Nghi thức đưa ông Táo về trời và những lưu ý bạn cần phải biết

Đưa ông Táo về trời là tín ngưỡng dân gian đã có tự lâu đời ở nước ta. Đây cũng là ngày gắn liền với truyền thuyết “cá chép hóa rồng” đưa ông Táo về trời để tâu vấn đề của gia đình trong năm. Không chỉ mang nét truyền thống tốt đẹp mà còn là nét ý nghĩa sâu sắc luôn được nhân dân ta giữ gìn và phát huy. Để hiểu thêm, hãy cùng NextXPhần mềm quản lý chấm công giải nghĩa ý nghĩa tập tục đưa ông Táo về trời và cách cúng ông Công ông Táo theo từng vùng miền bạn nhé.

Chuyện 2 ông 1 bà

Chuyện kể rằng, xưa có 2 vợ chồng nhà kia là Thị Nhi và Trọng Cao. Lấy nhau đã lâu nhưng không có con nên thường xuyên cãi nhau. Một ngày Thị Nhi vì tức chồng đã đánh mình mà bỏ nhà ra đi. Rồi sau đó nên duyên vợ chồng với Phạm Lang. Khi nguôi giận, Trọng Cao đi khắp nơi tìm vợ xin lỗi. Đi mãi cũng hết tiền, Trọng Cao phải hành khất xin ăn để tìm vợ.

sự tích ông Táo

Xem thêm: Cách tốt nhất cho bạn để chuẩn bị mâm cúng ban Thần Tài 100% hiệu quả

Một hôm, nhà Phạm Lang cúng đốt mã ngoài sân, nhận ra người chồng cũ vào xin ăn. Động lòng thương trước cảnh tìm mình, Nhi đem tiền gạo ra cho. Phạm Lang vì đó mà sinh nghi ngờ. Vì quá xấu hổ chồng mà nhảy vào đống lửa mà tự tử. Trọng Cao thương vợ cùng lao vào lửa, Phạm Lang vì trọng ân tình cũng nhảy theo vào đống lửa.

Cả ba số phận đều chịu chung bi kịch đen đủi, lem luốc khi “cơm không lành, canh không ngọt”. Ngọc Hoàng thương tình, cho họ hóa thân vào bếp lửa gia đình. Cũng bởi lẽ đó mà dân gian gọi là Táo quân. Từ đó,  các gia đình làm lễ đưa ông Táo về vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm.

Ý nghĩa tục đưa ông Táo về nhà

Theo quan niệm, ông Táo là vị thần giám sát mọi hoạt động của các thành viên gia đình trong năm. Ông Táo cũng là người sẽ quyết định gia đình đó sẽ gặp phúc hay họa. Và ngăn cản sự quấy rối của ma quỷ, giữ yên bình cho mái ấm gia đình. 

Cũng theo đó vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân cưỡi cá chép về trời. Khi ấy, mọi nhà sẽ làm cơm cúng ông Táo; chính là mong ông Táo sẽ thưa với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp, giảm mức độ nghiêm trọng của những điều không hay. Tại thiên đình sẽ báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm. Để Ngọc Hoàng định đoạt công tội từng người; từ đó đưa ra những hình phạt hoặc phần thưởng công minh cho tất cả loài người.

Sau khi báo cáo xong, ông Táo sẽ được trở về trần gian để tiếp tục cai quản bếp lửa gia đình. Không chỉ mang ý nghĩa trả ơn thần bếp khi cai quản việc bếp núc. Tục đưa ông Táo về trời còn là dịp để cầu mong sự ấm no, hạnh phúc đủ đầy.

Đưa ông Táo về trời theo từng vùng miền

Tùy thuộc vào từng điều kiện gia đình mà lễ cúng ông Công ông Táo về trời sẽ khác nhau. Nhưng phổ biến sẽ thường có xôi, thịt gà hoặc lợn, trầu cau, vàng mã và rượu,… Tuy nhiên sẽ phải đi kèm là 3 bộ quần áo và hài; quan trọng nhất là cá chép sống để tiễn ông Táo. Trong sách “Việt Nam phong tục” cũng nói rằng: “Mua hai mũ ông, một mũ bà để thờ và mua con cá chép để làm ngựa cho Táo quân lên chầu trời”.

