Trương Gia Bình là đại diện ưu tú nhất của lớp sáng lập viên FPT. Được đào tạo bài bản để làm khoa học. Có tố chất lãnh đạo và….. thiếu nhạy bén về kinh doanh. Cùng NextX CRM – Phần mềm CRM cho doanh nghiệp tìm hiểu, để cập nhật thêm những thông tin hay trong Trang tin NextX cùng tìm hiểu thêm!
Xem thêm Khởi nghiệp là thế nào? Cần những yếu tố nào để khởi nghiệp?
Thực tế như thế, FPT dưới sự dẫn dắt của Bình chưa bao giờ tiên phong trong việc mở ra những mô hình kinh doanh mới. Bù lại Bình rất quan tâm và luôn đi đầu trong việc hệ thống hóa và quản trị một cách bài bản, kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp luận phương Tây và hiện thực Việt Nam. Nên chỗ anh em bỏ đi không làm, Bình vẫn kiếm được tiền.
Năm 1993, công ty bắt đầu có tí của ăn của để. Mâu thuẫn nội bộ phát sinh. Anh em nghi ngờ. Bình phát cho mỗi anh em 1 cuốn sách gọi là “Mini MBA handbook”, trong đó nói rõ, công ty tầm 4-5 năm sẽ phát bệnh. Nhưng cũng như trẻ con lên sởi thôi, đừng sợ. Qua rồi sẽ lớn!
Năm 1995, Mỹ bỏ cấm vận. Bình yêu cầu cán bộ nhân sự áp dụng Check Point theo mẫu của IBM, cán bộ tài chính làm báo cáo theo mẫu của Microsoft mặc dù cả 2 tay này đều chưa nghe tên IBM lẫn Microsoft. Bây giờ FPT vẫn dùng.
Cũng trong năm đó, Bình câu kết với Mỹ, xin tài trợ mở Hanoi Business School, đưa các doanh nhân Việt Nam đầu tiên sang Mỹ học quản trị 1 cách bài bản. Công tư đủ cả: Thiên Long, Đồng Tâm, Kinh Đô, Vietnam Airlines, VietsovPetro etc…. Sau này là đệ của Bình hết. (tôi may mắn được học ké mặc dù hồi đó chẳng kinh doanh mịa gì!
Năm 1999, Bình bắt toàn công ty theo tiêu chuẩn ISO mặc cho sự chống đối của các nhà kinh doanh. Điều đáng nói là Bình cũng ko hiểu nó là cái gì, nhưng biết đó là việc phải làm nếu muốn công ty lớn mạnh. Huyền thoại kể rằng, khi chuyên gia về ISO cho lựa chọn về các mô hình triển khai, tất cả anh em đều chọn mô hình bên trái vì ghét Hùng Râu thích mô hình bên phải. Cuối cùng thì phải trái gì cũng tốt cả.
Năm 2002, sau khi đi Ấn Độ, thấy công ty phần mềm nào cũng khoe có CMM, Bình yêu cầu anh em Fsoft phải làm CMM.
Xem thêm Chia sẻ về hành trình xây dựng mô hình Startup thành công
Năm 2003, kỷ niệm 15 năm thành lập FPT, Bình tự thấy đã chín, ngồi chắp bút viết ra bộ Gene FPT với hy vọng là nhân được mô hình, làm cho công ty mãi mãi trường tồn. Stico đã tổ chức hội thảo và hội diễn “Sâu-Sáng-Tuyệt-Thông-Phong” đưa khái niệm chưa từng có “Gene công ty” đến từng nhân viên bình thường.
Năm 2009, tôi lên Tổng giám đốc, phân cho Nguyễn Hoàng Minh, một tài năng trẻ mới tu nghiệp từ Pháp về, viết lại tất cả bí kíp quản trị của FPT, gọi là FPT Way, tham vọng đưa vào sách giáo khoa dạy MBA toàn cầu!
Năm 2010, FPT Way được đưa vào giảng trong các khóa quản trị của FPT School of Business, như bài mở màn các khóa MiniMBA. Tuy nhiên chỉ có 1-2 ca sĩ có thể hát được.
Năm 2014, cạ cứng của Bình là Bùi Quang Ngọc, với sự cổ vũ của Nguyễn Hữu Thái Hòa, đã đưa BSC (Balance Score Card) vào quản lý, nhằm củng cố quyền lực.
Năm 2017, Phan Phương Đạt, nổi tiếng chỉ sợ ko có bài toán, ko sợ không có lời giải, bắt tay vào xây dựng FPT Way course như một môn học 13 chương 3 tín chỉ cho FUNiX. Bảo đảm ai học cũng được. Tiếc thay cơm áo gạo tiền đã làm anh chùn bước.
Xem thêm 10 năm doanh nghiệp quản lý với OKR
Năm 2019, Bình quyết định đập vỡ BSC, sẵn sàng thay Ngọc để đưa OKR (một phương pháp luận quản trị nghe đâu là của Google) vào quản lý, kỳ vọng FPT sẽ làm được điều phi thường.
Đàn em càng ngày càng không hiểuBình càng ngày càng đơn độc trong cuộc tìm kiếm bí kíp trường tồn. Và có lẽ vì thế Bình không yên tâm giao lại sự nghiệp cho bất cứ đàn em nào.
May mắn làm sao đợt 13/9 này, có một đệ tử trung thành của Bình, vốn đã ra ngoài hành hiệp giang hồ đã lâu, đã quyết định bỏ công sức và tiền bạc khôi phục lại bí kíp
Bài viết liên quan: Tổ chức hoạt động công việc theo phòng ban sao cho hiệu quả cao nhất