gen-z-la-gi
gen-z-la-gi

Nghiên cứu hành vi mua sắm của người tiêu dùng là một trong những công việc bắt buộc của bất kỳ bộ phận nào trước khi đưa ra các ý tưởng, chiến lược kinh doanh.

Hiểu khách bao nhiêu, thành công bấy nhiêu. Vì vậy, đây là bài toán khó đòi hỏi doanh nghiệp phải dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu và tìm cách làm thấu hiểu suy nghĩ, mong muốn nằm sâu trong tâm trí người tiêu dùng. Hãy cùng NextX tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của họ. Để cập nhật thêm những thông tin hay trong Trang tin NextX  cùng tìm hiểu thêm!

Gen Z là gì?

Gen Z (Generation Z), hay còn gọi là Thế hệ Z, là thuật ngữ được dùng để chỉ nhóm người được sinh ra vào khoảng thời gian từ 1997 đến 2010.

Vì được sinh ra vào thời kỳ công nghệ, Internet bùng nổ, nên Gen Z còn có các tên gọi khác là: iGeneration, Homeland Generation, Net Gen, Digital Natives, Neo-Digital Natives, Pluralist Generation, Internet Generation, Centennials, Hậu – Millennials, Zoomer, Gen Wii, Gen-Tech.

Hầu hết các thành viên của Gen Z là con của Gen X (Nguồn: Wikipedia).

Trước thế hệ Z là thế hệ nào?

hanh-vi-mua-hang-Gen-Z

Xem thêm Tại sao không tích hợp CRM với chiến lược mạng xã hội?

Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra:

NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm giám sát nhân viên thị trường, phần mềm quản lý telesale, phần mềm tổng đài CSKH Call Center… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty.

Để hình dung rõ ràng hơn, trước hết, hãy cùng Glints điểm sơ qua lần lượt các thế hệ theo dòng thời gian:

  • Thế hệ Im lặng (The Silent Generation): Sinh trước năm 1946. Họ là nhóm người sinh ra và lớn lên trong điều kiện khó khăn nhất khi kinh tế và chính trị còn bất ổn. Hoàn cảnh sống đã mang lại lối cư xử thận trọng, tận tâm và mưu cầu cuộc sống ổn định của họ. Đây cũng chính là thế hệ ông bà của nhiều bạn trẻ Gen Z đời đầu ngày nay.
  • Thế hệ Bùng Nổ Trẻ Sơ Sinh (Baby Boomers): Sinh năm 1946-1964. Có 2 kiểu người phổ biến của thế hệ này. 1 là đã về hưu nghỉ ngơi, ổn định cuộc sống. 2 là thường có sự nghiệp vững vàng với các vị trí cao cấp (CEO,…). Nắm giữ những “chiếc ghế” giỏi giang cũng đồng nghĩa với tham vọng cao, sự trung thành, kỷ luật, tập trung vào công việc của họ.
  • Thế hệ X (Gen X): Sinh năm 1965-1980 và họ cũng được coi là đã có tuổi vào thời điểm hiện tại, chịu ảnh hưởng của nếp sống thế hệ cũ. Họ được đánh giá là nhóm có học thức, hướng tới công việc ổn định, làm việc độc lập, tự chủ, tháo vát và linh hoạt.
  • Thế hệ Y (Gen Y): Thế hệ “anh chị” của Gen Z (Đọc thêm thông tin bên dưới nhé).
  • Thế hệ Z (Gen Z)
  • Thế hệ Alpha (Gen α): Thế hệ “em út” tại thời điểm hiện tại (Đọc thêm thông tin bên dưới nhé).

Gen Y – Thế hệ “anh chị” của Gen Z

Thế hệ phía trước cận kề Z chính là Gen Y (Millennials), bao gồm nhóm người được sinh từ năm 1981 đến 1996.

Gen Y lớn lên trong khoảng thời gian công nghệ đổi mới và sự phát triển vượt bậc của các ông lớn như Google, Facebook, LinkedIn, EBay, PayPal,… Họ là thế hệ có kiến thức và hiểu biết về công nghệ cao – đồng thời cũng là lực lượng lao động chủ chốt và phát triển nhanh nhất tại thời điểm hiện tại.

Trong công việc, Gen Y thường muốn mọi thứ đều nhanh chóng, gọn lẹ, trực diện mà vẫn phải đảm bảo lợi ích thỏa đáng. Song, họ cũng hay mất kiên nhẫn và rất dễ dao động.

Theo nghiên cứu của giáo sư Lavina Sharma (SIBM), Gen Y luôn làm việc hướng về kết quả. Họ liên tục học hỏi và tiến bộ bản thân kể cả sau những thất bại, sai lầm. Những người thuộc thế hệ này cũng ưa chuộng sự tự do và tính linh hoạt trong công việc. Họ thường thấy thoải mái hơn tại môi trường làm việc có thể cộng tác với người khác.

Khoảng cách thế hệ giữa Gen Y và Gen Z không quá lớn khiến họ trở nên dễ hòa hợp khi hợp tác làm việc chốn công sở.

Sau thế hệ Z là thế hệ nào? – Gen Alpha

Có thể bạn đã nhận ra, Gen Z chính là thế hệ “kẹp giữa” của Gen Y và Gen Alpha.

Nằm ngay sau Gen Z, thế hệ Alpha được sinh từ sau năm 2010 đến tầm 2025 – và sẽ là thế hệ đầu tiên được hoàn toàn sinh ra ở thế kỷ 21, hầu hết sẽ là thế hệ con cái của Gen Y.

Đối với nhóm người thuộc thế hệ này, công nghệ giờ đây đã trở thành một phần gắn bó không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Việc học hành, vui chơi, giải trí của thế hệ Alpha không còn gắn liền với những phương pháp hay trò chơi truyền thống, dân gian mà đi kèm với Internet, mạng xã hội, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo (AI).

Cũng bởi tần suất sử dụng các thiết bị công nghệ vượt trội như vậy, Gen Alpha còn được xem là thế hệ “screenagers” – hiểu nôm na là thế hệ “thiết bị màn hình”. Họ chính là những mầm non tương lai, hứa hẹn sẽ mang lại “làn gió” phát triển công nghệ hiện đại mới cho mai sau.

Gen Z – Những người quyết định tương lai

hanh-vi-mua-hang-Gen-Z-2
hanh-vi-mua-hang-Gen-Z-2

Xem thêm: Cách làm giàu nhanh nhờ 12 nghề kiếm tiền sau đây

Lớn lên trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, Gen Z hay còn gọi là thế hệ Z, là tập hợp những cá nhân sinh năm 1995 đến năm 2015.

Họ tiếp xúc với Internet từ sớm và dành nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội hơn so với các thế hệ khác. Học tập, làm việc, giải trí và thậm chí là mua sắm đều gắn liền với công nghệ nên thế hệ này có rất nhiều khác biệt trong hành vi. Họ hiểu bản thân mình muốn gì, thích điều gì nên rất chủ động trong việc mua hàng. Tất nhiên quyết định mua của gen Z cũng sẽ kỹ lưỡng, khắt khe hơn.

Những mạng xã hội được gen Z ưa chuộng

Facebook vẫn là nền tảng xã hội được sử dụng nhiều nhất, song trong thời đại có vô vàn các mạng xã hội: Instagram, Tiktok, Youtube, Twitter…, thế hệ Z có nhiều sự lựa chọn hơn.

Không mặn mà nhiều với Facebook như các thế hệ trước đó, gen Z dành nhiều thời gian online, thậm chí 10 tiếng 1 ngày cho Youtube hoặc Instagram, TikTok. Đây là các trang mạng xã hội hỗ trợ nhiều hơn về mặt nghe – nhìn, mang đến những trải nghiệm chất lượng hơn, đa dạng hơn so với Facebook, đáp ứng nhu cầu thể hiện bản thân của gen Z.

Vì vậy, nếu khách hàng của bạn là gen Z thì bạn không thể bỏ sót bất kỳ kênh truyền thông nào.

Top 3 hành vi mua sắm quan trọng nhất của gen Z mà bạn phải biết nếu muốn chinh phục gen Z

hanh-vi-mua-hang-Gen-Z-4
hanh-vi-mua-hang-Gen-Z-4

Xem thêm Hành vi và thói quen online của gen Z có sự thay đổi choáng ngợp

Báo cáo Consumers of Tomorrow mới đây từ Nielsen đã đưa ra top 3 sự thật và cũng là những lầm tưởng mà nhiều nhãn hàng mắc phải trong quá trình marketing đến Gen Z:

1. TV VẪN RẤT QUAN TRỌNG

Mặc dù lớn lên trong kỷ nguyên số và sự bùng nổ của công nghệ, nhưng gần 90% gen Z vẫn xem TV mỗi ngày. Do vậy, nếu doanh nghiệp dự định chuyển toàn bộ sang Digital thì đây sẽ không phải là lựa chọn khôn ngoan.

2. ÍT TRUNG THÀNH VỚI THƯƠNG HIỆU

Có đến 41% Gen Z thích trải nghiệm, sẵn sàng thử một sản phẩm mới trong thị trường. Đây là cơ hội cho các thương hiệu đưa ra các chiến lược sản phẩm mới, độc đáo, sáng tạo, đồng thời cũng là thách thức lớn khi phải tìm cách “giữ chân” những vị khách trẻ này.

3. TÔN VINH GIÁ TRỊ VĂN HÓA, XÃ HỘI

Tuy sinh ra trong xã hội hiện đại, nhưng Gen Z vẫn rất ủng hộ các giá trị văn hóa Việt, có yếu tố cổ điển vượt thời gian. Cùng với đó, họ còn quan tâm đến các vấn đề trách nhiệm xã hội và bình đẳng. Doanh nghiệp cần nắm bắt những yếu tố này để xây dựng hình ảnh và giá trị thương hiệu xoay quanh đó

hanh-vi-mua-hang-Gen-Z-6
hanh-vi-mua-hang-Gen-Z-6

Xem thêm:Top 5 lời khuyên thực tế dành cho Marketer và thương hiệu

Từ những sự thật trên, doanh nghiệp có thể thấu hiểu được hành vi mua sắm trên mạng xã hội của gen Z:

  • Phụ thuộc vào Social Media nhưng vẫn hết sức cẩn trọng: Luôn tra cứu kĩ lưỡng thông tin sản phẩm của các thương hiệu khác nhau trước khi quyết định mua. Xem xét mức độ uy tín, sự rủi ro khi mua hàng.
  • Ưu tiên các sản phẩm có khuyến mãi, sản phẩm có tính năng độc đáo, sáng tạo, giới hạn, đủ nổi tiếng để thể hiện bản thân.
  • Đề cao ý nghĩa, giá trị nhân văn của sản phẩm, thương hiệu.
  • Nhận thức và lựa chọn sản phẩm, thương hiệu thông qua các nội dung định dạng video (điển hình: TiKTok, Reels Instagram)
  • Thường bị ảnh hưởng bởi đám đông, trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ thông qua lời giới thiệu của những người xung quanh.
  • Họ sử dụng cả Social Shopping và E-Commerce; E-Commerce dành cho những sản phẩm đặc thù, Social Shopping dành cho những sản phẩm mang nhiều yếu tố cảm xúc khi mua với sự tư vấn của chủ shop.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỂ CHINH PHỤC GEN Z:

hanh-vi-mua-hang-Gen-Z-7
hanh-vi-mua-hang-Gen-Z-7

Xem thêm:Tại sao lại cần tư vấn chiến lược thương hiệu? Thực hư là cái gì?

  • Định vị hình ảnh, giá trị xuyên suốt cho thương hiệu.
  • Chú trọng vào chất lượng sản phẩm, hiểu rõ đâu là tính năng nổi trội của sản phẩm, đâu là tính năng có thể bỏ qua để đưa ra chiến lược giá cạnh tranh phù hợp trên thị trường.
  • Xây dựng chiến lược tư vấn gần gũi, tích cực, chuyên nghiệp.
  • Đầu tư cho các hoạt động Marketing trên mạng xã hội, đa dạng các định dạng nội dung, đặc biệt là video – nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của gen Z
  • Am hiểu thị trường địa phương để bán cho gen Z những thứ họ cần.

Kết luận: Gen Z là những người hướng ngoại, yêu thích việc khám phá, sáng tạo, thích thể hiện bản thân trên mãng xã hội và trong cuộc sống hàng ngày. Họ cũng là người luôn dẫn đầu xu hướng ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai, gây ảnh hưởng tới các thế hệ người dùng khác trong xã hội. Vì vậy, để tăng hiệu quả bán hàng, mở rộng quy mô kinh doanh, am hiểu thị trường, đối thủ và khách hàng, không ngừng cải tiến sản phẩm/dịch vụ chính là chìa khóa dẫn đến thành công bền vững cho thương hiệu.

Xem thêm: Phần mềm quản lý khách hàng chuyên sâu NextCRM 

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

5/5 - (1 bình chọn)