Mâm cúng ông Táo

Xem thêm: Tết âm lịch trong đa dạng văn hóa khác nhau tại các nước châu Á

Với miền Bắc, trong những năm 1990 về trước, trên mâm cơm cúng luôn có một đĩa bánh kẹo. Như: bánh mật, kẹo mạch nha, kẹo lạc,…dù lễ vật gia đình đã có nhiều hay có ít. Bởi trong quan niệm dân gian, Táo quân về chầu trời cần phải có một tông giọng ngọt. Khi ấy sẽ báo cáo những điều tốt đẹp trong gia đình; với mong muốn sẽ được ban phước lành trong năm mới.

Với khu vực Bắc Trung bộ, trên mâm cúng thường sẽ không có canh. Bởi dân gian xưa kể rằng, xưa có gia đình quanh năm lười biếng, không có của ăn. Đến ngày cúng Táo quân, bèn sang nhà hàng xóm xin nước luộc chân giò để cúng; khiến ông bị sũng nước (phù thũng).  Vì ông Táo trong quan niệm được đắp bằng đất sét, khi ấy canh sẽ làm ông Táo bị chùn chân. Bởi đó mà nhân dân một số vùng kiêng cúng canh trên mâm cơm là vì thế. Phong tục cúng mỗi nơi tuy có khác, nhưng về cơ bản vẫn thống nhất trong quan niệm, nghi thức và ý nghĩa mong cầu hạnh phúc.

Phong tục cúng cá chép đưa ông Táo về trời

Việc phóng sinh cá chép thường gắn liền với ngày cúng đưa ông Táo về trời. Với người miền Bắc, cá chép bới sông với ngụ ý “cá chép hóa rồng”, có thể hóa long vượt vũ bay về trời. Đó là cách nhanh nhất để ông Táo kịp về trời trình báo những sự việc trong năm. Bên cạnh đó, cá chép còn là biểu trưng cho sự thăng hoa, vượt khó, kiên trì đi tới thành công. Phóng sinh cá chép cũng là tục lệ thể hiện tấm lòng từ bi với ý nghĩa phóng sinh để đưa ông Táo về trời.

Thả cá chép

Xem thêm: Tết âm lịch trong đa dạng văn hóa khác nhau tại các nước châu Á

Trong khi đó, con ngựa khỏe mạnh sẽ là lễ vật cúng ông Táo ở miền Trung. Con ngựa với dây đai, yên cương đầy đủ và vững chắc để ông Táo phi về trời. Với người miền nam, lễ vật về trời sẽ đơn giản hơn. Thường thấy nhất là ba chiếc nón, trong đó nón bên trái, bên phải có 2 hia tượng trưng cho 2 ông; nón giữa không có hia tượng trưng cho 1 bà. Và con gà cồ đang tập gáy sẽ là vật thường có trong  mâm cúng ông Táo của người miền Nam.

Những lưu ý khi đưa ông Táo về trời

Những món kiêng dâng cúng ông Táo về trời

Tùy điều kiện gia đình mà gia chủ có thể cúng lễ chay hoặc lễ mặn. Lễ chay có thể gồm trầu cau, hoa quả và rượu hoặc nước. Lễ mặn xôi, giò chả, thịt hoặc thêm bánh chưng. Bởi là ngày lễ quan trọng trước thềm năm mới, nhiều gia đình sẽ bày cơm thịnh soạn với nhiều món khác nhau. Tuy nhiên, một số món được cho là không nên xuất hiện trong mâm cơm cúng như: vịt, chim, ngỗng, dê, chó,…

Không nên cầu tiền tài, tình duyên

Theo một số quan điểm, khi cúng ông Công ông Táo không nên xin vật chất tiền bạc. Bởi ông Táo về trời là để báo cáo việc lớn nhỏ của gia chủ trong năm. Vì thế mà việc xin sung túc, tiền tài hay tình duyên là không nên; gia chủ thay vào đó chỉ nên xin cầu những điều bình an. Hoặc chỉ xin Táo quân bẩm báo việc tốt, giảm bớt những điều không hay.

Lưu ý đặt mâm lễ đưa ông Táo về trời

Xét theo về mặt tâm linh, việc cúng bái cần phải được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm trong nhà. Nhiều người thường đem mâm cúng đặt tại gian bếp, vì cho rằng thần ở đâu thì lễ ở đó. Tuy nhiên, bếp là nơi đun nấu, dù được lau dọn sạch sẽ, song vẫn là không gia chung sinh hoạt. Bởi vậy sẽ không đủ trang nghiêm khi làm lễ.

Ban thờ chính của gia đình được coi là trang nghiêm để thờ cúng thần linh, tổ tiên. Khi ấy đặt mâm lễ cúng ở đây mới thể hiện lòng thành kính của gia chủ với các vị trên. Khi cúng, nên đặt cá chép ở cạnh khu vực thờ cúng đưa ông Táo về trời.

Cúng tiền âm phủ

Trong những dịp này, phần lớn các gia đình thường đốt vàng mã. Với niềm tin rằng, dâng mâm cao cỗ đầy sẽ được ban nhiều tài lộc, bỏ qua những việc xấu trong năm. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cho rằng, khi cúng ông Công ông Táo, gia chủ không nên đốt tiền âm phủ. Bởi chỉ vong hồn người âm mới cần nhận tiền âm; đối với ông Táo là thần tiên, đốt tiền âm là điều không nên. 

Ném cá chép từ trên cao xuống

Có ý nghĩa nhân văn lớn trong việc phóng sinh cá chép khi đưa ông Táo về trời. Tuy nhiên thả sao cho đúng mục đích bảo vệ môi trường và đúng ý nghĩa tâm linh thì không phải ai cũng biết.

Khi thả cá phóng sinh, cần thả nhẹ nhàng cá xuống nước thông qua đồ đựng để cá tự bơi ra. Hoặc cũng có thể cho cá vào lòng bàn tay rồi thả nhẹ nhàng xuống nước. Cần thao tác nhanh gọn nhưng nhẹ nhàng. Kiêng kỵ không thả cá khi đứng ở những vị trí cao thả xuống như thành cầu; việc làm đó khiến cá không thể sống được và gây ô nhiễm môi trường.

Cũng cần chọn những nơi có nguồn nước sạch để cá có thể sống được. Tránh thả cá bừa bãi ở những nguồn nước ô nhiễm. Đặc biệt, người thực hiện nghi lễ cần ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng và lịch sự để tỏ lòng thành kính. 

Văn cúng ông Công ông Táo 

Kính lạy Thượng đế

Kính lạy Ngũ đế, Bắc phương Hắc đế, Đông phương Thanh đế, Tây phương Bạch đế,  Nam phương Xích đế, Trung ương Hoàng đế.

Kính lạy Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng, Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã, Trung đàm thần tướng thiên thiên binh.

Kính lạy Thổ địa, Thổ công, Sơn thần, Long thần, Táo quân, Thổ kỳ lại sàng chứng giám chúng con.

Hôm nay là ngày Táo quân về trời tấu sớ tức ngày 23 tháng Chạp. Tín chủ con tên là… sinh ngày… tháng… năm…hiện ngụ tại…

Với tấm lòng nghĩa lễ, kính thành, con xin mang chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời: Thượng đế, Ngũ đế, các vị Thiên tướng,Thiên binh, Thiên mã,Thần tướng cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất. Xin được chứng giám cho con hôm nay làm lễ tiễn thần đưa ông Táo về trời.

Kính lạy Thổ công Táo quân, Thổ thần Thổ địa, Thổ kỳ lại sàng chứng giám. Nhờ phúc của ngài, chúng con năm qua được hạnh phúc, mạnh khỏe, vạn điều may mắn. Nay con với tấm lòng tôn kính tiễn ngài về trời tấu xin Ngọc Hoàng, Ngũ đế cùng chư vị chư tiên. Xin được phù hộ độ trì cho đất nước con và gia đình con được hạnh phúc,mạnh khoẻ.

Cầu xin Thượng đế, Ngũ đế cùng các chư thần chứng giám cho tấm lòng thành kính của con. Kính chúc Ngọc Hoàng, Ngũ đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế!

Con xin đa tạ (3 lần)

Kết luận

Hy vọng những thông tin trên có thế giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của ngày đưa ông Táo về trời của người dân Việt Nam. Không chỉ là một ngày lễ đơn thuần mà còn mang ý nghĩa vô cùng nhân văn với người dân Việt Nam tự bao đời nay. Để khám phá thêm nhiều điều hữu ích, hãy theo dõi trang tin tức NextX bạn nhé!

Bài viết liên quan: Top 7 phần mềm quản lý cuộc gọi telesale tốt nhất hiện nay

 

Rate this post

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM