Trong Trình quản lý quảng cáo sẽ có nhiều chỉ số được thể hiện bao gồm chỉ số quan trọng và không quan trọng. Nếu bạn không phân biệt và cứ tập trung cải thiện các chỉ số phụ thì vừa gây mất thời gian, công sức vừa không mang lại hiệu quả. Vậy đâu là những chỉ số Facebook ads mà bạn không nên quá chú trọng đến? Cùng NextX đọc tiếp bài viết để tìm hiểu chi tiết.

Chỉ Số Facebook Ads Là Gì?

Chỉ số quảng cáo Facebook Ads là những con số cụ thể giúp bạn biết được kết quả về khả năng tiếp cận người dùng của chiến dịch. Chỉ khi bạn hiểu được những chỉ số này thì mới có thể điều chỉnh để tối ưu hiệu quả các mẫu quảng cáo.

Lợi Ích Khi Nghiên Cứu Các Chỉ Số Quảng Cáo Kỹ Lưỡng

Một quảng cáo có thực sự hiệu quả hay không thì phải qua một thời gian thực hiện mới đo lường được. Thường mất khoảng 3 ngày đầu tiên của chiến dịch thì những chỉ số mới ổn định và tương đối chính xác. Khi bạn nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ biết được quảng cáo đã nhắm khách hàng mục tiêu đúng chưa, cần thay đổi điều gì ở nhân khẩu học hay giá thầu để tiết kiệm chi phí hơn. Quả thật vậy, luôn theo dõi kết quả hoạt động thì sẽ hạn chế được những rủi ro đồng thời tăng hiệu suất hơn.

Các Chỉ Số Quảng Cáo Không Quá Quan Trọng Của Facebook Ads

CÁCH ĐỌC CHỈ SỐ QUẢNG CÁO FACEBOOK ĐƠN GIẢN VÀ DỄ HIỂU NHẤT (2)

Xem thêm: Top 10 công cụ hỗ trợ Marketing Facebook tốt nhất

Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra: 

NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm giám sát nhân viên thị trường, phần mềm quản lý telesale, phần mềm tổng đài CSKH Call Center… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty. 

Lượng tiếp cận (reach)

Đây là con số thể hiện số người có ít nhất 1 lần nhìn thấy mẫu quảng cáo của bạn. Tỉ lệ chuyển đổi của chỉ số này khá thấp, người dùng có thể xem lướt qua chứ không chuyển đổi thành hành động tương tác hay mua hàng. Nếu chỉ quan tâm đến lượt tiếp cận thì bạn có thể phải trả khá nhiều tiền nhưng doanh thu mang lại không xứng đáng.

Lượt thích (likes)

Từ lâu, các nhà quảng cáo đã không chú ý quá nhiều về lượng likes, share vì bao gồm cả lượt tương tác ảo. Đối với một chiến dịch quảng bá, khảo sát sự yêu thích của khách hàng đối với sản phẩm thì con số này cao sẽ thể hiện kết quả tích cực. Nhưng nếu chiến dịch quảng cáo của bạn được thực hiện với mục đích bán hàng, mang về doanh thu, lợi nhuận thì lượng người thích, chia sẻ không có ý nghĩa gì.

Lượt nhấp (Clicks)

Lượt nhấp ở đây được tính là tổng số người đã nhấp vào chữ “Xem thêm” trên bài quảng cáo, tức sẽ bao gồm những người nhấp vào chỉ để xem hết bài viết, chứ không hề click vào liên kết dẫn đến website, Landing page của bạn. FB gộp lại sẽ khiến nhà quảng cáo dễ nhầm lẫn, không tính được mức độ hiệu quả của việc chuyển đổi hành động.

Lượt xem video (Video views)

Đây thật sự là một chỉ số không quan trọng bởi vì chỉ cần video phát trên 3 giây đã được tính một lượt xem. Nếu video quảng cáo của bạn phát tự động trên news feeds thì chỉ số này không hề giúp bạn đánh giá được hiệu quả chiến dịch.

Đọc Chỉ Số Quảng Cáo Như Thế Nào Là Đúng?

Phần tiếp theo sẽ giúp bạn biết được những chỉ số quan trọng cần được chú ý đến. Ngoài ra, bạn phải hiểu rõ những chỉ số này để trở thành một nhà quảng cáo giỏi. Cùng tìm hiểu và ghi chép vì giúp ích rất nhiều cho học tập lẫn công việc.

