Trong thế giới tài chính hiện đại, nghề môi giới tài chính (Broker) đóng vai trò vô cùng quan trọng, là cầu nối giữa nhà đầu tư và thị trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về công việc này và những bí mật đằng sau nó. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi “Broker là gì?” và khám phá những điều thú vị về nghề môi giới tài chính mà có thể bạn chưa biết. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của Broker, các kỹ năng cần thiết, quy trình làm việc, cũng như những thách thức và cơ hội trong nghề. Hãy cùng NextX-Phần mềm quản lý kinh doanh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
I. Sơ lược về Broker
1. Khái niệm Broker là gì?
Broker, hay còn gọi là nhà môi giới, là người hoặc công ty đóng vai trò trung gian kết nối hai hoặc nhiều bên trong một giao dịch và nhận được một khoản hoa hồng khi giao dịch được thực hiện. Họ giúp thu hẹp khoảng cách giữa người mua và người bán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản.
Xem thêm: Quản lý môi giới sales dễ dàng hơn với giải pháp CRM cho kinh doanh nhà đất
2. Vai trò của Broker
- Tư vấn và cung cấp thông tin
Broker có nhiệm vụ tư vấn và cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng quan tâm. Họ phải hiểu rõ về thị trường, sản phẩm và những điều kiện kèm theo giúp khách hàng đưa ra quyết định chính xác nhất.
- Kết nối người mua và người bán
Broker sở hữu mạng lưới khách hàng tiềm năng rộng lớn, bao gồm cả người mua và người bán. Họ thu thập thông tin về nhu cầu, mong muốn và sở thích của từng khách hàng để dễ dàng kết nối các bên phù hợp với nhau. Broker thường xây dựng mối quan hệ với các nhà môi giới khác, đại lý,… Nhờ vậy, họ có thể mở rộng mạng lưới kết nối và tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
- Đại diện cho khách hàng
Broker hoạt động là bên trung gian được người bán hoặc người mua ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa hay dịch vụ. Broker không tham gia vào việc thực hiện hợp đồng trừ trường hợp được ủy quyền. Họ đàm phán, thỏa thuận và thực hiện các thủ tục pháp lý thay mặt cho khách hàng để đảm bảo giao dịch diễn ra suôn sẻ và có lợi nhất.
3. Phân loại Broker
- Nhà môi giới chứng khoán (Stock Broker): Giúp khách hàng mua bán cổ phiếu. Tư vấn đầu tư, quản lý tài sản, cung cấp thông tin thị trường. Thường thu phí hoa hồng trên mỗi giao dịch.
- Nhà môi giới hàng hóa (Commodity Broker): Giúp khách hàng mua và bán các hợp đồng tương lai về hàng hóa như dầu, vàng, nông sản. Tư vấn đầu tư, phân tích thị trường hàng hóa. Phí hoa hồng thường được thu trên mỗi giao dịch hoặc phí quản lý tài khoản.
- Nhà môi giới bất động sản (Real Estate Broker): Giúp khách hàng mua, bán, hoặc cho thuê bất động sản. Broker tư vấn thị trường bất động sản, hỗ trợ thủ tục pháp lý. Phí hoa hồng thường dựa trên giá trị giao dịch bất động sản.
- Nhà môi giới độc lập (Independent Broker): Hoạt động độc lập, không bị ràng buộc bởi bất kỳ công ty nào. Dịch vụ đa dạng, có thể bao gồm nhiều loại hình môi giới khác nhau. Chi phí dịch vụ tùy thuộc vào dịch vụ cung cấp.
II. Lợi ích và thách thức của nghề môi giới tài chính
1. Lợi ích
- Tiềm năng thu nhập không giới hạn. Hầu hết các nhà môi giới chỉ bị giới hạn bởi mong muốn tiếp nhận nhiều khách hàng và nhiều công việc hơn. Thu nhập của họ dựa trên số lượng doanh nghiệp mà họ tiếp nhận và doanh thu của họ tạo ra hàng năng dưới dạng hoa hồng hoặc phí. Mức hoa hồng nhiều hay ít còn tùy vào khả năng của họ.
- Mở rộng mối quan hệ của họ thông qua việc gặp gỡ và làm việc với nhiều khách hàng, đối tác. Điều này làm tăng cơ hội kinh doanh và đầu tư từ các mối quan hệ.
- Lịch trình làm việc linh hoạt không bị ràng buộc bởi giờ làm cố định. Họ có thể sắp xếp các cuộc họp với khách hàng theo lịch cá nhân của họ và theo thời gian. Có thể chọn làm việc ít hơn 40 giờ mỗi tuần.
Xem thêm: Lợi ích vượt trội của phần mềm CRM quản lý môi giới
2. Thách thức của Broker
- Thị trường môi giới có nhiều đối thủ cạnh tranh, đòi hỏi các Brokers không ngừng nâng cao kỹ năng và dịch vụ. Phải cung cấp dịch vụ xuất sắc để duy trì và mở rộng cơ sở khách hàng.
- Áp lực kinh doanh do phải đạt doanh số định kỳ để duy trì công việc và thu nhập. Đôi khi có thể phải là việc ngoài giờ để kịp tiến độ và phục vụ khách hàng.
- Yêu cầu kỹ năng cao, kiến thức chuyên sâu về thị trường, tài sản và các quy định pháp lý. Hiểu biết về xu hướng thị trường và khả năng dự đoán sự biến động của thị trường. Phải có kỹ năng đàm phán tốt để đạt được các điều khoản có lợi cho khách hàng.
- Rủi ro tài chính do thị trường luôn biến động. Do đó các nhà môi giới tài chính cần cẩn thận khi tư vấn cho khách hàng để tránh những rủi ro không đáng có.
III. Bí mật về nghề môi giới tài chính
1. Sự cạnh tranh khốc liệt
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có khoảng 300.000 nhà môi giới hành nghề. Chính sự cạnh tranh cao này đòi hỏi các nhà môi giới phải có kỹ năng tạo niềm tin với khách hàng, thấu hiểu tâm lý. Thuyết phục họ ra quyết định xuống tiền cho dự án. Tuy vậy, với các dự án có giá trị cao, thường việc chốt dự án với nhà môi giới là rất khó khăn. Chính điều này vô tình tạo áp lực chung với người làm nghề môi giới. Bên cạnh khó khăn đó còn có sự cạnh tranh về chiết khấu hoa hồng, giật khách.
Với tâm sự của anh Minh Thành chuyên gia trong ngành môi giới BĐS cho biết: “Nhớ nhất là giao dịch dự án Green Field Bình Thạnh, khi đang hào hứng chốt dự án với số tiền 3 tỷ 200 triệu đồng nhưng bất ngờ bị từ chối vì môi giới khác đã chiết khấu 15 triệu đồng cho khách với giá là 3 tỷ 175 đồng”. Điều này cho thấy được mức cạnh tranh trong nghề Broker là khốc liệt như thế nào.
2. Rủi ro về đạo đức
Một số môi giới thiếu đạo đức sử dụng những mánh khóe lừa đảo để dụ dỗ khách hàng. Ví dụ như hứa hẹn lợi nhuận cao bất thường, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm/dịch vụ hoặc tạo ra “cơn sốt” ảo để thúc đẩy giao dịch. Việc thao túng thị trường bằng cách tung tin giả mạo hoặc tạo giao dịch ảo cũng có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư và bóp méo giá trị thực của thị trường.
3. Áp lực từ khách hàng
Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và internet, khách hàng giờ đây có thể dễ dàng tiếp cận thông tin và internet. Khách hàng dễ dàng tiếp cận với nhiều thông tin về thị trường, sản phẩm và dịch vụ. Do đó, họ thường có kỳ vọng rất cao về lợi nhuận, tạo áp lực lớn của môi giới phải tìm kiếm các cơ hội đầu tư tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số khách hàng không có đầy đủ thông tin và hiểu biết về thị trường dẫn đến việc họ đưa ra những yêu cầu không thực tế. Điều này gây khó khăn trong việc tư vấn và thuyết phục khách hàng.
4. Sự đào thải liên tục
Thông thường, những môi giới không bán được hàng trong 1 quý sẽ được hỗ trợ thêm nghiệp vụ, không bán được hàng trong 2 quý vẫn ở nhóm thử thách thêm. Nhưng nếu không bán được hàng trong 3 quý, nhân viên môi giới sẽ được khuyến khích rút lui để tìm cơ hội ở ngành nghề khác phù hợp hơn. Tỷ lệ đào thải môi giới bất động sản năm 2021 chạm mức tuyển 10 loại 7. Trung bình 3-6 tháng tuyển 10 người khả năng đào thải 7 người. Trong đó chủ động bỏ cuộc chiếm 50%.
IV. Kết luận
Nghề môi giới tài chính, mặc dù ẩn chứa nhiều thách thức và áp lực, lại mang đến vô số cơ hội và lợi ích đáng kể cho những ai đủ kiên nhẫn và đam mê theo đuổi. Từ việc tư vấn đầu tư, thực hiện giao dịch cho đến xây dựng mối quan hệ khách hàng, Broker không chỉ là người hỗ trợ mà còn là đối tác tin cậy giúp khách hàng đạt được mục tiêu tài chính của mình. Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ hơn về nghề môi giới tài chính cũng như những bí mật về ngành nghề này. Hãy theo dõi Trang tin – NextX để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nha.
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |