Trong lĩnh vực đầu tư, trái phiếu thường được coi là một lựa chọn an toàn và ổn định. Việc đầu tư vào trái phiếu mang lại lợi nhuận đáng tin cậy. Và ít rủi ro hơn so với nhiều loại tài sản khác. Đây cũng được xem như một biện pháp bảo vệ giá trị tài sản. Trong bối cảnh biến động của thị trường kinh tế. Bài viết này NextXPhần mềm CRM cho doanh nghiệp sẽ giới thiệu về đầu tư trái phiếu là gì và cung cấp hướng dẫn từ A đến Z về cách bắt đầu đầu tư vào trái phiếu. Đặc biệt dành cho những người mới chập chững trên con đường đầu tư này!

Đầu tư trái phiếu là gì?

trai-phieu

Xem thêm: Đầu tư cổ phiếu là gì? 5 bước đầu tư an toàn cho người mới bắt đầu

Đầu tư trái phiếu là quá trình mua vào các giấy nợ được phát hành bởi doanh nghiệp, chính phủ, hoặc các tổ chức tài chính khác. Với cam kết trả lãi suất theo một tỷ lệ cố định trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi cổ đông cổ phiếu sở hữu một phần của doanh nghiệp. Nhà đầu tư trái phiếu thực sự là người cho vay tiền cho doanh nghiệp hoặc chính phủ.

Theo Luật Chứng khoán 2019 (khoản 3 điều 4), trái phiếu được định nghĩa là chứng khoán chứng nhận quyền nợ của nhà phát hành đối với người mua trái phiếu.

Đầu tư trái phiếu thường được xem là một lựa chọn an toàn hơn so với đầu tư vào cổ phiếu. Do tính ổn định và dòng tiền lãi suất đều đặn mà nó mang lại. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần phải đánh giá rủi ro và hiểu rõ về tình hình tài chính của người phát hành trái phiếu trước khi quyết định đầu tư.

Bản chất của trái phiếu

Trái phiếu thực chất là một chứng nhận nghĩa vụ nợ, nghĩa là người mua trái phiếu (nhà đầu tư) cho vay tiền cho người phát hành (doanh nghiệp hoặc chính phủ) trong một khoảng thời gian cụ định với điều kiện nhận được lãi suất.

Mệnh giá là giá trị ban đầu của trái phiếu mà người phát hành cam kết trả lại khi trái phiếu đáo hạn. Tuy nhiên, trên thị trường, giá trái phiếu có thể biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thị trường lãi suất, tình hình kinh tế, và đánh giá của thị trường về rủi ro của người phát hành.

Tính chất của người phát hành trái phiếu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của trái phiếu. Các tổ chức tín dụng như Moody’s hoặc Standard & Poor’s cung cấp xếp hạng tín dụng để đánh giá khả năng của người phát hành trả nợ.

Được ưu tiên thanh toán trước nếu công ty phát hành trái phiếu phá sản hoặc giải thể

Các loại trái phiếu

Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra:

NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS,  phần mềm quản lý telesale,… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty.

Một số loại trái phiếu phổ biến

Trái phiếu, là một hình thức đầu tư đa dạng. Được phân loại dựa trên một loạt các yếu tố quan trọng như thời hạn phát hành, lãi suất, tín dụng, và mục đích sử dụng. Dưới đây là mô tả về một số loại trái phiếu phổ biến:

  • Trái phiếu chính phủ: Được phát hành bởi chính phủ. Loại trái phiếu này có tính thanh khoản cao và rủi ro thấp. Thường được coi là một trong những loại trái phiếu an toàn nhất do sự ổn định của chính phủ trong việc trả nợ.
  • Trái phiếu doanh nghiệp: Được phát hành bởi các doanh nghiệp. Có nhiều biến thể như trái phiếu cố định, trái phiếu thay đổi lãi suất, trái phiếu có quyền mua cổ phiếu, và trái phiếu vốn tái tạo. Mỗi loại mang theo tính thanh khoản và mức rủi ro khác nhau. Tùy thuộc vào tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành.
  • Trái phiếu ngân hàng: Được phát hành bởi các ngân hàng. Loại trái phiếu này thường có tính thanh khoản cao. Nhưng lãi suất thường thấp hơn so với trái phiếu chính phủ hoặc doanh nghiệp. Đây thường là sự lựa chọn cho những nhà đầu tư tìm kiếm tính ổn định và khả năng trả nợ tốt.

chinh-phu

Xem thêm: 6 Cách xác định thời điểm để mua cổ phiếu với hiệu suất tốt nhất

Trái phiếu chủ thể phát hành

3 loại trái phiếu này được phân loại theo chủ thể phát hành. Ngoài ra còn có nhiều loại trái phiếu và cách phân loại khác như:

Phân loại trái phiếu theo thời hạn:

Trái phiếu ngắn hạn: có thời hạn từ 1 năm trở xuống.

Trái phiếu dài hạn: có thời hạn từ 1 năm trở lên.

Phân loại trái phiếu theo lãi suất:

Trái phiếu có lãi cố định: lãi suất được xác định từ trước và không thay đổi trong suốt thời gian sở hữu trái phiếu.

Trái phiếu có lãi biến động: lãi suất được điều chỉnh theo thị trường và các yếu tố kinh tế khác.

Phân loại trái phiếu theo cơ chế trả lãi:

Trái phiếu trả lãi định kỳ: trả lãi định kỳ theo một khoảng thời gian nhất định.

Trái phiếu không trả lãi định kỳ: không trả lãi định kỳ mà trả toàn bộ lãi và vốn tại ngày đáo hạn……

Tại sao nên đầu tư trái phiếu

Ưu điểm

Thu nhập đều đặn: Một trong những ưu điểm lớn nhất của đầu tư vào trái phiếu là khả năng nhận được lãi suất đều đặn. Nhà đầu tư nhận được lợi tức từ trái phiếu theo chu kỳ cố định, cung cấp nguồn thu nhập ổn định.

An toàn và bảo vệ ốn: Trái phiếu thường được coi là đầu tư an toàn hơn so với cổ phiếu. Với cam kết trả lãi suất và trả vốn đến hạn. Nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro và bảo vệ vốn đầu tư của mình.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Đầu tư vào trái phiếu là một cách để đa dạng hóa danh mục đầu tư của nhà đầu tư. Giúp giảm thiểu rủi ro cho danh mục đầu tư của họ.

Tính Dễ Quản Lý: Đầu tư vào trái phiếu thường đòi hỏi ít sự quản lý hơn so với cổ phiếu. Việc theo dõi và duy trì portoflio trái phiếu thường ít phức tạp hơn, điều này đặc biệt thuận tiện cho nhà đầu tư muốn giảm bớt thời gian và công sức đầu tư.

Lựa Chọn Đa Dạng: Có nhiều loại trái phiếu khác nhau. Từ trái phiếu chính phủ đến trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu giao dịch. Cung cấp cho nhà đầu tư nhiều lựa chọn để phù hợp với mục tiêu đầu tư và mức độ rủi ro mong muốn.

trai-phieu

Xem thêm: Cổ phiếu và trái phiếu khác nhau như thế nào?

Nhược điểm

Lợi suất thấp hơn: So với cổ phiếu và một số loại đầu tư có rủi ro cao hơn. Lợi suất từ trái phiếu thường thấp hơn. Điều này có thể là một thách thức đối với những nhà đầu tư đang tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.

Rủi ro tín dụng: Trái phiếu có nguy cơ tín dụng. Đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp. Nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành trái phiếu trở nên không ổn định. Có khả năng họ sẽ không thể trả lãi suất hoặc vốn đến hạn.

Rủi ro tăng lên khi lãi suất ăng: Khi lãi suất trên thị trường tăng. Giá trị thị trường của trái phiếu giảm. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản và lợi tức cho những người nắm giữ trái phiếu trước đó.

Những lợi ích và rủi ro của việc đầu tư vào trái phiếu. Đều phụ thuộc vào bối cảnh thị trường và khả năng phân tích của nhà đầu tư. Để thực hiện đầu tư vào trái phiếu một cách hiệu quả. Việc nắm vững thông tin về doanh nghiệp hoặc chính phủ phát hành trái phiếu là quan trọng.

