Trong thế giới ngày nay, kỹ năng giao tiếp (Interpersonal Skills) không chỉ là một yếu tố quan trọng trong công việc mà còn là chìa khóa giúp bạn xây dựng và duy trì các mối quan hệ trong cuộc sống. Những kỹ năng này giúp bạn hiểu rõ hơn về người khác, truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả và giải quyết xung đột một cách khéo léo. Bạn có thể là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của mình, nhưng nếu thiếu khả năng giao tiếp hiệu quả, mọi thành tựu có thể bị hạn chế. Vì vậy, trong bài viết này NextX – Phần mềm CRM chia sẻ cho bạn 5 phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để trở thành một người giao tiếp tốt hơn, giúp bạn xây dựng mối quan hệ bền vững và thành công hơn trong mọi lĩnh vực.

I. Sơ lược về Interpersonal Skills

Sơ lược về Interpersonal Skills

Interpersonal Skills, hay còn gọi là kỹ năng xã hội. Đây là tập hợp những khả năng bạn tương tác hiệu quả với người khác, xây dựng mối quan hệ tích cực và đạt được mục tiêu. Nói một cách đơn giản, đây là những kỹ năng giúp chúng ta hiểu và hòa hợp với người khác tốt hơn. Đây không phải là một kỹ năng riêng lẻ. Nó bao gồm nhiều kỹ năng khác hợp thành như:

  • Kỹ năng giao tiếp: Khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả.
  • Kỹ năng lắng nghe: Khả năng tiếp nhận và hiểu thông điệp từ người khác.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Khả năng hợp tác và phối hợp với người khác để đạt được mục tiêu chung. Lợi ích của làm việc nhóm mang lại có thể khiến bạn bất ngờ.
  • Kỹ năng giải quyết xung đột: Khả năng xử lý và giải quyết các mâu thuẫn trong mối quan hệ

Interpersonal skills cũng bao gồm trí tuệ cảm xúc, giúp cá nhân nhận thức và quản lý cảm xúc của bản thân và người khác, từ đó tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn. Nó được coi là yếu tố quyết định 75% sự thành công trong công việc.

II. Phương pháp nâng cao Interpersonal Skills 

Phương pháp nâng cao Interpersonal Skills 

Xem thêm: OKR- Xu thế quản trị đột phát mới

1. Lắng nghe chủ động (Active Listening)

1.1. Ý nghĩa của lắng nghe chủ động

Lắng nghe chủ động (Active Listening) là một kỹ thuật giao tiếp quan trọng trong interpersonal skills, giúp cải thiện sự hiểu biết và mối quan hệ giữa các cá nhân. Lắng nghe chủ động là quá trình không chỉ nghe những gì người khác nói mà còn thể hiện sự quan tâm và hiểu biết đối với thông điện của họ. Điều này bao gồm việc chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, cảm xúc và ý nghĩa ẩn chứa trong lời nói. Người nghe chủ động thường phản hồi bằng cách đặt câu hỏi. Từ đó, tạo ra môi trường giao tiếp tích cực hơn.

Lắng nghe chủ động mang lại nhiều lợi ích. Trong đó có thể kể đến như:

  • Cải thiện giao tiếp, giảm thiểu hiểu lầm trong thông điệp
  • Tăng cường mối quan hệ, tạo sự tin tưởng.
  • Khả năng giải quyết xung đột tốt hơn, phát triển mối quan hệ hiệu quả.

1.2. Mẹo giúp lắng nghe chủ động hiệu quả hơn

Sau đây là một số mẹo giúp bạn có thể trở thành người lắng nghe chủ động tốt hơn:

  • Chú ý hoàn toàn vào người đang nói. Tắt điện thoại và tránh các yếu tố gây phân tâm khác khi giao tiếp.
  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực như: Gật đầu, duy trì giao tiếp bằng mắt và thể hiện sự quan tâm qua cử chỉ.
  • Phản hồi một cách tích cực như là đặt câu hỏi để làm rõ thông tin, tóm tắt lại những gì bạn nghe được để xác nhận lại sự lắng nghe của bạn.
  • Thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ cảm xúc và ý kiến của bạn về những gì người khác đang trải qua để tạo sự kết nối.

2. Giao tiếp phi ngôn ngữ (Non-verbal Communication)

2.1. Ý nghĩa của việc giao tiếp phi ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ là một phần quan trọng trong interpersonal skills. Nó bổ sung cho giao tiếp bằng lời nói và ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ giữa mọi người. Giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm các tín hiệu không sử dụng từ ngữ. Các tín hiệu này có thể là ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, ánh mắt, biểu cảm, tốc độ và âm lượng của giọng nói. Các nghiên cứu cho thấy, trong giao tiếp, chỉ khoảng 7% là do lời nó, 38% là giọng điệu và 55% là do ngôn ngữ cơ thể. Điều này cho thấy rằng giao tiếp phi ngôn ngữ quan trọng hơn nhiều so với chính nội dung của lời nói.

Giao tiếp phi ngôn ngữ (Non-verbal Communication)

Xem thêm: Tổng hợp 3 mẫu thư cảm ơn khách hàng chuyên nghiệp và tinh tế nhất

Giao tiếp phi ngôn ngữ không chỉ truyền tải thông điệp mà còn thể hiện cảm xúc, thái độ và ý định của người nói. Nó giúp tăng cường sự rõ ràng, tin cậy trong giao tiếp. Khi lời nói và hành vi không nhất quán, người ta thường tin vào ngôn ngữ cơ thể hơn.

Giao tiếp phi ngôn ngữ mang lại nhiều lợi ích bao gồm: 

  • Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau
  • Xây dựng mối quan hệ 
  • Thể hiện sự quan tâm lắng nghe với người nói

2.2. Mẹo giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả 

Bên cạnh đó, có một số mẹo để có thể thực hành giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả như: 

  • Duy trì tiếp xúc bằng mắt khoảng 60-70% thời gian khi giao tiếp để thể hiện sự quan tâm và tin cậy.
  • Nụ cười chân thành sẽ tạo ra sự ấm áp và thân thiện trong giao tiếp
  • Hãy giữ tư thế cởi mở, không khoanh tay hay chắp tay sau lưng. Điều này sẽ tạo cảm giác thoải mái và hòa đồng với người nói.
  • Thay đổi âm lượng, nhịp độ và cường độ giọng nói để truyền tải cảm xúc và ý nghĩa.
  • Quan sát tín hiệu phi ngôn ngữ và phản hồi phù hợp để tạo tương tác tích cực.

3. Quản lý xung đột (Conflict Management)

3.1. Ý nghĩa của quản lý xung đột

Quản lý xung đột là một kỹ năng quan trọng trong interpersonal skills. Nó giúp giải quyết các mâu thuẫn và xung đột một cách hiệu quả. Từ đó xây dựng các mối quan hệ lâu dài và tích cực hơn. Xung đột là một điều không thể tránh khỏi trong các mối quan hệ. Điều này phát sinh từ sự khác biệt về quan điểm, mục tiêu hoặc cảm xúc. Quản lý xung đột là quá trình nhận diện, giải quyết và đưa xung đột đến một kết quả tích cực. Nó bao gồm việc hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ của xung đột, tìm kiếm giải pháp win-win và duy trì sự tôn trọng lẫn nhau.

Phương pháp nâng cao Interpersonal Skills 

Xem thêm: 7 bí kíp “thần thánh” chinh phục khách hàng khó tính nhất

Quản lý xung đột mang lại hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho interpersonal skills bao gồm:

  • Cải thiện giao tiếp, giúp các bên hiểu rõ hơn về quan điểm của nhau.
  • Tăng cường mối quan hệ khi xung đột được giải quyết một cách hòa bình và tôn trọng. Nó giúp củng cố sự tin tưởng và gắn kết mối quan hệ.
  • Giải quyết xung đột sớm giúp giảm ảnh hưởng tiêu cực và tăng cường hợp tác.

3.2. Mẹo thực hành quản lý xung đột

Đối với xung đột thì bạn hãy mạnh dạn đối mặt với nó. 

Hãy sử dụng kỹ năng lắng nghe chủ động để hiểu rõ quan điểm và cảm xúc của người khác. Tập trung vào vấn đề, không phải con người. Không cá nhân hóa xung đột. Hãy cùng nhau tìm kiếm các giải pháp có lợi cho cả hai bên, thay vì coi đây là cuộc chiến phải thắng. Ngay cả khi có mâu thuẫn, hay luôn duy trì sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp.

Sau khi mối quan hệ được giải thuyết. Hãy tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn trong tương lai.

4. Thấu hiểu và đồng cảm (Empathy)

4.1. Ý nghĩa của thấu hiểu và đồng cảm

Sự đồng cảm và thấu hiểu là một yếu tố thiết yếu trong interpersonal skills. Nó giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực các cá nhân. Sự đồng cảm là khả năng cảm nhận và hiểu được cảm xúc, suy nghĩ của người khác, từ đó đặt mình vào vị trí của họ. Điều này không chỉ đơn thuần là việc nhận biết cảm xúc mà còn là sự chia sẻ và cảm thông với những trải nghiệm của người khác. Thấu hiểu là quá trình lắng nghe và đánh giá chính xác những gì người khác đang cảm thấy và trải qua.

Phương pháp nâng cao Interpersonal Skills 

Xem thêm: Câu chuyện đồng cảm chủ doanh nghiệp để có tố chất làm ăn lớn

4.2. Tầm quan trọng của đồng cảm trong các mối quan hệ

Đồng cảm có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp. Một số lợi ích bao gồm:

Tăng cường sự kết nối: Khi bạn thể hiện sự đồng cảm, người khác sẽ cảm thấy được thấu hiểu và chấp nhận. Từ đó tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ hơn.

Giảm xung đột: Sự đồng cảm giúp các bên hiểu rõ hơn về quan điểm và cảm xúc của nhau, từ đó giảm thiểu xung đột và mâu thuẫn.

Khi mọi người cảm thấy được đồng cảm, họ có xu hướng hỗ trợ và giúp đỡ nhau hơn, tạo ra một môi trường tích cực.

4.3. Cách phát triển kỹ năng đồng cảm và thấu hiểu người khác

  • Tập trung vào người nói, không chỉ nghe lời nói mà còn chú ý đến cảm xúc và ngôn ngữ cơ thể của họ.
  • Khuyến khích người khác chia sẻ nhiều hơn bằng cách đặt câu hỏi mở, giúp họ cảm thấy thoải mái khi bộc lộ cảm xúc.
  • Khi người khác chia sẻ cảm xúc, hãy thể hiện sự thấu hiểu bằng cách phản hồi lại những gì bạn cảm nhận được. Chẳng hạn như “Tôi hiểu rằng điều này có thể rất khó khăn cho bạn.”
  • Cố gắng đặt mình vào vị trí của người khác và suy nghĩ về cách bạn sẽ cảm thấy trong tình huống tương tự. 

5. Tự nhận thức và phản hồi (Self-awareness and Feedback)

5.1. Ý nghĩa của tự nhận thức và phản hồi

Tự nhận thức (Self-awareness) và khả năng nhận phản hồi (Feedback) là hai kỹ năng quan trọng trong interpersonal skills, giúp cá nhân phát triển bản thân và cải thiện các mối quan hệ. Tự nhận thức là khả năng hiểu rõ về bản thân, bao gồm cả điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, động cơ và cảm xúc của mình. Người có tự nhận thức tốt thường tự tin, có khả năng quản lý bản thân và đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Khả năng nhận phản hồi là sự sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận thông tin phản hồi từ người khác về hành vi và thành tích của bản thân. Phản hồi có thể là lời khen ngợi hoặc lời chỉ trích, nhưng nó đều cung cấp cái nhìn khách quan về cách bạn được nhìn nhận bởi người khác.

5.2. Mẹo thực thành khả năng tự nhận thức và phản hồi

  • Hãy dành thời gian để suy ngẫm về hành vi, cảm xúc và thành tích của bản thân. Hãy tự hỏi bản thân “Tôi đã làm tốt điều gì?” và “Tôi có thể cải thiện điều gì?”
  • Không ngại yêu cầu phản hồi từ người khác về cách bạn giao tiếp và làm việc. Hãy lắng nghe một cách tích cực và cởi mở.
  • Khi nhận được phản hồi, hãy cố gắng không phản ứng rằng cách biện hộ hoặc phản bác. Thay vào đó, hãy suy ngẫm về những gì được nói và xem xét cách bạn có thể cải thiện.
  • Dựa trên phản hồi, hãy đặt ra các mục tiêu cụ thể để cải thiện bản thân, chẳng hạn như “Tôi sẽ cải thiện kỹ năng lắng nghe của mình bằng cách duy trì tiếp xúc bằng mắt nhiều hơn.”

VI. Kết luận

Tóm lại, việc nâng cao Interpersonal Skills không chỉ giúp bạn cải thiện mối quan hệ cá nhân và công việc mà còn mở ra nhiều cơ hội mới trong cuộc sống. Bằng cách áp dụng các phương pháp như lắng nghe chủ động, giao tiếp phi ngôn ngữ, tự nhận thức và điều chỉnh cảm xúc, xây dựng lòng tin và sự tôn trọng, cùng với việc phát triển kỹ năng giao tiếp toàn diện, bạn sẽ thấy mình trở nên tự tin hơn và hiệu quả hơn trong mọi tình huống. Đừng quên theo dõi NextX – Trang tin để nhận nhiều thông tin hữu ích nha!!

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Hãy đánh giá bài viết này