • Phần mềm quản lý bán hàng: 3- 5 triệu
  • Máy tính để quản lý phần mềm bán hàng: 10- 20 triệu
  • Thiết bị in hóa đơn và máy đọc mã vạch: có giá 3-5 triệu
  • Bàn thu ngân: 1- 2 triệu

Bước 3: Lựa chọn sản phẩm và nhà cung cấp

Khi lên kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa, việc lựa chọn sản phẩm và nhà cung cấp là điều vô cùng cần thiết. Điều này để đảm bảo cửa hàng hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn sản phẩm và nhà cung cấp: 

Tìm kiếm các nhà cung cấp đáng tin cậy: Hãy tìm kiếm các nhà cung cấp có uy tín trên thị trường. Bạn có thể tham khảo các đánh giá và đề xuất từ các cửa hàng tạp hóa khác hoặc tìm kiếm trên các trang web sàn thương mại điện tử.

Lựa chọn sản phẩm chất lượng: Đảm bảo rằng sản phẩm mà bạn cung cấp cho khách hàng là chất lượng và đáp ứng nhu cầu của họ. Hãy cân nhắc đến giá cả, thương hiệu, độ phổ biến, v.v. để đưa ra quyết định tốt nhất cho cửa hàng.

Xem xét các sản phẩm phổ biến: Hãy đưa ra quyết định về việc có nên bán các sản phẩm phổ biến hay không. Nếu bạn đang bán các sản phẩm phổ biến, khách hàng sẽ có xu hướng đến cửa hàng của bạn hơn, tuy nhiên, cạnh tranh cũng sẽ cao hơn.

Tìm kiếm sản phẩm và nguồn hàng giá tốt: Hãy so sánh giá cả từ các nhà cung cấp khác nhau để tìm kiếm giá tốt nhất. Tuy nhiên, không nên chỉ nhìn vào giá để quyết định lựa chọn nhà cung cấp. Mà còn phải xem xét đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và uy tín.

lựa chọn sản phẩm và nhà cung cấp

Xem thêm: 6 cửa hàng tiện lợi 24h mở cửa xuyên đêm cho giới trẻ

Bước 4. Định giá bán sản phẩm

Định giá  bán phù hợp là bước rất quan trọng khi lập kế hoạch cửa hàng tạp hóa. Điều này ảnh hưởng đến việc khách hàng có quay lại mua hàng hay không cũng như lợi nhuận của cửa hàng. Đặc biệt về lâu dài với biên lợi nhuận 1-2% thì đây cũng là một khoản lời không hề nhỏ.

  • Cách tính chi phí giá: giá nhập cuối= giá mua từ nhà cung cấp + chi phí vận chuyển. Bạn cần thương lượng với nhà cung cấp để có giá tốt nhất và tối ưu chi phí vận chuyển. 
  • Phân  nhóm thực phẩm  để xác định giá bán tốt nhất và tối ưu nhất. Ví dụ: bánh kẹo > thực phẩm>nước ngọt> bỉm, giấy.
  •  Đặt tỷ suất doanh thu của hàng hóa từ 1 đến 20% tùy theo nhóm hàng và đặc trưng từng sản phẩm trên file excel. Công thức: Giá bán lẻ = Giá nhập cuối cùng x (1+ tỷ suất lợi nhuận mong muốn). 
  • Điều chỉnh giá bán linh hoạt dựa  vào báo cáo thống kê doanh thu. 

Bước 5: Chuẩn bị giấy tờ đăng ký kinh doanh

Đây là bước vô cùng quan trọng khi tiến hành lập kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa. Để đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ và thủ tục:

  • Đăng ký tên doanh nghiệp: Bạn cần đăng ký tên doanh nghiệp và đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện 
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Bạn cần đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Trung tâm Đăng ký kinh doanh và lấy giấy chứng nhận này để đăng ký thuế.
  • Đăng ký mã số thuế: Bạn cần đăng ký mã số thuế tại Chi cục Thuế – vị trí của cửa hàng tạp hóa.
  • Giấy phép kinh doanh: Bạn cần xin giấy phép kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa phương của bạn. Để xin giấy phép kinh doanh, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết. Bao gồm Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh, Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, Bản sao Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm,…
  • Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm: Bạn cần lấy giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm tại Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm Kiểm soát và Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngoài những giấy tờ trên, bạn cũng cần xem xét các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Từ đó để đảm bảo tuân thủ đầy đủ và tránh các vấn đề pháp lý trong quá trình hoạt động.

Bước 6: Lên kế hoạch thiết kế, thi công cửa hàng tạp hóa

Khi lên kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa, bạn cần phải lên ý tưởng thiết kế, thi công cho cửa hàng. Vì vậy, bạn cần lên sơ đồ bố trí các chi tiết về trang thiết bị, vật dụng cần thiết và kích thước cửa hàng.

  • Thiết kế nội thất: Thiết kế nội thất của cửa hàng tạp hóa cần phù hợp với phong cách kinh doanh và tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho khách hàng. Bố trí các kệ, giá để bày hàng cần được sắp xếp hợp lý,…
  • Màu sắc: Lựa chọn màu sắc cho cửa hàng tạp hóa cần phù hợp với thương hiệu và phong cách kinh doanh của bạn. Nên sử dụng màu sáng và hài hòa để tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng.
  • Ánh sáng: Bố trí đèn chiếu sáng phù hợp để tạo ra không gian sáng thoáng, thu hút khách hàng và tăng khả năng nhận diện sản phẩm.
  • Thiết bị và trang thiết bị: Các thiết bị và trang thiết bị như quầy thu ngân, giá đỡ hàng, hệ thống giám sát an ninh,… Cần được lựa chọn và bố trí hợp lý để tăng tính tiện lợi và chức năng của cửa hàng.
  • Chi phí thiết kế và thi công: Bạn cần tính toán chi phí thiết kế; thi công cửa hàng tạp hóa để có kế hoạch chi tiết và phù hợp với ngân sách của bạn.
  • Sử dụng các kệ hàng có bánh xe để dễ dàng di chuyển khi cần thiết.
  • Thiết kế bảng hiệu ấn tượng để gây sự thu hút đối với khách hàng.

lên kế hoạch thiết kế và thi công

Xem thêm  Top 4 bí quyết kinh doanh cửa hàng tiện lợi giúp hoàn vốn nhanh

Bước 7: Lắp đặt phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa

Một điều vô cùng khi lập kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa là lắp đặt thêm phần mềm quản lý bán hàng. NextX là phần mềm quản lý hàng tồn kho, quản lý hàng hóa một cách chi tiết và chính xác.

Phần mềm quản lý NextX giúp chủ cửa hàng:

  •  Nhập  số lượng nhiều mặt hàng  ngay từ đầu.
  • Quản lý hàng tồn kho, hàng hóa, kiểm kê đơn chi tiết và chính xác
  • Hỗ trợ quản lý hiệu quả làm việc nhân viên hiệu quả..
  •  Bán hàng, quét mã vạch nhanh chóng,  tăng tính chuyên nghiệp.
  •  Kiểm tra doanh thu, lợi nhuận, giá bán ngay từ đầu.
  •  Kiểm soát nhập và xuất hàng tồn kho, cảnh báo rằng nguồn cung đang cạn kiệt.
  •  Quản lý thu chi, dòng tiền và lập các báo cáo chi tiết và tổng hợp.

Bước 8: Thuê nhân viên cho cửa hàng

Khi thuê nhân viên cho cửa hàng tạp hóa, bạn cần cân nhắc các yếu tố sau:

  • Số lượng nhân viên: Tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng, bạn cần xác định số lượng nhân viên cần tuyển dụng.
  • Vị trí và thời gian làm việc: Bạn cần xác định vị trí làm việc của nhân viên trong cửa hàng. Ngoài ra, còn thời gian làm việc để bố trí lịch trực cho nhân viên.
  • Yêu cầu công việc: Bạn cần xác định những kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ đào tạo cần thiết để làm việc tại cửa hàng tạp hóa của bạn.
  • Tiêu chí tuyển dụng: Bạn nên xác định các tiêu chí tuyển dụng như độ tuổi, giới tính, sức khỏe. Để đảm bảo lựa chọn nhân viên phù hợp với công việc và đảm bảo an toàn cho khách hàng.
  • Chính sách lương thưởng: Bạn cần xác định chính sách lương thưởng phù hợp với thị trường lao động. Đồng thời đảm bảo động lực cho nhân viên làm việc tốt hơn.
  • Đào tạo và phát triển: Bạn cần cung cấp đào tạo và phát triển các kỹ năng cho nhân viên. Từ đó giúp họ cải thiện chất lượng công việc và tăng năng suất làm việc.

Bước 9: Lên kế hoạch khai trương, quảng bá cửa hàng

Một số chương trình  bạn có thể tham khảo:

  • Tạo fanpage/website cho cửa hàng, cập nhật thông tin khai trương, tặng quà  khai trương,…
  •  Đăng thông tin mở khóa lên các  nhóm, nhờ bạn bè chia sẻ lên mạng xã hội.
  •  Vào ngày khai trương, nếu có điều kiện bạn có thể thuê nhóm tổ chức sự kiện hoặc múa lân.
  •  Mua 1 tặng 1 (quà tặng cố định): người mua phải đáp ứng  tiêu chí gì, mua bao nhiêu, được  tặng quà gì, tặng quà theo chương trình của nhà cung cấp, v.v.
  •  Khuyến mãi, giảm giá 5-10% hoặc tích điểm giảm giá  khuyến khích khách hàng mua hàng lần sau.
  •  Phát tờ rơi quảng cáo sản phẩm  cạnh tranh cho người  qua đường trong khu vực.
  •  Sử dụng các kênh quảng cáo miễn phí như nền tảng thương mại điện tử, Tiktok, YouTube. Hoặc  bán hàng trực tiếp trên Facebook với hình thức giao hàng tận nhà.

Lưu ý khi lập kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa

Dưới đây là các lưu ý khi lập kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa cho những người bán tạp hóa nhỏ tại nhà hoặc kinh doanh với quy mô lớn:

  • Cửa hàng tạp hóa quyết định gặp nguy hiểm: trộm cắp, mất hàng, mất tiền, nợ khách v.v.
  • Chủ cửa hàng cần cảnh giác với tội phạm giả danh nhân viên tiếp thị bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
  • Nếu có vốn lớn, đừng vội nhập quá nhiều hàng. Bạn phải cân đối nguồn vốn của mình với nhu cầu thực sự của khách hàng trên thị trường. Nhiều trường hợp chủ cửa hàng đặt nhiều hàng nhưng cuối cùng không bán được nên chôn hàng.
  • Chỉ phải nhập số lượng ít khi bắt đầu giảm giá, nhưng phải có nhiều mẫu mã và sản phẩm. Sau đó ước tính xem khách hàng thường mua nhóm hàng nào; hàng nào nhiều thì nhập nhiều loại này để được chiết khấu tốt.
  • Cần tư vấn cho khách hàng nhiệt tình và chu đáo. Đồng thời phục vụ với thái độ cởi mở, thân thiện và gắn kết.

lưu ý khi lập kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa

Xem thêm Phần mềm CRM cho doanh nghiệp

Việc lập một kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa khi kinh doanh là vô cùng quan trọng. Trên đây là gợi ý về 10 bước lập kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa chi tiết nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn lên được kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa cho riêng mình. Để cập nhật thêm những thông tin hay trong Trang tin NextX  cùng tìm hiểu thêm!

Bài viết liên quan:  6 cửa hàng tiện lợi 24h mở cửa xuyên đêm cho giới trẻ

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Hãy đánh giá bài viết này