Cách mua trái phiếu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, có những địa điểm an toàn và phổ biến để mua trái phiếu, bao gồm:

  • Mua trực tiếp từ ngân hàng hoặc công ty phát hành trái phiếu: Đây là lựa chọn phổ biến nhất và an toàn nhất cho những người muốn đầu tư vào trái phiếu. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với ngân hàng hoặc công ty phát hành. Để được tư vấn chi tiết về sản phẩm và quy trình mua bán.
  • Mua qua sàn giao dịch chứng khoán: Một số trái phiếu có thể được giao dịch trên các sàn chứng khoán như HNX hoặc HOSE. Nhà đầu tư có thể sử dụng dịch vụ của môi giới chứng khoán hoặc tự mua trực tiếp trên sàn. Điều này mang lại sự linh hoạt và khả năng theo dõi giá trị thị trường trực tiếp.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp có thể tự bán trái phiếu. Và có những trái phiếu được niêm yết giá trên sàn chứng khoán. Do đó, sau khi xác định được loại trái phiếu mong muốn. Quý nhà đầu tư nên liên hệ trực tiếp với công ty phát hành. Để được hướng dẫn về địa điểm mua tốt nhất và cập nhật về thị trường trái phiếu. Điều này giúp đảm bảo sự hiểu biết rõ ràng và tự tin trong quá trình đầu tư.

trai-phieu

Xem thêm: Cảnh báo những rủi ro trái phiếu doanh nghiệp mà nhà đầu tư cần biết

Những tiêu chí lựa chọn trái phiếu

Để chọn lựa trái phiếu phù hợp, việc đánh giá các tiêu chí sau đây là quan trọng:

Uy tín của tổ chức phát hành: Uy tín của tổ chức phát hành trái phiếu là một trong những yếu tố quyết định tính an toàn của đầu tư. Việc nghiên cứu về quá trình hoạt động, doanh thu, lợi nhuận. Và khả năng trả lãi của công ty phát hành trái phiếu sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông tin và cân nhắc.

Điều khoản phát hành trái phiếu: Các điều khoản như mức lãi suất, thời hạn, mệnh giá, tần suất trả lãi. Và điều kiện mua lại trái phiếu đều ảnh hưởng đến hiệu suất. Và tính phù hợp của trái phiếu với mục tiêu đầu tư của bạn. Việc xem xét cẩn thận các điều khoản này là quan trọng để đảm bảo sự phù hợp của trái phiếu với chiến lược đầu tư của bạn.

Đơn vị hỗ trợ phát hành: Đơn vị hỗ trợ phát hành, thường là tổ chức tài chính hoặc ngân hàng trung gian. Đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quá trình phát hành. Và thanh toán diễn ra đúng cách, từ đó giảm thiểu rủi ro không mong muốn.

Ngoài ra, các yếu tố như tính thanh khoản của trái phiếu. Tỷ lệ lợi nhuận so với rủi ro, cũng như tình hình kinh tế. Chính trị và xã hội của quốc gia nên được xem xét. Sự kết hợp của những yếu tố này sẽ giúp bạn đánh giá độ an toàn và tiềm năng lợi nhuận của trái phiếu. Hỗ trợ quyết định đầu tư một cách chiến lược.

Kết luận

Việc mua và đầu tư vào trái phiếu không phải là một thách thức đáng sợ. Nếu bạn có hiểu biết đầy đủ về bản chất của loại chứng khoán này. Và làm chủ được kiến thức cơ bản khi bước chân vào thị trường tài chính. Để có cái nhìn rõ ràng và chi tiết về hoạt động của quỹ, bạn có thể tham khảo Báo cáo hoạt động Quỹ, được cập nhật hàng tháng. Đừng quên nhấn tho dõi trang tin NextX để cập nhật nhiều bài viết hay nhé.

Có thể bạn quan tâm: Seeding là gì? Những mẹo “đỉnh cao” giúp seeding thành công

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Hãy đánh giá bài viết này