case-study-la-gi

Hôm nay hãy cùng NextXPhần mềm quản lý bán hàng review về case study là gì, thực tế case study các bạn chắc hẳn đã nghe rất nhiều trên thực tế, đây là thuật ngữ rất quan trọng trong thời đại chuyển đổi số ngày nay. Để cập nhật thêm những thông tin hay trong Trang tin NextX  cùng tìm hiểu thêm!

Case Study hay còn gọi là Case method là phương pháp dạy học thông qua nghiên cứu trường hợp điển hình. Đây là một phương pháp nghiên cứu tình huống hay sự việc thực tế.

1. Case Study là gì?

– Case study là một nghiên cứu chuyên sâu về một hoặc nhiều chủ đề cụ thể chẳng hạn như một người, một nhóm, địa điểm, sự kiện, tổ chức hoặc hiện tượng. Trong nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế, Case study là bản tổng hợp thông tin, tình huống của một doanh nghiệp bao gồm tất cả thông tin từ khi thành lập cho đến thời điểm hiện tại, tình hình về mọi mặt như tài chính, nhân sự, marketing, công nghệ thông tin của doanh nghiệp.

CASE STUDY

Xem thêm Tại sao lại cần tư vấn chiến lược thương hiệu? Thực hư là cái gì?

– Chúng ta có 1 ví dụ: Tưởng tượng rằng bạn làm việc tại Netflix và bạn thấy số người hoạt động hàng tháng trên ứng dụng Netflix giảm. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây đó là bạn có tìm ra được nguyên nhân gây ra vấn đề này không? Bạn có thể đưa ra những đề xuất gì? Để giải đáp cho vấn đề này, trước tiên chúng ta cần chia vấn đề thành nhiều câu hỏi nhỏ liên quan đến các yếu tố như tác động của số lượng [Impact size]: số lượng người dùng giảm là bao nhiêu; độ tuổi [Demographic], nền tảng [platform] ghi nhận sự giảm sút đáng kể của người dùng( IOS hay Android),… Sau đó, sử dụng dữ liệu để trả lời các câu hỏi đó.

2. Ảnh hưởng của Case Study

a. Lợi ích:

– Nâng cao độ chính xác và tính thực tiễn của các môn học: cho phép người học dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả và nhớ lâu. Từ đó có thể chủ động phân tích cách tình huống hay sáng tạo ra và giải quyết các tình huống đó dựa trên lý thuyết mà họ đã tiếp thu được

– Nâng cao các kỹ năng mềm cần thiết: Khi giải case study người làm cần có hệ thống tư duy, kiến vững chắc và biết áp dụng các kỹ năng mềm của một chiến lược gia. Do đó, case study được sử dụng rất nhiều trong quá trình tuyển dụng của các tập đoàn lớn như ACCA và CFA. Case study sẽ giúp lọc và tìm được các ứng viên sáng giá nhất cho tập đoàn.

CASE STUDY

Xem thêm 5 bước phân tích và xác định khách hàng mục tiêu chuẩn

b. Hạn chế:

– Phương pháp này không được xây dựng rõ ràng, không có tính khái quát cao và kết quả nghiên cứu chỉ dừng lại ở dạng dữ liệu tính, gây không ít khó khăn trong việc tìm hiểu vấn đề.

Hiện nay, các cuộc thi giải Case rất phổ biến đặc biệt trong các trường đại học như cuộc thi Ứng viên tài năng do CLB Nguồn nhân lực HN HRC tổ chức hay bản lĩnh Marketer được tổ chức bởi CLB Marketing trường Đại học Ngoại Thương,…. Các loại cuộc thi giải quyết tình huống doanh nghiệp như Comprehensive strategy case, Marketing case, Finance case, and Data analysis case,.. Để ghi không bỏ lỡ các cuộc thi ấy các bạn hãy theo dõi trang Facebook chính thức của các trường đại học để biết thêm nhiều thông tin hơn!

3. Phân tích case study (Research)

Trong marketing nói riêng và các lĩnh vực khác như kinh doanh hay kinh tế nói chung, case study ngày càng trở nên phổ biến. Mang tính thực tiễn, ứng dụng cao với các tình huống, vấn đề sát với lý thuyết, case study là một công cụ cực kì hữu dụng với mỗi người làm Marketing.

