Gần đây có một cuốn sách về Digital Marketing nổi lên được viết bởi 2 tác giả, một trong hai tác giả là người nổi tiếng trong ngành. Sau khi thấy được một phần nội dung gây tranh cãi, sau đó mới biết nhiều người cũng hiểu sai bản chất nên hôm nay NextX gửi cho bạn bài sưu tầm làm cho rõ một lần nữa về Performance Marketing.

Hơi tiếc là nhiều người làm Marketing, kể cả thầy, chuyên gia vẫn hiểu sai những thứ căn bản mà đáng lẽ nên tìm hiểu kỹ trước khi chia sẻ cho mọi người, đặc biệt là nhiều bạn mới.

Chính xác Performance Marketing là gì?

Định nghĩa Performance Marketing là gì? Vì sao lại cần đến thế!

Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra: 

NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm giám sát nhân viên thị trường, phần mềm quản lý telesale, phần mềm tổng đài CSKH Call Center… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty. 

“Performance marketing is a digital marketing strategy that’s driven by results. It’s ideal for companies that are looking to reach their audience at scale, because payment is based on how users interact with the content.

Performance marketing works when advertisers connect with either agencies or publishers to design and place advertisements for their company on any number of performance marketing channels — social media, search engines, videos, embedded web content, and more. Instead of paying for an advertisement in the traditional way, these advertisers pay based on how well their ad performs, by measuring number of clicks, impressions, shares, or sales.”

Ý của đoạn này dịch ra là:
Performance marketing là một chiến lược tiếp thị kỹ thuật số dựa trên kết quả. Đây là cách lý tưởng cho các công ty đang tìm cách tiếp cận khán giả của họ trên quy mô lớn, vì thanh toán dựa trên cách người dùng tương tác với nội dung.

Performance marketing hoạt động khi nhà quảng cáo kết nối với đại lý hoặc nhà xuất bản để thiết kế và đặt quảng cáo cho công ty của họ trên bất kỳ kênh tiếp thị hiệu suất nào – truyền thông xã hội, công cụ tìm kiếm, video, nội dung web được nhúng, v.v. Thay vì trả tiền cho một quảng cáo theo cách truyền thống, những nhà quảng cáo này trả tiền dựa trên hiệu quả hoạt động của quảng cáo, bằng cách đo lường số lần nhấp, số lần hiển thị, lượt chia sẻ hoặc doanh số bán hàng.

Performance Marketing đúng như tên gọi của nó là tiếp thị dựa trên hiệu suất.
Hiệu suất này có thể là một loạt các kết quả mong muốn được thực thi, chẳng hạn như khách hàng tiềm năng, bán hàng, đặt chỗ hoặc tải xuống đã hoàn thành.

Một thuật ngữ toàn diện, Tiếp thị Hiệu suất là sự kết hợp của quảng cáo trả phí và tiếp thị thương hiệu được ghép lại với nhau, nhưng chỉ được thanh toán khi hành động mong muốn đã hoàn thành diễn ra.

Có vẻ trang này vẫn chưa được tin tưởng cho lắm. Để mình trích dẫn thêm một trang của Việt Nam do một bên Agency cũng rất nổi tiếng là PMAX. Họ có đưa ra một định nghĩa của google và một định nghĩa theo người trong ngành như sau:

“Performance Marketing đơn giản chỉ là 1 tư duy làm marketing mà ở đó đòi hỏi bạn phải trả lời được 3 câu hỏi: 1. Mục tiêu và KPI của chiến dịch marketing của bạn là gì? 2. Đo các KPI đó bằng cách nào? 3. Tối ưu các KPIs đó ra sao?”

Dựa trên những kết quả tìm kiếm trên thế giới cũng như Việt Nam ta đúc rút ra một khái niệm cơ bản đúng như từng câu chữ của nó. Performance marketing là làm marketing dựa trên hiệu suất.

Vậy còn Brand Marketing là gì?
Định nghĩa Performance Marketing là gì? Vì sao lại cần đến thế!

Tiếp tục theo nguồn google vị trí **Featured Snippet ** của trang Amazon

Brand marketing is the process of establishing and growing a relationship between a brand and consumers. Rather than highlighting an individual product or service, brand marketing promotes the entirety of the brand, using the products and services as proof points that support the brand’s promise.

Dịch cụ thể đoạn này có nghĩa:

Tiếp thị thương hiệu là quá trình thiết lập và phát triển mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Thay vì làm nổi bật một sản phẩm hoặc dịch vụ riêng lẻ, tiếp thị thương hiệu quảng bá toàn bộ thương hiệu, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ làm bằng chứng hỗ trợ cho lời hứa của thương hiệu.
Hay theo chú Võ Văn Quang có viết trên Brand Camp – một chuyên gia thương hiệu 20 năm marketing quốc tế và tại Việt Nam.

Là tác giả của mô hình tiên tiến 7P Marketing và 10 mô hình Brand Marketing, đã được mời huấn luyện marketing chiến lược cho Ford Motor, LG, Mobifone, Vinaphone, Acecook, Fujifilm và FPT… trải qua 50+ dự án thương hiệu và 20+ keynote tại các diễn đàn thương hiệu quốc gia, bộ ngành và địa phương.

Brand Marketing là khuynh hướng chủ yếu của marketing hiện đại. Trước đây marketing chỉ chú ý đến sản phẩm, với chiến lược xoay quanh khái niệm vòng đời sản phẩm. Các quan điểm về Marketing của Philip Kotler vẫn xoay quanh khái niệm sản phẩm là chủ yếu. Trong những thập kỷ sau cùng của thế kỷ 21, các tập đoàn đa-quốc-gia hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng đã đi tiên phong trong mô hình marketing và quản trị lấy thương hiệu (brand) làm trung tâm của chiến lược cũng như của quản trị doanh nghiệp. Bản thân đã bỏ ra khoảng 5 năm (1999-2003) để nghiên cứu về vấn đề này và hoàn chỉnh lý luận brand marketing, được tóm tắc qua 20 luận điểm. Xem như đây là những nền tảng lý thuyết đầu tiên về “Brand Marketing’ tại Việt Nam vậy.

Cần lưu ý rằng brand marketing tái định nghĩa cả sản phẩm chứ không như sự nhầm lẫn giữa brand marketing (tiếp thị thương hiệu) và branding (xây dựng thương hiệu). Bằng luận điểm “thương hiệu chính là đỉnh cao của sản phẩm” brand marketing là hệ thống tiếp thị toàn diện nhất hiện nay.

Chú có nói: “Brand Marketing đề cập sâu sắc hơn về khía cạnh chiến lược (strategic brand management) và quản trị thương hiệu với ý nghĩa là một chiến lược marketing tổng thể, ít nhất ở cấp độ giải pháp toàn diện 4P, hoặc cao hơn là 7P.”

Một thuật ngữ với khái niệm chiến lược marketing tổng thể, và một thuật ngữ mang ý nghĩa tư duy làm marketing dựa trên hiệu suất. Sao chúng lại được đặt bên cạnh nhau để đưa ra so sánh.
Hay tác giả và nhiều bạn đang có sự nhầm lẫn giữa việc làm Performance Marketing là chạy ads, là đổ tiền để làm quảng cáo.

Hay các bạn nghĩ là chiến lược thương hiệu thì chúng ta làm tù mù, không dựa vào số liệu, hiệu suất các hoạt động triển khai Marketing cộng đồng mà cứ làm vậy thôi.

Nếu vẫn còn nghĩ như vậy thì hãy đọc ngay bài này từ Brand Camp nhé!

Định nghĩa Performance Marketing là gì? Vì sao lại cần đến thế!

Kết luận

Bản thân chúng ta không nên mang hai thuật ngữ Brand Marketing và Performance Marketing ra để so sánh. Nó cũng không phải là đường dài hay đường ngắn, cũng không phải như nhiều người vẫn nói là phải kết hợp cả hai thì nó mới hiệu quả .

Cũng chưa muốn nói đến nội dung trong hai trang sách đó nhiều cái sai, nhiều nhận định chủ quan, không nằm trong bối cảnh cụ thể để nói thì không nên kết luận như vậy.

Dẫu biết tác giả là một người có tiếng và thành công ở nhiều case study. Nhưng viết sách là một khía cạnh khác, nếu cái gì chưa rõ thì chúng ta nên tìm hiểu cho rõ rồi viết. Hoặc nếu tìm mà vẫn mù mờ thì thôi đừng viết sách kiểu này. Làm mấy cuốn sách công thức, template cho người đọc xong áp dụng luôn ấy, xôi thịt một chút lại giúp ích hơn.

Nhiều bạn bè, cũng có người làm thầy, người làm bạn bè đồng môn, anh em đi trước nhưng vẫn hiểu sai điều này và một số điều căn bản. Nhiều bạn còn không định nghĩa và hiểu nổi về khái niệm Marketing.

Cho nên, nếu được khuyên mọi người, làm gì thì làm, những kiến thức căn bản thì nên học, mọi thứ trong Marketing nó đều từ cái khái niệm, kiến thức căn bản mà ra đó.

Đọc sách và kiến thức nên chọn lọc, không phải người nổi tiếng, có nhiều thành công nói gì cũng đúng.

Nếu quan tâm đến Phần mềm CRM kinh doanh online hoặc cập nhật thêm những thông tin hay trong Trang tin NextX  cùng tìm hiểu thêm!

Nguồn Nguyễn Tâm Quang – Founder Digifox

 Bài viết liên quan: Lời bình các quan điểm về Marketing của GS.Kotler

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Hãy đánh giá bài viết này