Báo chí Việt Nam đang chịu tác động từ tầm nhìn chuyển đổi số quốc gia với áp lực rằng nếu không bắt kịp yêu cầu này sẽ trở thành nhân tố cản trở sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, vì công nghệ thay đổi quá nhanh, chúng ta phải đối mặt với Tech Angst (nỗi sợ công nghệ) và FOMO (nỗi sợ hãi bị công nghệ bỏ qua), dẫn đến không biết nên bắt đầu từ đâu, ứng dụng công nghệ nào mới phù hợp. Vậy nên ông Lê Quốc Vinh đã đưa ra quan điểm của bản thân để nhìn nhận những vấn đề mà các tờ báo lớn đang gặp phải và đưa ra giải pháp cụ thể. Cùng NextX – phần mềm quản lý kinh doanh tìm hiểu, để cập nhật thêm những thông tin hay trong Trang tin NextX cùng tìm hiểu thêm!
Xem thêm FOMO là gì? Tại sao con người bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng này?
Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra:
NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm giám sát nhân viên thị trường, phần mềm quản lý telesale, phần mềm tổng đài CSKH Call Center… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty.
Trong bài viết cho tờ Làm báo Online (Tạp chí Người Làm Báo điện tử), tôi đúc rút con đường thay đổi tư duy tiếp cận độc giả trên các nền tảng số, cũng như giải pháp kinh tế báo chí dựa trên những trải nghiệm thực tế trong suốt 20 năm thử nghiệm và thất bại. Tôi nhận ra rằng, phần lớn các cơ quan báo chí vẫn chạy theo CĐS như một phong trào số hoá các hoạt động của toà soạn, trong khi chuyển đổi con người theo tư duy số mới là mấu chốt của bài toán này. Số hoá chỉ là một giai đoạn của quá trình CĐS. Và cái đích của quá trình CĐS chính là thay đổi cái cách chúng ta đang kinh doanh báo chí hôm nay.
PHẦN 1: THÁCH THỨC TỪ CÔNG NGHỆ 4.0
Nhắc đến chuyển đổi số (CĐS) báo chí không thể không đề cập đến từ khóa đang thịnh hành: “Công nghệ 4.0”.
Sẽ khó có thể quên những ngày cõi mạng tranh cãi nhau kịch liệt về việc người dân ở đâu được ưu đãi tiêm vắc xin hơn giữa Sài Gòn và Hà Nội; hay cộng đồng so găng tranh luận đúng sai về việc các KOL làm từ thiện. Ai cũng tự cho mình quyền lên mạng internet dạy dỗ người khác, phán xét mọi vấn đề, làm điều tra qua bàn phím… Chúng ta đang đối diện với thế giới của những người sử dụng truyền thông theo một cách rất đặc biệt, không giống với thời tôi làm báo, không giống lý thuyết báo chí kinh điển được học trên ghế nhà trường. Thế giới chúng ta đang nhìn thấy được chi phối bởi công nghệ 4.0, cụm từ mà vài năm trước cứ hội họp là lại nói đến, thậm chí cả trên bàn ăn hay khi ngồi cà phê với nhau. Nhưng không mấy ai thực sự hiểu công nghiệp 4.0 cụ thể là cái gì.
Xem thêm Trận chiến cạnh tranh không hồi kết giữa Apple và Samsung
Rất dễ hình dung khi nói đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là công nghệ năng lượng hơi nước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0) là sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Cách mạng công nghiệp 3.0 là ứng dụng của điện tử, CNTT nhằm tự động hóa sản xuất. Nhưng cách mạng công nghiệp 4.0 không thể định nghĩa một cách đơn thuần như vậy. Industry 4.0 là một khái niệm cho chúng ta thấy sự bùng nổ của rất nhiều loại công nghệ tiên phong cùng lúc xuất hiện. Trong đó, liên quan trực tiếp đến lĩnh vực báo chí truyền thông có thể kể đến AI (trí tuệ nhân tạo), big data (dữ liệu lớn), machine learning (học máy), cloud computing (điện toán đám mây), và nhiều dạng công nghệ khác nữa. Sự bùng nổ này đã thay đổi tất cả những gì chúng ta đang làm một cách chóng vánh.
Ngày nay, thế giới có khoảng 30 tỷ loại thiết bị có thể kết nối với nhau, một con số trừu tượng để chỉ ra rằng có rất rất nhiều thiết bị đang được kết nối, mà quan trọng nhất là khả năng con người có thể kết nối được với nhau thông qua rất nhiều mối liên kết. Ví dụ, mỗi người có thể có hai chiếc điện thoại di động, đồng hồ thông minh, thiết bị trợ lý ảo (như Alexa của Amazone hay Siri của Apple), robot lau nhà, máy giặt có thể kết nối internet và các thiết bị khác trong gia đình. Điều chúng ta cần nhìn thấy khi làm báo, là chúng ta đang nói chuyện với những “con người kết nối” (connected people) chứ không phải độc giả đơn thuần. Những “connected people” này có khả năng kết nối với cả đại dương thông tin mênh mông, dĩ nhiên có thể trở thành những người làm báo như chúng ta, những người làm báo chí cá nhân (personal media). Họ cũng có khả năng tiếp cận thông tin, kiểm chứng thông tin và chi phối thông tin.
PHẦN 2: CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ CHUYỂN ĐỔI PHƯƠNG THỨC KINH DOANH BÁO CHÍ
Để hiểu đúng về CĐS, tôi xin trích dẫn một định nghĩa của Clint Boulton (CIO 2021): “Chuyển đổi kỹ thuật số đánh dấu sự suy nghĩ lại về cách thức một tổ chức sử dụng công nghệ, con người và quy trình để theo đuổi các mô hình kinh doanh mới và dòng doanh thu mới. Được thúc đẩy bởi những thay đổi trong kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm dịch vụ”. Ông Marc Benioff, Chủ tịch kiêm đồng Tổng Giám đốc Điều hành, Salesforce có một định nghĩa khác: “Chuyển đổi kỹ thuật số là quá trình sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để tạo mới – hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng hiện có nhằm đáp ứng các yêu cầu thay đổi của thị trường và kinh doanh”. Những định nghĩa này phù hợp với mọi ngành nghề trong chuyển đổi số, không riêng gì báo chí.
CĐS là một xu hướng không thể đảo ngược mà tất cả các cơ quan báo chí đã nói đến trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, dường như chúng ta vẫn chưa phân biệt rõ ràng giữa khái niệm Số hóa – digitalization và Chuyển đổi số – digital transformation. Nhiều người trong làng vẫn nghĩ về CĐS rất đơn giản, tương tự như những gì chúng tôi làm ở thập niên 90 cho đến bây giờ. Họ nói rằng CĐS là giảm bớt sự tập trung vào truyền thông truyền thống, đưa lên online và sử dụng các hệ thống CMS để điều tiết hoạt động và kiểm soát nội dung trong tòa soạn, sử dụng các công nghệ kết nối, quản lý khách hàng hay là công nghệ để tác nghiệp như mobile phone… Đúng, nhưng chắc là không đủ.
Chúng ta hãy nhìn lại những công nghệ tiên phong đang được ứng dụng vào báo chí. Ví dụ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) với cô Sophia – robot thông minh giống con người nhất trên thế giới hiện nay của Hanson Robotics (Hong Kong); hoặc công nghệ Augmented Reality (thực tại tăng cường) từng được sử dụng để quảng bá Disneyland ở quảng trường Times Square, New York,… Một vài tờ báo thử nghiệm robot viết báo như Washington Post. Hiện tại, robot có thể viết được những mẩu tin hoàn chỉnh kiểu fact và figures (những sự thật và số liệu) hay xào xáo dữ liệu cũ để tạo ra một bài viết mới. Gần đây, còn có công ty ứng dụng AI và công nghệ chuyển chữ viết thành giọng nói và tạo ra các đoạn tin tức truyền hình với MC ảo được nhân bản từ hình ảnh con người thật và giọng nói thật. Mặc dù vậy, robot hiện chưa thể viết những bài báo hàm chứa tư duy trừu tượng như con người.
Tất cả những gì mà chúng ta nhìn thấy, hiện hữu xung quanh, là minh chứng cho khả năng phát triển thần tốc của công nghệ số. Bên cạnh đó, sự thay đổi chóng mặt của báo chí quốc tế khiến chúng ta cảm giác là nếu không hành động, không thay đổi thì có thể bị vượt mặt và bị bỏ quên. FOMO (fear of missing out), sợ hãi bị bỏ qua trong cơn lốc công nghệ là loại tâm lý mà tôi có thể hiểu được, là thứ làm cho nhất loạt chúng ta hôm nay cùng nói về chuyển đổi số cho báo chí.
Chúng ta đang bối rối vì có quá nhiều loại công nghệ, không biết phải ứng dụng loại công nghệ nào cho công cuộc CĐS báo chí. Đầu tư vào đâu, và cần đầu tư bao nhiêu tiền? Tất nhiên, như bất cứ một người ứng dụng công nghệ trong truyền thông, marketing, tôi cho rằng sử dụng các công nghệ có sẵn là giải pháp an toàn và tiết kiệm so với xây dựng các nền tảng công nghệ riêng, đặc biệt đối với các công nghệ AI và machine learning, quản trị cơ sở dữ liệu, tạo ra trải nghiệm cá nhân, các ứng dụng hội thoại và mạng xã hội cho video và voice. Ngay cả việc dựa vào các frenemy – những kẻ thù thân thiện như Google, Apple, Facebook, YouTube,… cũng không phải là không được. Tuy nhiên, câu hỏi là bắt đầu từ đâu?
Tác giả: Lê Quốc Vinh
Xem thêm: Marketing truyền miệng ma thuật của các thương hiệu thời trang
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |