Chỉ số S&P 500 được coi là chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Mỹ, phần nào phản ánh sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chỉ số S&P 500 là công cụ thường xuyên được nhắc đến trong các hoạt động tài chính, kinh doanh và đầu tư.
Vậy cụ thể S&P 500 Index là gì và biểu đồ chỉ số S&P 500 năm 2022 đang diễn biến như thế nào? Cùng tìm hiểu kiến thức cụ thể về S&P 500 qua bài viết sau đây của Phần mềm CRM NextX nhé!
Xem thêm Cổ phiếu ESOP đối với mọi doanh nghiệp – Lợi ích hay rủi ro?
Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra:
NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm giám sát nhân viên thị trường, phần mềm quản lý telesale, phần mềm tổng đài CSKH Call Center… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty.
S&P 500 là gì?
S&P 500 là chỉ số chứng khoán được dựa trên vốn hóa của 500 công ty đại chúng lớn nhất nước Mỹ. Tên đầy đủ của chỉ số này là Standard & Poor’s 500 Stock Index.
Vốn hóa của 500 cổ phiếu có trong chỉ số này chiếm tới 70% thị trường chứng khoán trong nước. S&P 500 được ra đời với mục đích cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin tổng quan về sự chuyển động chung của thị trường chứng khoán Mỹ.
Những tập đoàn quen thuộc được nhiều người biết khi nhắc tới S&P 500 có thể kể đến như Facebook, Apple, Microsoft, Amazon, AT&T, Google, General Electric, Johnson & Johnson, ….
Xem thêm: Trận chiến cạnh tranh không hồi kết giữa Apple và Samsung
Để được chọn vào danh sách của S&P 500, sẽ luôn có một hội đồng chịu trách nhiệm quyết định xem một công ty đại chúng có đáp ứng đủ điều kiện hay không.
Hội đồng sẽ tiến hành đánh giá công ty để xếp vào nhóm chỉ số S&P 500 dựa trên một số tiêu chí như sau:
- Vốn hóa thị trường đạt mức quy định (Mức này có thể được thay đổi hàng năm).
- Công ty có trụ sở ở Mỹ.
- Số lượng cổ phiếu phát hành cho công chúng (50% cổ phiếu của công ty phải do công chúng nắm giữ).
- Phải đạt số lượng cổ phiếu giao dịch hàng ngày theo quy định (tính trong 6 tháng trước khi đưa vào danh sách).
- Hiệu quả tài chính của công ty trong thời gian gần đây.
- Thời gian niêm yết giao dịch.
Cách tính giá trị của chỉ số S&P 500
Để tính giá trị của chỉ số S&P 500, người ta lấy tổng giá trị vốn hóa thị trường của 500 cổ phiếu chia cho một ước số. Mặc dù, tổng vốn hóa của 500 công ty được công bố công khai trên trang web của Standard & Poor’s, giá trị của ước số lại được giữ bí mật.
Ước số sẽ được điều chỉnh trong một số trường hợp như phát hành cổ phiếu, chia tách công ty hoặc những thay đổi về cơ cấu công ty, để đảm bảo rằng những sự kiện này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số cuối cùng.
Xem thêm: Đôi nét về cổ phiếu HAG – Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
Trên thực tế, thành phần các cổ phiếu thuộc nhóm S&P 500 không cố định mà sẽ được đánh giá định kỳ để loại bỏ hoặc thêm các cổ phiếu mới phù hợp với tiêu chí đánh giá. Thông thường, hoạt động đánh giá sẽ được tổ chức hàng quý, vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 hàng năm.
Trọng số của mỗi công ty trong S&P 500 Index sẽ được tính bằng cách lấy vốn hóa thị trường của công ty đó chia cho tổng vốn hóa thị trường của các công ty thuộc chỉ số.
Công thức tính:
Trọng số = (Vốn hóa thị trường của công ty thành phần)/(Tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty trong nhóm S&P 500)
Ví dụ: nếu công ty Microsoft có vốn hóa thị trường là 802 tỷ USD, trong khi đó Adobe có vốn hóa thị trường chỉ là 110 tỷ USD. Tổng vốn hóa thị trường của tất cả các công ty trong S&P 500 là 23,3 nghìn tỷ USD. Tính toán theo công thức ở trên thì có thể thấy trọng số của Microsoft sẽ là 3,4% còn Adobe chỉ có 0,5%.
Qua đó có thể dễ dàng thấy rằng các công ty có vốn hóa thị trường lớn sẽ có tác động mạnh đến S&P 500 Index.
Sau đợt đánh giá tháng 6 vừa qua, cơ cấu các ngành trong S&P 500 lần lượt là Công nghệ thông tin (26,8%), Chăm sóc sức khỏe (15,1%), Tài chính (10,8%), Hàng tiêu dùng không thiết yếu (10,5%), Dịch vụ truyền thông (8,9%), Công nghiệp (7,8%), Hàng tiêu dùng thiết yếu (7,0%), Năng lượng (4,4%), Dịch vụ công cộng (3,1%), Bất động sản (2,9%), Vật liệu (2,6%).
Xem thêm DIC Corp lấy tiền từ đâu đẻ mua lại 1600 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
Hiện nay, S&P 500 được đánh giá là chỉ số có tính khách quan, mang tính đại diện cho thị trường nên nhiều nhà đầu tư sử dụng làm thước đo để so sánh hiệu suất danh mục đầu tư của họ.
Nhà đầu tư nên theo dõi S&P 500 do đây là chỉ số quan trọng của thị trường chứng khoán Mỹ – cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, và phần nào phản ánh các chính sách kinh tế của quốc gia này.
3 yếu tố quan trọng nhất ảnh giá trị và đánh giá chỉ số S&P 500 bạn cần phải biết
Như trình bày ở trên có thể thấy, giá của chỉ số S&P 500 phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị của các công ty thành phần. Do đó, những yếu tố ảnh hưởng đến các công ty thành phần sẽ ảnh hưởng đến giá trị của S&P500.
Dưới đây là một số yếu tố chính tác động đến chỉ số S&P 500:
-
Chính sách của Ngân hàng Trung ương:
Các chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí vốn, điều này thường tác động trực tiếp đến mức đầu tư của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người tiêu dùng.
-
Giá cả hàng hóa:
Hàng hóa là yếu tố cơ bản quan trọng nhất tạo nên nền kinh tế toàn cầu, chi phí của hàng hóa tăng hay giảm do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ được phản ánh qua giá cổ phiếu và giá trị công ty.
- Định giá tiền tệ:
Sự biến động của tỷ giá USD sẽ tác động tới giá cả hàng hóa nội địa và xuất khẩu, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nội địa.
Các yếu tố khác:
như khủng hoảng tài chính, thiên tai, chiến dịch bầu cử và các chính sách vĩ mô khác của chính phủ Hoa Kỳ.
Có thể thấy rằng các yếu tố vĩ mô đóng vai trò rất quan trọng đối với sự biến động của S&P 500 Index. Do đó, các nhà đầu tư nên thường xuyên cập nhật các tin tức vĩ mô để có thể một phần dự đoán chiều hướng biến động của chỉ số S&P 500.
Hạn chế của chỉ số S&P 500
Một trong những hạn chế đối với chỉ số S&P 500 và các chỉ số khác là trọng số vốn hóa thị trường sẽ tăng khi cổ phiếu được định giá quá cao, nghĩa là tăng cao hơn so với chứng quyền cơ bản. Lúc đó, cổ phiếu thường làm tăng giá trị tổng thể hoặc giá của chỉ số.
Vốn hóa thị trường của một công ty tăng phản ảnh giá trị của cổ phiếu tăng so với giá trị cổ phiếu đang lưu hành. Do đó, các chỉ số có trọng số bằng nhau đã trở nên ngày càng phổ biến, theo đó các biến động giá cổ phiếu của mỗi công ty có tác động như nhau đến chỉ số.
Cách xây dựng chỉ số S&P 500
Vốn hóa thị trường của một công ty được tính bằng cách lấy giá cổ phiếu hiện tại rồi nhân với số cổ phiếu đang lưu hành.
Chỉ số S&P 500 chỉ sử dụng cổ phiếu thả nổi tự do, nghĩa là cổ phiếu mà công chúng có thể giao dịch. Chỉ số S&P 500 điều chỉnh vốn hóa thị trường của mỗi công ty để bù đắp cho các vấn đề liên quan đến cổ phiếu mới phát hành hoặc việc sáp nhập công ty.
Giá trị của chỉ số S&P 500 được tính bằng cách tính tổng vốn hóa thị trường đã điều chỉnh của mỗi công ty và chia kết quả cho một ước số. Ước số này thường không được tiết lộ.
Bài viết liên quan: Ngân hàng trung ương có giải pháp gì để chống lạm phát?
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |