Có thể bạn đang phân vân khái niệm và ứng dụng của Google Tag Manager trong SEO và Google Ads. Đồng thời bạn cũng chưa hiểu rõ cách cài đặt và sử dụng hiệu quả thẻ này. Bài viết sau đây NextX – Phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn hiểu toàn bộ lý thuyết và cách sử dụng chuẩn của Google Tag Manage.
Google Tag Manager là gì?
Xem thêm: Áp dụng “Analytics Everywhere” vào phân tích người dùng phần mềm
Google Tag Manager (GTM) là một dịch vụ của Google được sử dụng để quản lý và triển khai các mã theo dõi và đo lường trên một trang web hoặc ứng dụng di động một cách hiệu quả. GTM giúp quản trị viên web hoặc tiếp thị trang web có khả năng thêm, chỉnh sửa, và quản lý các thẻ (tags), mã theo dõi, và các mã thứ ba một cách dễ dàng mà không cần can thiệp trực tiếp vào mã nguồn của trang web. Điều này giúp tối ưu hóa quá trình triển khai và theo dõi các hoạt động trực tuyến.
GTM ngày một trở thành công cụ quản lý dữ liệu mạnh mẽ từ các tương tác của người dùng, trình duyệt của họ và một hoặc nhiều tài sản kỹ thuật số. Dữ liệu này có thể được cung cấp cho các công cụ tiếp thị và phân tích (Google Analytics 4, Google Ads,…). Nó cũng có thể được áp dụng vào việc cập nhật thay đổi lớn trên trang web hoặc ứng dụng.
Chức năng của Google Tag Manager?
Quản lý thẻ (Tags) và mã theo dõi
GTM cho phép bạn thêm, chỉnh sửa và quản lý các thẻ và mã theo dõi một cách dễ dàng mà không cần can thiệp trực tiếp vào mã nguồn của trang web hoặc ứng dụng di động. Điều này giúp tối ưu hóa quá trình triển khai. Dữ liệu theo dõi như vậy có thể hỗ trợ phân tích trang web và chiến dịch, đo lường đối tượng, thực hiện các chiến dịch cá nhân hóa, thử nghiệm A/B, máy chủ quảng cáo, nhắm mục tiêu lại đến người dùng dựa theo hành vi và theo dõi chuyển đổi.
Xem trước trước khi triển khai
GTM cung cấp tính năng xem trước, cho phép bạn xem kết quả của các thay đổi trước khi triển khai chúng, đảm bảo tính chính xác.
Lọc và xử lý dữ liệu
GTM cho phép bạn thực hiện lọc và xử lý dữ liệu trước khi nó được gửi đến các dịch vụ phân tích web. Điều này giúp làm sạch dữ liệu và tối ưu hóa thu thập thông tin.
Ưu điểm chính của Google Tag Manager là việc cho phép những người không phải là nhà phát triển (developer) thực hiện vô số tác vụ khác nhau trên website hoặc ứng dụng đồng thời cải thiện hiệu suất bằng cách giảm số code được viết. ”
Hỗ trợ tích hợp dịch vụ
GTM tích hợp một cách dễ dàng với các dịch vụ phân tích web như Google Analytics, Google Ads, và nhiều dịch vụ khác, cho phép bạn quản lý và triển khai các thẻ liên quan đến chúng. Nếu thực hiện thủ công thì bạn sẽ phải cài mã Google Analytics, Facebook Pixel, Google Ads,….vào mã nguồn của website. Tùy vào cấp độ chiến dịch và quảng bá, hiểu đơn giản thì với cấp độ càng cao bạn sẽ phải cài càng nhiều thẻ.
Phiên bản và quản lý lịch sử
GTM cho phép bạn quản lý và xem các phiên bản trước đây của các thẻ và mã theo dõi, giúp dễ dàng theo dõi sự thay đổi và khôi phục phiên bản trước đó nếu cần.
Bảo mật và quyền truy cập
GTM cung cấp các tùy chọn bảo mật và quản lý quyền truy cập để đảm bảo rằng chỉ những người được ủy quyền có thể chỉnh sửa và triển khai mã theo dõi.
Theo dõi sự kiện và chuyển đổi
Bạn có thể sử dụng GTM để theo dõi sự kiện và chuyển đổi trên trang web hoặc ứng dụng, giúp bạn hiểu rõ hơn về hành vi của người dùng và hiệu suất trang web.
Hướng dẫn sử dụng Google Tag Manager bài bản
Lưu ý: GTM có 2 loại là GTM dành cho website và ứng dụng, trong bài viết này mình sẽ chỉ nói về GTM dành cho website
- Bước 1: Bạn bấm vào tạo tài khoản để bắt đầu tạo tài khoản GTM:
NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm quản lý telesale,… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty.
- Bước 2: Bạn điền tên tài khoản và chọn đúng quốc gia Việt Nam. Ở phần thiết lập vùng chứa, bạn điền website vào (website không chứa https:// hay https://), chọn nơi sử dụng vùng chứa là web.
- Bước 3: Sau đó Google Tag Manager sẽ gửi cho bạn 2 đoạn mã, đoạn đầu tiên bạn dán trong phần <head>, đoạn thứ hai bạn dán vào trước thẻ </body>, nếu bạn không rõ phần này thì nên nhờ bạn IT gắn giúp cho an toàn.
- Bước 4: Gắn mã GTM xong thì bạn phải vào trình quản lý GTM để bấm gửi, lúc đó thì GTM sẽ cập nhật mã trên website cho bạn.
Nếu Google Tag Assistant báo tick xanh, vậy là đã hoàn thành giai đoạn cài đặt Google Tag Manager
Cài đặt Google Analytics qua GTM
- Bước 1: Đầu tiên bạn vào phần Biến ở thanh công cụ bên trái màn hình, chọn thêm biến mới:
- Bước 2: Đặt tên cho biến này là Google Analytics. Chọn ngay biến là Google Analytics ngay bên phải màn hình.
- Bước 3: Sau đó, bạn vào đăng ký ngay tài khoản Google Analytics cho website để lấy id theo dõi. Dán ngay id theo dõi vào phần biến Google Analytic trong GTM và lưu biến này lại.
- Bước 4: Bây giờ bạn vào phần Thẻ -> Mới để tạo ngay thẻ Google Analytics.
- Bước 5: Bạn đặt tên của thẻ là Google Analytics. Bấm vào phần chọn thẻ để chọn thẻ Google Analytics. Ở ngay phần bên phải màn hình là những thẻ phổ biến mà GTM đề xuất cho chúng ta, bao gồm cả thẻ Google Ads, Google Optimize, Hotjar,…, nhưng ở đây chúng ta chọn Google Analytics – Universal Analytics.
- Bước 6: Trong phần cài đặt Google Analytics – Universal Analytics, bạn chọn biến cài đặt là Google Analytics, đây là biến mà chúng ta đã cài đặt trước đó với ID theo dõi lấy từ tài khoản Google Analytics.
- Bước 7: Phần kích hoạt bạn chọn ALL PAGE, sau bấm Lưu để lưu cài đặt thẻ.
- Bước 8: Tiếp tục bấm vào GỬI để hoàn tất quá trình cài đặt Google Analytics. Đối với những thẻ của Google bạn có thể kiểm tra được bằng Google Tag Assistant, những thẻ của Facebook thì bạn kiểm tra bằng add on Facebook Pixel Helper
Cài đặt thẻ Google Remarketing qua GTM
Xem thêm: 11 xu hướng Digital Marketing & Content 2019 là nền tảng quan trọng định hướng content strategy
Đối với những thẻ Remarketing Google hay những thẻ khác, bạn vẫn cập nhật tương tự như Google Analytics, chỉ khác là những thẻ còn lại bạn sẽ không cần phải tạo biến nữa.
Để tạo thẻ Google Remarketing, bạn vào Thẻ -> Mới -> Thẻ tiếp thị lại Google Ads
Phần ID chuyển đổi bạn phải vào phần thiết lập thẻ đối tượng trong trình quảng cáo Google Ads để lấy, phần nhãn chuyển đổi các bạn để trống.
Kích hoạt -> All Page -> Lưu -> Gửi để hoàn tất quá trình cài đặt thẻ Google Remarketing vào công cụ Google Tag Manager.