Tham khảo thêm: 21 thuật ngữ Facebook Ads về Via/Clone quan trọng nhất  

Click Through Rate (CTR)

Đây là một chỉ số phổ biến trong các công cụ quảng cáo online nhằm đo lường sự quan tâm của người dùng đối với quảng cáo. Chỉ số này thể hiện cùng lúc cả hai yếu tố Lượt hiển thị (impression) và Số lượt nhấp (click).

Từ kết quả đó bạn sẽ đánh giá được mẫu quảng cáo của mình có thu hút đúng đối tượng tiếp cận hay không. Nếu lượt hiển thị cao nhưng người dùng không nhấp vào thì nguyên nhân có thể do nội dung quảng cáo của bạn không nổi bật, không thu hút hoặc đang nhắm đến sai đối tượng. Cách khắc phục là phải xác định thật chính xác và cụ thể từng đặc điểm của đối tượng khách hàng mục tiêu và sáng tạo nên những content ấn tượng.

Một quảng cáo được thực hiện hiệu quả là khi lượt hiển thị bị hạn chế do ngân sách ít nhưng tỉ lệ CTR lại cao. Bạn cần phát huy những mẫu quảng cáo khác biệt và đem lại giá trị cho đối tượng tiếp cận.

Chỉ số Facebook ads Cost Per Mille (CPM)

CPM tức là chi phí cho 1000 lượt hiển thị đến khách hàng. Lý do để bạn lưu tâm đến chỉ số này là vì tỉ lệ thuận với giá thầu, tức CPM thấp thì giá thầu cũng thấp. CPM còn tác động đến tốc độ tiêu hao ngân sách và số lượng đối tượng tiếp cận của bạn. Để CPM có mức giá tốt thì bạn phải tối ưu CTR. Nội dung quảng cáo, tệp khách hàng mục tiêu đều ảnh hưởng đến 3 chỉ số CPM, CTR, CPC.

Chỉ số Facebook ads Cost Per Click (CPC)

CPC là mức chi phí mà bạn phải trả cho mỗi lần ai đó click vào mẫu quảng cáo. Khi bạn đã quen với việc chạy quảng cáo thì chỉ cần dựa vào CPC có thể tính được CPM và CTR. Các chỉ số này có mối liên hệ tương quan với nhau như sau:

  • CPC tỉ lệ nghịch với CTR khi CPM không đổi.
  • CPM tỉ lệ thuận với CTR khi CPC không đổi.
  • CPC tỉ lệ thuận với CPM khi CTR không đổi.

Thông qua mối liên hệ này bạn có thể thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng nội dung, khi content của bạn hay, thu hút được nhiều lượt click thì số tiền bạn cần trả cho mỗi click của khách hàng sẽ giảm xuống.

Impression

Impression (lượt hiển thị) cao chứng tỏ quảng cáo của bạn tiếp cận được nhiều người. Chỉ số này càng quan trọng khi bạn thực hiện các chiến dịch truyền thông thương hiệu vì khi đó thông điệp được truyền tải hiệu quả đến đại chúng, giúp họ ghi nhớ thương hiệu của bạn.

Lượt hiển thị là một chỉ số trọng tâm giúp bạn đánh giá được hiệu quả của mẫu quảng cáo đang chạy khi tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng. Thuật toán luôn ưu tiên hiển thị những mẫu quảng cáo chất lượng tốt.

Conversion Rate (CR)

Chỉ số này đặc biệt quan trọng với những người bán hàng. CR sẽ cho bạn biết tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách mua hàng. Công thức tính như sau:

CR = Tổng số đơn hàng / Tổng số lượt nhấp

Trong trường hợp, tỉ lệ nhấp chuột (CTR) cao nhưng chỉ số CR thấp thì nguyên nhân có thể đến từ việc bạn chưa Call to action (Kêu gọi hành động) một cách thuyết phục hoặc chất lượng sản phẩm của bạn chưa đáp ứng được như mong muốn của khách hàng.

Tính toán thật cẩn thận lợi nhuận có được sau quảng cáo

Đây là điều bạn phải làm ngay sau khi kết thúc chiến dịch quảng cáo của mình. Mức ngân sách đã chi tiêu cho quảng cáo và mức doanh thu đem về bao nhiêu cũng phải được xác định rõ ràng. Từ đó bạn sẽ tính được lợi nhuận của chiến dịch và rút kinh nghiệm để những chiến dịch sau tốt hơn. Nếu âm tiền bạn phải xem xét, tính toán lại những chỉ số trên, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.

Nguồn: Việt Anh Marketing

Để cập nhật thêm những thông tin hay trong Trang tin NextX  cùng tìm hiểu thêm!

Bài viết liên quan:  Bí kíp bán hàng Facebook chuyên nghiệp và hiệu quả 

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Hãy đánh giá bài viết này