3.1. Phân tích case study như nào là chuẩn?

Ở bước đầu tiên, chúng ta sẽ phải nghiên cứu về nhãn hàng/công ty được nhắc đến trong case study. Bạn có thể dựa vào một số câu hỏi gợi ý sau để đưa ra hướng phân tích cho phù hợp:

Nhãn hàng hay sản phẩm đó là ai?
Lĩnh vực kinh doanh của họ là gì?
Thương hiệu đó có độ nhận diện cao/thấp/trung bình cụ thể ra sao?
Sản phẩm của thương hiệu đó có đặc điểm thế nào, có điểm gì đặc biệt so với các đối thủ khác trên thị trường?
Vấn đề họ cần giải quyết là gì?
Bằng cách đặt ra các câu hỏi và tìm câu trả lời cho chúng, chúng ta sẽ có được một cái nhìn rõ ràng hơn về thương hiệu mà đang được phân tích. Từ đó mới có được những đánh giá và bài học chuẩn xác từ case study.

3.2. Phân khúc thị trường (Segmentatation)

Sau khi đã nghiên cứu được vấn đề, chúng ta sẽ đi đến bước phân khúc thị trường.

Trước hết hãy nói qua một chút khái niệm về phân khúc thị trường. Phân khúc thị trường là sự phân chia thị trường thành các phân nhóm nhỏ hơn dựa trên các đặc điểm về nhân chủng học, xã hội học, kinh tế,…

Chẳng hạn, khi phân khúc thị trường dựa trên thu nhập của người tiêu dùng, chúng ta có thể chia thị trường thành 3 phân khúc:

Thu nhập cao
Thu nhập trung bình
Thu nhập thấp
Nếu phân loại theo tuổi tác, hoặc nghề nghiệp thì thị trường lại có thể phân ra thành các phân khúc:

Người dưới độ tuổi lao động
Trong độ tuổi lao động
Quá tuổi lao động
Nhân viên văn phòng
Freelancer

Phân tích cách nhãn hàng phân khúc thị trường khi phân tích case study sẽ giúp chúng ta nhận ra cách nhãn hiệu lựa chọn yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh của họ. Không phải nhãn hàng nào cũng đưa vào tất cả các yếu tố khi phân đoạn thị trường, và có những yếu tố quan trọng với nhãn hiệu này, nhưng lại chẳng quan trong với nhãn hiệu khác. (Ví dụ: Khi phân khúc thị trường để marketing cho Sản phẩm rượu cao cấp, nhãn hiệu sẽ không quan tâm lắm đến khu vực địa lý của người tiêu dùng. Nhưng sản phẩm trang phục chẳng hạn, khu vực địa lý lại là yếu tố cần được chú ý).

3.2. Khách hàng mục tiêu (Targeting)

Ở bước này, chúng ta sẽ phân tích đối tượng mà chiến dịch trực tiếp nhắm đến. Và tại sao lại lựa chọn đối tượng đó? Bước này sẽ giúp chúng ta hiểu được rằng, các bước đi của nhãn hàng trong chiến dịch đều có lý do. Và lý do đó ở đây là chính là dựa trên nhóm khách hàng mục tiêu này.

Nhóm khách hàng mục tiêu (targeted customers) được hiểu là nhóm khách hàng mà nhãn hiệu lựa chọn để truyền đạt thông điệp thông qua campaign chạy quảng cáo. Họ được lựa chọn với những đặc điểm nhất định từ các phân khúc khách hàng từ phần segmentatation. Ở phần phân tích khách hàng mục tiêu khi phân tích case study, bạn cần quan tâm đến cách thực hiện quảng cáo, cách thực hiện chiến dịch đã phù hợp với đối tượng khách hàng chưa? Khi khách hàng đọc được nó có gây được tác động như mong muốn không?

3.3. Định vị thương hiệu (Positioning)

Sau khi chiến dịch hoàn thành, họ đã thu về kết quả như thế nào? Định vị của nhãn hàng trong tâm trí khách hàng ra sao, có thay đổi gì không? Hoặc chiến dịch đã tác động đến nhận thức xã hội như thế nào? Khi phân tích các kết quả thu được từ campaign, người đọc có thể nhận ra liệu campaign đó thành công hay thất bại? Thành công về mặt doanh thu, về thương hiệu hay chỉ viral chung chung mà không liên quan đến thương hiệu.

8 bước triển khai một Case study hiệu quả nhất hiện nay

case-study-la-gi-2

Xem thêm Quản lý chiến dịch Marketing trên phần mềm CRM

1. Xác định đối tượng mục tiêu

Đầu tiên, bạn phải xác định Case Study sẽ viết về ai và dành cho ai. Nếu viết về chính công ty, bạn cần xin phép cấp trên để lấy số liệu, không được tự tiện dùng dữ liệu khi chưa cho phép. Nếu bạn viết về khách hàng thì cần xem xét câu chuyện, trường hợp của họ có đem lại nhiều bài học hay không và sau đó là liên hệ với đại diện khách hàng.

2. Nhận sự đồng ý của khách hàng

Nếu đã xác định viết Case Study về khách hàng, bạn cần viết email hoặc gặp trực tiếp để xin sự đồng ý từ họ. Đồng thời nêu rõ những cam kết, lợi ích mà khách hàng có thể nhận được thông qua việc triển khai Case Study rộng rãi.

3. Xây dựng và gửi bảng câu hỏi sơ bộ cho khách

Bạn cần dựa vào mục đích của Case Study để xây dựng sườn bảng câu hỏi sơ bộ. Điều này nhằm đào sâu những vấn đề khách hàng đã gặp phải và cách đối phó, phương pháp hiệu quả để vượt qua khó khăn đó. Sau đó, bạn cần gửi trước cho khách hàng để họ có thời gian suy nghĩ và chuẩn bị câu trả lời.

4. Đặt lịch phỏng vấn

Bạn nên liên hệ sớm để khách hàng có thời gian sắp xếp, chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Sau khi xác định ngày gặp thì bạn cần lựa chọn hình thức phỏng vấn phù hợp. Tốt nhất, bạn nên gặp mặt trực tiếp để dễ trao đổi với khách hàng các nội dung quan trọng. Bên cạnh đó bạn cũng có thể lựa chọn phỏng vấn online qua Zoom, Google Meet hoặc qua điện thoại nếu không thuận tiện gặp trực tiếp.

5. Hoàn thiện Case Study

Trong quá trình phỏng vấn người cung cấp thông tin, bạn cần phải ghi chép hoặc ghi âm một cách cẩn thận. Sau đó, tổng hợp tất cả dữ liệu từ nghiên cứu tại bàn và phỏng vấn để lọc ra các thông tin cần thiết, hữu ích nhất cho Case Study.

Các phần cần có trong một Case Study là: mở đầu, tóm tắt, giới thiệu đối tượng trong case. Ở phần chính, bạn cần nêu rõ vấn đề, quá trình giải quyết vấn đề, kết quả cuối cùng và câu hỏi thảo luận.

6. Quảng bá cho Case Study

Sau khi hoàn thành Case Study, bạn cần gửi cho cấp trên và khách hàng duyệt qua. Tiếp đến là lên kế hoạch quảng bá Case Study của mình, chia sẻ trên các nền tảng khác nhau. Bạn có thể xây dựng một trang web quản lý tất cả Case Study và Testimonial, Email Campaign hoặc tạo chiến dịch trên mạng xã hội.

Xem them Top 11 kỹ năng xây dựng kế hoạch Marketing hiệu quả

Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra:  

NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm giám sát nhân viên thị trường, phần mềm quản lý telesale, phần mềm tổng đài CSKH Call Center… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty. 

7. Đo lường Case Study

Việc đo lường lại các chiến dịch về Case Study thực sự quan trọng để đem lại kinh nghiệm và sự trải nghiệm cho người làm Case Study hoặc đơn giản để tối ưu lại các Case Study khác nhau

8. Đưa chuyển đổi số vào mỗi hoạt động Case Study cụ thể

Ngày nay chuyển đổi số, đưa các tiến bộ khoa học công nghệ vào ngóc ngách của Case Study là một chiến lược sống còn, hiện tại có rất nhiều phần mềm trên thị trường có thể làm được việc này như NextX CRM, Salesforce, Hubspot…

ỨNG DỤNG CỦA CASE STUDY VÀO THỰC TẾ

Mỗi vấn đề đặt ra sẽ gồm nhiều Case study nhỏ liên quan.  Các nghiên cứu Case study điển hình trước đây là phương pháp hiệu quả để tạo ra các giả thuyết và lý thuyết. Điển hình như thuyết tiến hóa của Darwin, thuyết kinh tế của Douglass North,…Hiện nay, Case study ứng dụng rộng rãi hơn nhất là trong lĩnh vực marketing và kinh doanh. Đây được đánh giá là phương pháp hiệu quả cho sinh viên phát triển nền tảng kiến thức bằng các tình huống có thật trên bối cảnh thực tế.

Case study và marketing

Marketing xu hướng cá nhân hóa đang ngày càng phát huy hiệu quả của nó. Người làm marketing và kinh doanh có thể vận dụng Case study cho các chiến lược của mình. Quy trình như sau:

  1. Thành lập các trang web Case study riêng của cá nhân, đơn vị và đảm bảo khách hàng dễ dàng tìm thấy chúng.
    Trình bày một case – tình huống kinh doanh có thật trên trang web để khách hàng hiểu hơn về đơn vị. Đăng các báo giá, các hợp đồng dịch vụ, lời chứng thực của khách hàng.
  2. Sử dụng call to action – CTA hoặc pop up để liên kết một cách hợp lý, tế nhị đến các sản phẩm hoặc bài viết liên quan khác của bạn. Khéo léo lồng ghép các cách Case study vào chiến dịch marketing hiệu quả
  3. Viết bài đăng về các case xác định với nội dung chính về những khó khăn và sự quan tâm của khách hàng; không nên quá tập trung vào các sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
  4. Tạo video từ các case đem lại hiệu quả truyền đạt mạnh mẽ hơn. Người dùng hiện nay có hứng thú với việc xem video hơn là đọc một bài phân tích.
  5. Chia sẻ các nghiên cứu điển hình liên quan đến case lên mạng xã hội với tiêu đề thu hút sự quan tâm của người dùng.
    Khi bạn đã có một danh sách khách hàng chi tiết theo phân ngành, hãy gửi email Case study trên cơ sở dữ liệu của bạn. Case study cho email marketing hỗ trợ đắc lực trong tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, nuôi dưỡng khách hàng hiện hành và tương tác với khách hàng cũ.
  6. Trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề của người mua hàng cho đội ngũ bán hàng trên nền tảng hiểu biết về các tính năng và lợi ích của sản phẩm. Người bán hàng trước khi tìm đến nhà cung cấp đã có quá trình tìm hiểu 70 – 90% vấn đề của bản thân khi muốn mua một sản phẩm. Họ đã có hiểu biết rất nhiều nên việc đội ngũ bán hàng cần làm nắm bắt nhu cầu và thuyết phục người mua.
  7. Sử dụng Case study vào đào tạo nhân viên mới
  8. Tạo các case dưới hình thức slide và chia sẻ. Nó dễ đọc hơn so với bài viết và đỡ chi phí hơn so với làm video.
    Các Case study là những câu chuyện không bao giờ lỗi theo thời gian. Tạo một nguồn CS để có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau cho cùng phân ngành trong công ty: đào tạo nhân viên, đăng website, mạng xã hội,…

Case Study học thuật cho sinh viên

Đối với sinh viên, việc tìm kiếm Case study không dễ dàng vì nguồn cung cấp không rõ ràng. Hầu như không có trang web nào đăng tải CS phân chia theo lĩnh vực.

  1. Xác định lĩnh vực cần tìm kiếm Case study
  2. Xác định phân nhóm trong lĩnh vực case
  3. Xác định chuyên mục nhỏ trong phân nhóm của case
  4. Tìm kiếm case với tiêu đề ngắn gọn và thêm tên các trang báo điện tử tin cậy
  5. Tìm kiếm thêm các thông tin khác của case tìm được bằng cách gõ tiêu đề case + chi tiết mấu chốt trong case

Trao đổi các case với nhau là phương pháp giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm và sở hữu lượng case phong phú hơn. Các case hiếm và thú vị không nằm trên tìm kiếm chung của Google mà trong các website và blog của người, tổ chức nổi tiếng.
Lập một file lưu lại, tổng hợp thông tin tìm được và nguồn dữ liệu

Bài viết liên quan  Những thay đổi của nhân viên sau khi áp dụng KPI vào doanh nghiệp

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Hãy đánh giá bài viết này