Một số lưu ý:
- Những thẻ khác đều tương tự như quá trình cài đặt thẻ Google Remarketing (thẻ Google Ads)
- Sau khi cài đặt thẻ phải bấm GỬI để Google Tag Manager cập nhật thẻ
- Những thẻ khác nếu không được Google đề xuất (Facebook Pixel) thì bạn chọn phần Tùy chỉnh – HTML tùy chỉnh, sau đó bạn dán mã vào HTML tùy chỉnh.
Tracking Event: Click Hotline và Button
Xem thêm: Tiền “rủng rỉnh” nhờ thiết kế website chuyên nghiệp
Vào phần Biến, chọn Định cấu hình
Tick vào định cấu hình tích hợp phần click chuột và cuộn như trong hình:
Vào phần Trình kích hoạt -> Mới
Đặt tên cho trình kích hoạt này là ” Click Hotline “, ở phần nhấp chuột chọn “Tất cả các yếu tố”.
Chọn một số nhấp chuột, đặc biệt bạn chú ý 3 ô ngay bên dưới.
Ô đầu tiên là những biến mình đã cài đặt. Tùy vào mỗi người để chọn loại biến phù hợp. Mình thường xuyên chọn Click Url hay Click Text cho dễ. Có một số loại biến phổ biến khác như click vào ID hay Click vào Class thì bạn nên hiểu biết một tí về code thì mới nên dùng 2 loại biến này.
Thì như trong hình trên, mình muốn khai bảo là tôi muốn đo lường đối với những người “Click Url + Chứa + tel:0912345678“. Nếu thay số điện thoại bằng button thì bạn nên có hiểu biết về code,. Tìm lấy ID hoặc Class của Button đó và khai báo tương tự: “Click Class/Click Id + chứa + Class/Id“.
Khi đã tạo trình kích hoạt, bạn phải thực hiện bước cuối cùng là tạo thẻ cho trình kích hoạt đó. Bạn vào phần Thẻ tạo một thẻ Google Analytics – Universal Analytics. Điền dữ liệu như trong hình, chọn kích hoạt All Page và lưu lại để hoàn tất.
Tracking Event: tỷ lệ cuộn trang
Xem thêm: Marketing analytics sẽ thế nào trong thế giới không còn cookie
Vẫn ở phần trình kích hoạt, chọn tạo mới trình kích hoạt. Ví dụ mình muốn đo lường số người cuộn trang được 80% thì team sẽ đặt tên cho trình kích hoạt là cuộn trang 80, chọn trình kích hoạt là chiều sâu cuộn.
Chọn loại cuộn đo lường là chiều sâu cuộn dọc. Tỷ lệ phần trăm là 90, chọn tiếp “một số trang”. Ví dụ mình muốn đo lường trang. Báo giá SEO mình sẽ khai báo như ảnh dưới. Tức là mình muốn đo lường ” Url + chứa + website “
Sau khi tạo xong trình kích hoạt. Mình lại tiếp tục tạo một thẻ Google Analytics – Universal Analytics mới trong phần Thẻ:
Tiếp tục Lưu lại và Gửi để hoàn tất quá trình.
Bạn nên đo lường luôn cả số người cuộn 10%, 40-50% nữa. Để có cách nhìn tổng quan về người dùng ở lại như thế nào trên trang web đấy. Và dĩ nhiên là quá trình thực hiện giống như tạo sự kiện cuộn trang 90% vậy.
Sau khi Tracking Event xong bạn có thể ra ngoài website. Bấm vào Hotline hoặc cuộn trang rồi bật Google Tag Assistant để kiểm tra xem Event đã hoạt động chưa nhé.
Event cuộn trang 70% đã hoạt động
Để kiểm tra số lượng đo lường, bạn vào Google Analytics –> Hành Vi -> Sự Kiện để xem nhé!
Kết luận
Google Tag Manager là một công cụ quan trọng giúp quản lý. Và triển khai mã theo dõi trên các trang web và ứng dụng một cách hiệu quả. Đây là một công cụ linh hoạt và dễ sử dụng. Cho phép quản trị viên web và tiếp thị trang web kiểm soát. Và tối ưu hóa quá trình đo lường và theo dõi trực tuyến. Giúp cải thiện hiệu suất và hiểu rõ hơn về người dùng. Đừng quên theo dõi trang tin NextX để cập nhật thêm nhiều bài viết hay nhé.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn quảng cáo Google Ads hiệu quả giúp tối ưu hóa chiến dịch
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |