Dưới đây là bài chia sẻ về quá trình học tập của bạn Trang ở trường quốc tế BUV. Bài chia sẻ rất chi tiết, giải đáp các thắc mắc cơ bản cho những bạn đang có ý định vào học ở trường quốc tế. Hãy cùng đọc và lựa chọn cho bản thân một hướng đi phù hợp. Cùng NextX – Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo tìm hiểu thêm, để cập nhật thêm những thông tin hay trong Trang tin NextX  cùng tìm hiểu thêm!

DAI-HOC-BUV

Xem thêm TOP 23 Kênh Youtube giúp bạn phát triển bản thân

Mình là Trang – sinh viên (sắp lên) năm 3 chuyên ngành Quản trị Marketing – Marketing Management, đồng thời là người sáng tạo nội dung YouTube ở kênh thuy trang’s diary. Học tập ở BUV – một ngôi trường quốc tế luôn là điều mình mơ ước từ những năm cấp 3. Đây là một trải nghiệm và chắc chắn mình sẽ không bao giờ quên trong đời, và cũng là trải nghiệm tôi luyện mình nhiều nhất. Có rất nhiều điều giống trong tưởng tượng của mình, và cũng có nhiều điều mình không hề biết trước khi đặt chân vào trường. Hy vọng bài viết này của mình sẽ giúp các bạn/em/anh/chị hiểu rõ hơn về BUV, cũng như có thêm những góc nhìn khác nhau để lựa chọn được một môi trường Đại học phù hợp với hướng phát triển của bản thân trong tương lai. Một lưu ý nho nhỏ là bài viết này khá dài và hoàn toàn dựa trên trải nghiệm cá nhân của mình, nó có thể đúng với mình nhưng không đúng với nhiều người nha 

  1. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

Về cơ sở vật chất thì trên web trường có vô vàn chiếc ảnh rồi nên mình không nói nữa ha. Nhìn chung, BUV luôn đề cao vào việc phát triển một môi trường đa dạng hoá về mọi mặt và tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân. Điều này mình được cảm nhận rất rõ khi tham gia các lớp học và hoạt động của trường. Mỗi cá nhân trong trường có thể nhuộm bất kì màu tóc nào, làm bất cứ điều gì mình thích, lựa chọn tham gia vào bất kì hoạt động nào mà không hề có sự ép buộc (miễn là sinh viên đảm bảo không làm những việc trái đạo đức, pháp luật hoặc gây tổn hại đến các cá nhân khác). Trường cũng khuyến khích sinh viên đóng góp ý kiến vào các hoạt động học tập và ngoại khoá thông qua surveys. Khi học cấp 3, mình đã từng tự so sánh bản thân với người khác rất nhiều, chỉ cần người ta giỏi hơn mình về một điểm nào đó, xinh hơn mình, hay có chỗ làm việc tốt hơn mình, mình đều tự trách bản thân và cảm thấy bản thân thật tệ hại. Nhưng bây giờ, tất cả những điều trường BUV đã và đang làm đã giúp mình dám tự do phát triển theo hướng mình muốn mà không bị FOMO (Fear of missing out) hay tự so sánh mình với những người khác rồi tự ti.

DAI-HOC-BUV

Xem thêm 47 bài học quý báu về tiền bạc và danh vọng nhất định phải đọc qua

Ngoài ra, các giáo viên ở trường quốc tế BUV nhìn chung cũng rất thân thiện và cởi mở. Họ đến từ nhiều nước trên thế giới nên họ mang đến cho sinh viên nhiều góc nhìn khác nhau và nhiều phong cách sống, làm việc khác nhau, nên dần dần mình cũng quen được hơn với việc trao đổi và làm việc với những người có background khác nhau (và khác mình nữa). Một điểm cộng to lớn là giáo viên sẵn sàng sắp xếp thời gian để nghe những ý kiến từ sinh viên và giải thích cho sinh viên hiểu tại sao họ lại làm vậy, hoặc sẽ thay đổi phương pháp giảng dạy để phù hợp hơn với mong muốn của sinh viên – một điều mà trước đây khi học ở các trường phổ thông công lập tại Việt Nam mình chưa từng được trải nghiệm.

Tuy nhiên, vì các giáo viên đến từ nhiều nước khác nhau nên accent của một số người khá khó nghe, và mình cần thời gian vài tuần để làm quen dần, nhưng được cái là nghe quen rồi thì sẽ hình thành được kĩ năng nghe đủ loại Tiếng Anh trên thế giới.

Một điểm trừ nhỏ là trường ở Ecopark Hưng Yên, nên thời gian đi từ nhà mình (ở Hà Nội) đến trường cũng tốn kha khá thời gian. Trường có xe bus đưa đón, và Ecopark cũng có nữa, nhưng mình đều không thể đi được vì mình bị say xe :(( Mình chọn “phượt” xe máy đến trường, và mình thấy cũng nhiều sinh viên làm vậy đó, nên nếu chịu khó làm quen dần thì đây cũng không phải vấn đề quá lớn.

Ngoài những điều trên, có một việc và đến khi học hết năm 2 rồi mình mới nhận ra: học Đại học không phải học nghề! Khi bắt đầu vào trường, mình đã kì vọng rằng trường sẽ đào tạo cho mình mọi kiến thức kĩ năng để mình ra trường một phát là đi làm được luôn với không chút bỡ ngỡ nào, hoặc giáo viên sẽ đào tạo mình một cách chuyên sâu với nhiều kiến thức chuyên ngành và hàn lâm. Nhưng trên thực tế, học Đại học là một quá trình tự học hỏi, phát triển tư duy và nghiên cứu khoa học ở mức cơ bản với khối kiến thức rộng (bao gồm phương pháp nghiên cứu khoa học, cách thức nghiên cứu và chọn lọc thông tin, cách trích dẫn nguồn, tư duy phản biện,…), rồi sau này nếu bạn muốn học lên Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ, bạn có thể thu hẹp hơn phạm vi nghiên cứu và đào sâu hơn vào đề tài nghiên cứu của riêng mình. Và vì mỗi sinh viên đến trường sẽ có mục đích học tập và phát triển khác nhau, nên không có cách dạy nào là phù hợp với tất cả mọi người. Vậy nên, nếu bạn kì vọng rằng giáo viên sẽ dạy tất cả mọi thứ và bạn không cần học hỏi gì thêm từ bên ngoài, thì đến khi vào trường bạn sẽ có thể hụt hẫng nhẹ.

  1. NGÀNH MARKETING MANAGEMENT

Nói đến Marketing, nhiều người thường lầm tưởng đó là tiếp thị. Tuy nhiên, nói một cách khái quát, Marketing là tổ hợp các hoạt động và quá trình để tạo dựng, truyền đạt, kết nối, và trao đổi nhằm mang lại giá trị và lợi ích cho người tiêu dùng, khách hàng, doanh nghiệp, đối tác, và xã hội nói chung (Kotler and Keller, 2012, p. 5). Vậy nên, đây là một ngành học khá rộng và đòi hỏi sự tự trau dồi rất nhiều. Tất cả những kiến thức Marketing ở trường chủ yếu chỉ giúp mình hình thành tư duy và nền tảng với nghề và ngành, còn để làm việc một cách chuyên nghiệp ngay thì chưa đủ. Mặc dù các bài cuối kì cũng cần vận dụng nhiều kiến thức thực tế (như viết bài phân tích một chiến dịch Marketing, hoặc làm bản kế hoạch Marketing Truyền thông cho một doanh nghiệp,…), nhưng vì còn nhằm mục đích đánh giá kiến thức và khả năng nghiên cứu của sinh viên nữa nên cách thức làm bài và trình bày sẽ khác đôi chỗ so với bản kế hoạch thực tế khi đi làm.

DAI-HOC-BUV

Xem thêm  Xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp

Ngoài ra, Marketing Management sẽ không đánh quá mạnh vào một mảng nào trong Marketing, mà sẽ đưa đến cho sinh viên các kiến thức bao quát, mỗi mảng một chút (Digital Marketing, viết Content Marketing, Branding,…) và còn thêm cả một chút nền tảng về Quản trị doanh nghiệp, phát triển kĩ năng mềm. Vậy nên, nếu bạn chưa xác định được mình muốn đào sâu mảng nào trong Marketing, thì đây sẽ là chuyên ngành để bạn thử sức và tìm hiểu bản thân. Cá nhân mình đã từng có thời điểm rất mông lung và lo lắng không biết sự nghiệp tương lai sẽ ra sao do sự rộng lớn của ngành, nhưng giờ thì mình thấy đây cũng là một điểm cộng để mình có thể thử sức ở nhiều vị trí khác nhau chứ không bị bó hẹp trong một khuôn khổ nào. Còn nếu như bạn đã xác định được một ngạch cụ thể mà bạn muốn theo đuổi trong Marketing, thì có lẽ Marketing Management không thực sự dành cho bạn.

  1. ĐỜI SỐNG SINH VIÊN

Trường quốc tế BUV hiện tại có gần 20 CLB sinh viên khác nhau. Hiện tại, mình chỉ tham gia hội Đại sứ sinh viên (BUV Student Ambassador Team – SAT) do tính chất của nhiệm vụ ở đây phù hợp với định hướng phát triển cá nhân của mình. Mình vốn là một đứa khá hướng nội và ngại giao tiếp, không biết cách bắt chuyện với người lạ, nhưng mình lại đam mê làm YouTube =))) Vậy nên để có thể cải thiện được điểm yếu này, mình quyết định thử thách bản thân với SAT. Nhiệm vụ chủ yếu là giới thiệu về trường, dẫn các bạn học sinh cấp 3 tham quan khuôn viên trường, kết nối trường với hệ thống các trường cấp 3 trên nhiều tỉnh thành của Việt Nam. May mắn là làm việc ở SAT đã giúp mình có cơ hội được quen biết thêm nhiều bạn mới, và học hỏi thêm được kĩ năng networking từ các anh chị phòng Tuyển sinh và Hợp tác.

Bên cạnh đó, BUV cũng có nhiều hoạt động bên lề để tham gia như các webinar về nghề nghiệp từ các tập đoàn lớn, hay các lớp học thêm ngoài giờ,… Nói chung khá hay ho và đa dạng. Mình thì không tham gia được hết vì đôi khi trùng lịch học/ lịch làm, nhưng nhìn chung có nhiều điều rất bổ ích. Mới đây thì trường cũng có đẩy mạnh hơn các hoạt động về sức khoẻ tinh thần cho sinh viên nữa, với mình thì đây là điều rất đáng trân trọng, vì nhiều lúc áp lực học tập và bước vào thế giới người lớn khiến mình bấp bênh nhiều lắm, nên việc được tư vấn tâm lí là điều mình luôn cần huhu.

  1. CƠ HỘI THỰC TẬP

Như phía trên mình có đề cập, trường quốc tế BUV chỉ cung cấp được cho mình hành trang về nghiên cứu khoa học và tư duy. Trường có mô hình học 3 tháng nghỉ 3 tháng, nên mình có thể tận dụng khoảng thời gian nghỉ để đi thực tập hoặc phát triển dự án cá nhân, tuỳ thuộc vào định hướng của bản thân. Có lúc thì mình tự xin thực tập bên ngoài, có lúc mình nộp đơn thông qua trường. Vì mình đã và đang chỉ thực tập liên quan đến Marketing nên mình không rõ về các ngành khác.

DAI-HOC-BUV

Xem thêm  Phân hệ quản lý tài chính chuyên sâu của phần mềm NextX CRM

Trong Marketing có 2 loại hình công ty chính: Agency và Client. Agency cũng có rất nhiều loại, nhưng hiểu nôm na là các công ty chuyên về phân tích thị trường, làm các sản phẩm và chiến dịch Marketing, Truyền thông, Quảng cáo,…(VD: Nielsen, T&A Ogilvy, Le Group); còn Client là các công ty có sản phẩm/dịch vụ riêng (VD: Biti’s, Vinamilk, Momo,…). Thông thường, bộ phận Marketing của Client sẽ đảm nhiệm các hoạt động Always-on Marketing, và thuê Agency để làm các chiến dịch ngắn hạn. Vậy nên, mình đã thực tập ở cả 2 loại hình công ty để biết mình phù hợp với loại hình nào hơn, và mình nghĩ ai ở trong ngành này cũng nên thử sức như vậy. Mình từng thực tập ở 2 vị trí là Account Management và Social Content ở Tạp Chí Đẹp (do mình mê thời trang =)) ), và đúng là chỉ khi đi thực tập mình mới vỡ lẽ ra được nhiều điều về ngành học.

Tóm lại, cơ hội thực tập ở BUV thì bạt ngàn và vô vàn, quan trọng là có quyết tâm làm hay không thôi =))) Khi phỏng vấn xin việc, mình nhận ra là các nhà tuyển dụng cũng khá ưu ái các sinh viên trường quốc tế như BUV vì tính năng động và khả năng Tiếng Anh, nhưng tất nhiên cũng còn phụ thuộc vào việc tự trau dồi của mỗi cá nhân nữa.

TỔNG KẾT

  1. Mình được gì? (BUV’s Strengths)
  • Cơ sở vật chất sang-xịn-mịn
  • Giáo viên cute phô mai que, rất tâm lí và nhiệt huyết
  • Nhiều bạn bè văn minh và tốt bụng
  • Cơ hội thoả sức phát triển bản thân và nâng cao tư duy
  • Cơ hội thực tập và làm việc rộng mở
  • Khả năng Tiếng Anh chuyên ngành (dù làm Marketing ở đâu thì mình thấy cũng cần dùng nhiều Tiếng Anh đó)
  1. Mình mất gì? (BUV’s Weaknesses)
  • Thời gian đi từ nhà đến trường
  • Thi thoảng bị nói chêm Tiếng Anh vào Tiếng Việt do không biết dịch sao cho chuẩn :((
  • Không được tự chọn lớp và học thêm các môn minor, vì trường đã cố định hết các môn học và lịch học cho từng kì rồi
  • Đôi khi không được học đúng giáo viên có chuyên môn về môn đó (do tình trạng thiếu giáo viên nước ngoài nên cũng dễ hiểu thui)

Nguồn: Chia sẻ từ bạn Trang – sinh viên trường đại học BUV

 Bài viết liên quan:  Câu chuyện về những người thầy giáo có tâm và có tầm

Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra:

NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm giám sát nhân viên thị trường, phần mềm quản lý telesale, phần mềm tổng đài CSKH Call Center… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty.

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Hãy đánh giá bài viết này