Đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đã giáng một đòn nặng nề lên kinh tế – xã hội của toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Nó làm đứt gãy một số chuỗi cung ứng hàng hóa của các lĩnh vực và gây ra tác động không nhỏ đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Hành vi mua sắm là toàn bộ hành động của người tiêu dùng (tiền bạc, thời gian, công sức…) trong hành trình mua hàng từ tìm hiểu, cân nhắc đến quyết định nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

Có thể nói, Covid đã làm gián đoạn cuộc sống của hàng tỷ người trên toàn cầu, khiến thái độ, hành vi và mong muốn của người tiêu dùng thay đổi một cách chóng mặt.

mua-sắm

Xem thêm: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Dưới đây là 3 xu hướng chính được  nhận định bởi Nielsen Global Connect, công ty đo lường và phân tích dữ liệu toàn cầu:

Cắt giảm chi tiêu

Theo khảo sát của Nielsen về ảnh hưởng của Covid-19 đến hành vi của người tiêu dùng, để giữ an toàn và bảo vệ bản thân, người tiêu dùng Việt đã hạn chế các hoạt động ra ngoài, tụ tập đến mức tối đa. Họ có xu hướng dự trữ hàng hóa tại nhà. Chẳng hạn như vào thời điểm cách ly xã hội toàn TP. Hồ Chí Minh, doanh số bán bánh mì ăn liền và sữa hộp đã tăng tương ứng thêm 112% và 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Điều này dễ hiểu bởi trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành, số ca bệnh lây lan trong cộng đồng không ngừng tăng lên, đặc biệt là khi Chính phủ và Nhà nước chỉ thị giãn cách xã hội tại địa phương, tâm lý e ngại khiến người dân buộc phải mua sắm tích trữ một lượng hàng hóa lớn.

Bên cạnh đó

Hành vi của người tiêu dùng cũng có sự thay đổi khi tập trung chi tiêu hàng tháng vào các sản phẩm có ích cho sức khỏe (thải độc cơ thể, làm đẹp thẩm mỹ, bảo vệ hô hấp). Mà Covid-19 là một trong những “cú hích” thúc đẩy việc người dân quan tâm hơn đến sức khỏe. Điển hình, sản phẩm khẩu trang đã trở thành sản phẩm bán chạy, vượt qua cả lượng cung trên toàn cầu.

Ngược lại, chi tiêu hàng tháng theo kế hoạch của các hộ gia đình dành cho đi lại đã giảm do các biện pháp giãn cách xã hội khiến người dân tiết chế nhu cầu đi lại bên ngoài. Tương tự, chi dùng cho dịch vụ giáo dục cũng hạn chế. Ở khu vực thành thị, ngoài việc học chính khóa, phụ huynh còn cho con cái tham gia các lớp luyện thi, lớp học kỹ năng… để cạnh tranh suất vào các trường nổi tiếng. Dưới tác động của đại dịch, trong khi khối trường công vẫn nhận được trợ cấp của Chính phủ thì các trường luyện thi, trường dạy kỹ năng này hầu như phải tạm đóng cửa, theo đó, mức chi tiêu của người dân trong các dịch vụ này cũng giảm đi tương ứng.

Hơn nữa, dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều lao động thất nghiệp, thu nhập giảm đáng kể. Những lo ngại về dịch bệnh và hậu quả nó gây ra đã ảnh hưởng tới tâm lý, thay đổi hành vi của người tiêu dùng theo hướng thận trọng trong chi tiêu, khiến họ có xu hướng cắt giảm chi tiêu, tập trung mua sắm những danh mục hàng hóa cần thiết.

Quan tâm đến hàng nội địa

Theo bà Louise Hawley – Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam, người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm có sự đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng. Theo đó, người Việt sẽ ưu tiên mua sắm hàng Việt Nam vì biết rõ nguồn gốc và mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp Việt. Điều này mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất cũng đặt ra các thách thức yêu cầu cung cấp các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đem lại giá trị tốt, phù hợp với nhu cầu của người Việt

Xem thêm: Phần mềm quản lý kinh doanh sàn bất động sản

Mua sắm, thanh toán trực tuyến

Dịch bệnh Covid-19 đã biến xu hướng mua sắm, thanh toán trực tiếp thành mua sắm, thanh toán không tiếp xúc. Nếu trước đây, người Việt ưa thích các hoạt động ăn uống bên ngoài, trực tiếp đến siêu thị, cửa hàng mua sắm thì nay, họ bắt đầu chuyển đổi từ offline sang online, từ hoạt động đi lại, mua sắm đến giao dịch thanh toán.

mua-sắm-thanh-toán-trực-tuyến

Theo khảo sát của Nielsen bao gồm 500 người tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh cho thấy 25% tăng cường mua sắm online, 63% người đã từng mua sắm cho biết họ sẽ mua thường xuyên hơn, 35% cho biết họ dành nhiều thời gian để xem nội dung trực tuyến cho việc quyết định mua sắm.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm CRM cho trung tâm ngoại ngữ

Xu thế tiêu dùng tiền mặt cũng giảm đi đáng kể.

Vì hạn chế đi lại, người dân ưa chuộng mua sắm online để bảo vệ sức khỏe. Điều này dẫn đến sự bùng nổ của các dịch vụ “Đi chợ hộ”, “Giao đồ ăn” (Baemin, GrabFood, Shopee Food…), thậm chí Big C, Vinmart cũng cho ra mắt hoặc nâng cấp ứng dụng để bắt kịp xu hướng tiêu dùng của khách hàng.

Không thể không nói đến sự phát triển ngoạn mục của sàn Thương mại điện tử. Hiện tại, lượng truy cập mua sắm trên sàn kể từ khi Covid-19 diễn ra tăng hơn 150% so với năm 2019. Theo thống kê, Shopee có tới 43,15 triệu lượt truy cập/tháng, Tiki đứng thứ 2 với gần 24 triệu lượt/tháng, Sendo có khoảng 17,59 triệu lượt truy cập/tháng… Những con số trên đã phản ánh chính xác xu hướng mua sắm, thanh toán trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam.

CRM-cho-bán-hàng-online

Ngoài những tác động tiêu cực (dịch bệnh bùng phát, thu nhập hạn chế, người tiêu dùng cẩn trọng hơn) thì vẫn có những tác động tích cực. Các ngành hàng về sức khỏe, bán hàng online trên các kênh mua sắm sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Do đó, các doanh nghiệp cần chú ý chuyển đổi số để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Việt.

Bài viết liên quanCác kênh bán hàng online hiệu quả nhất hiện nay

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

5/5 - (1 bình chọn)